Một số nghiên cứu về mã vạch ADN ở các loài Trà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đoạn mã vạch ADN cho một số loài trà hoa vàng ở vườn quốc gia tam đảo (Trang 31 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.2 Tổng quan về mã vạch ADN

1.2.5 Một số nghiên cứu về mã vạch ADN ở các loài Trà

Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các lồi thuộc chi Trà, chia thành nhiều hướng nghiên cứu khác nhau như tìm kiếm và phân loại các loài trà dựa trên đặc điểm hình thái, nghiên cứu phân tích thành phần hợp chất trong

lá và hoa trà, nghiên cứu nhân giống và bảo tồn các lồi trà và phân tích cơ sở dữ liệu phân tử phục vụ cho phân loại và giám định. Trong số đó, các cơng trình nghiên cứu về di truyền phân tử nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Một vài cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như nghiên cứu của Singh và cộng sự sử dụng kỹ thuật lai Southern, phân biệt loài trà Camellia sinensis ở Trung Quốc với cùng loài này ở Ấn Độ và Campuchia dựa trên sự biến đổi của đoạn lặp 5S rDNA [81]; nghiên cứu của Yanglong và cộng sự với đoạn mã vạch ITS trên đối tượng 11 mẫu trà nghiên cứu.

Một vài nghiên cứu gần đây với sự trợ giúp của các công cụ tin sinh đã thu được những kết quả đáng kể trong việc nghiên cứu các dấu chuẩn phân tử ở chi Trà. Điển hình là nghiên cứu của Yang và cộng sự [94] đã xây dựng được mơ hình hồn chỉnh hệ gen lục lạp ở bảy lồi trà (hình 1.1), trong đó đề xuất 11 vùng trình tự lục lạp tiềm năng để phân tích mối quan hệ di truyền cho các lồi trà bao gồm: accD-psaI, atpF-

atpH, ccsA-nshD, clpP-psbB, ndhC-trnV, ndhF-rpl32, petD-rpoA, psbH-petB, rpl32- trnL, trnG_intron, trnS-trnG. Kết quả nghiên cứu của Huang và cộng sự trên đối

tượng 13 lồi trà cũng đã đề xuất 15 trình tự thích hợp để nghiên cứu di truyền phân tử đối với các loài chi Camellia, bổ sung thêm các trình tự psbK-psbI, trnH-psbA,

trnE-trnT, trnS-psbZ, pabA-ycf3, trnP-psaJ, ycf15-trnL so với nghiên cứu trước đấy

của Yang và cộng sự [40]. Kết quả nghiên cứu của cả hai cơng trình này đều cho thấy các vùng trình tự thích hợp để phân tích di truyền phân tử chủ yếu nằm ở vùng trình tự khơng mã hóa và vùng gen đơn bản (Single copy region) của hệ gen lục lạp các loài trà.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về số lượng các loài trà hoa vàng (sau Trung Quốc) cùng với đa dạng chi Trà phong phú, các cơng trình nghiên cứu về trà hoa vàng nói riêng và chi trà nói chung tương đối nhiều nhưng tập trung chủ yếu theo hướng phát hiện loài mới và nhân giống bảo tồn các loài trà quý hiếm này. Một vài cơng trình nghiên cứu về mã vạch ADN trên đối tượng trà hoa vàng có thể kể đến như nhân bản đoạn gen 5,8S rRNA ở loài trà vàng Petelo (Camellia

Petelotii) của tác giả Nguyễn Thị Nga và cộng sự (2003) [4], nhân bản đoạn matK

loài trà vàng Tam đảo của tác giả Hà Văn Huân và cộng sự [2]... Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu này chưa mạng lại nhiều kết quả trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu di truyền cho các lồi trà hoa vàng, cần có những nghiên cứu sâu và rộng hơn, làm tiền đề cho việc giám định các loài trà hoa vàng dựa trên phương pháp phân tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số đoạn mã vạch ADN cho một số loài trà hoa vàng ở vườn quốc gia tam đảo (Trang 31 - 34)