Kết quả tinh phổ tốc độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định tốc độ truyền sóng trong địa chấn phản xạ (Trang 32 - 35)

Nếu tại top nào đó trùng với t0 của trục đồng pha sóng có ích và vjnào đó trùng với vhdcủa sóng có ích thì phổ tại đó sẽ cực đại. Với cách làm này, chúng ta sẽ xác định được vhdcho các trục đồng pha trên băng. Trên hình (2.5.1 và (2.5.2) là hình ảnh băng địa chấn có ba trục đồng pha và hình ảnh phổ tốc độ của nó. Phương pháp này rất ổn định ngay cả khi băng địa chấn bị nhiễu mạnh.

2.6. Xác định tốc độ bằng phương pháp các điểm tương hỗ.

Phương pháp này đã được các nhà khoa học đề xuất khá sớm, từ những năm 60 thế kỷ trước. Yêu cầu của phương pháp này là phải có các cặp trục đồng pha

(biểu đồ thời khoảng) sóng phản xạ từ các điểm tương hỗ. Tương hỗ ở đây được hiểu là phát sóng (nổ) ở điểm này thu ở điểm kia và ngược lại. Thời gian tương hỗ chính là thời gian thu được ở A hoặc B (chúng bằng nhau). Để xác định m ranh giới phản xạ và vận tốc lớp, chúng ta cần m cặp trục đồng pha phản xạ từ m ranh giới ấy. Ở đây chúng ta sẽ xác định ranh giới và các tốc độ lớp từ lớp thứ 1, 2 đến lớp thứ m .

Hình 2.6. Mơ tả thuật tốn các điểm tương hỗ

Việc xây dựng ranh giới và xác định tốc độ của lớp thứ I phía dưới (i=2,3,….m) được chia làm 2 bước :

Bước 1: Xây dựng các tia sóng đi từ các điểm quan sát tương hỗ xuống đến

ranh giới Ri1có tính đến sự phản xạ, khúc xạ của chúng trên các ranh giới phân chia trung gian và xác định thời gian lan truyền của sóng dọc theo tia đó. Ví dụ như trên hình (2.5.1) ta phải xây dựng ranh giới thứ 2 bằng cặp trục đồng pha G12( tại A) và

22

G ( tại B). Từ Avà B ta sẽ có các tia đi xuống hợp với trục thằng đứng một góc i2

(tia tại A) và i2'. Các góc ló này được xác định theo biểu thức của định luật Benđôp: sin( )e v.(dt)

dl

 (2.6.1)

Có nghĩa là sin(e) bằng đạo hàm của đồ thị thời khoảng tại điểm đó. Vấn đề là xác định đạo hàm thế nào để có độ chính xác cao nhất. Có thể lấy nhiều điểm lân cận sau đó hồi qui theo đường cong parabol bậc 2. Từ đường cong này tính đạo hàm. Kết quả như vậy tính ổn hơn do có thể kéo vào tính tốn nhiều điểm trên trục đồng pha.

Bước 2: Nhiệm vụ của bước này là xác định tốc độ lớp phủ thứ I và toạ độ

điểm tương hỗ trên ranh giới thứ I đó. Các tia sóng truyền từ lớp I-1 ( đã xác định) xuống I phải tuân theo định luật phản xạ, khúc xạ và tổng thời gian chúng đi trong lớp thứ I phải chính bằng ∆t (∆t là khoảng thời gian còn lại, tức là thời gian đi từ A đến B (hoặc từ B đến A) trừ đi thời gian đã đi trong lớp phía trên là I-1) . Để giải quyết việc này người ta có thể dùng phương pháp lựa chọn để chọn được Vi thoả mãn các điều kiện đó.

Các phương pháp xác định vận tốc được đề cập trong 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 khá đơn giản trong việc thực hiện và độ chính xác khá cao . Tuy nhiên, vận tốc xác định theo các cách trên được gọi là vận tốc hiệu dụng. Vận tốc hiệu dụng là vận tốc “trung bình” của lớp đất đá tính từ mặt quan sát đến ranh giới phản xạ. Nó được coi là vận tốc lớp duy nhất trong trường hợp lớp đầu tiên. Phương pháp xác định vận tốc trong mục 2.5 là rất tốt, các trung tâm xử lý số liệu vẫn dùng phương pháp này. Vấn đề khó khăn ở đây là phương pháp địi hỏi khối lượng tính tốn lớn và số liệu đầu vào phải là các băng địa chấn. Với những lý do đó, trong luận văn này chúng tơi chọn phương pháp Xác định tốc độ bằng phương pháp các điểm tương hỗ để thử

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ THỬ NGHIỆM TRÊN SỐ LIỆU MƠ HÌNH

3.1. Chương trình và số liệu.

Như đã trình bày trong mục 2.6, dựa vào biểu đồ thời khoảng ta xác định được đạo hàm dt/dx tại A và B. Sử dụng công thức 2.6.1 ta sẽ xác định được góc ló của tia từ A và B , có nghĩa là ta xác định được đường đi của tia đi từ A tới B (hoặc ngược lại). Theo hình 3.1, ta có thể có một họ các tia từ A và từ C tùy theo giá trị V. Nếu V khơng phù hợp thì thời gian đi từ A đến B (hoặc ngược lại) sẽ không hết hoặc quá thời gian tương hỗ, ví dụ đường đi AC’1B và AC’’1B . Vấn đề là lựa chọn V, có thể lựa chọn V theo cách tăng hoặc giảm V theo từng bước ∆V. Đây gọi là phương pháp lựa chọn theo kiểu dò từng bước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định tốc độ truyền sóng trong địa chấn phản xạ (Trang 32 - 35)