Chương trình và số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định tốc độ truyền sóng trong địa chấn phản xạ (Trang 35 - 36)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ THỬ NGHIỆM TRÊN SỐ LIỆU MƠ HÌNH

3.1. Chương trình và số liệu

Như đã trình bày trong mục 2.6, dựa vào biểu đồ thời khoảng ta xác định được đạo hàm dt/dx tại A và B. Sử dụng công thức 2.6.1 ta sẽ xác định được góc ló của tia từ A và B , có nghĩa là ta xác định được đường đi của tia đi từ A tới B (hoặc ngược lại). Theo hình 3.1, ta có thể có một họ các tia từ A và từ C tùy theo giá trị V. Nếu V khơng phù hợp thì thời gian đi từ A đến B (hoặc ngược lại) sẽ khơng hết hoặc q thời gian tương hỗ, ví dụ đường đi AC’1B và AC’’1B . Vấn đề là lựa chọn V, có thể lựa chọn V theo cách tăng hoặc giảm V theo từng bước ∆V. Đây gọi là phương pháp lựa chọn theo kiểu dò từng bước.

Hình 3.1.2. Mơ tả phương pháp chia đơi

Chúng tôi lựa chọn V theo phương pháp chia đôi, thông dụng trong khoa học

tính tốn. Vận tốc V cũng sẽ được tìm trong khoảng từ V đầu (Vđ) đến V cuối

(Vcuối), tức là trong khoảng có nghiệm. Nhưng khác cách dò từng bước, phương pháp chia đôi cho nghiệm nhanh hơn. Sơ đồ thuật tốn phương pháp chia đơi trình bày trên hình 3.2.

Như vậy, tìm nghiệm trên cơ sở phương pháp chia đôi sẽ hỗ trợ cho việc lựa chọn V. Phần mềm được xây dựng trên cơ sở các vấn đề đã đề cập trong 2.6 và 3.1. Để thử nghiệm, chúng tôi sử dụng số liệu là các biểu đồ thời khoảng được tính theo các mơ hình số. Phần tính tốn các biểu đồ thời khoảng từ các mơ hình được thực hiện với sự trợ giúp của giáo viên hướng dẫn. Dưới đây là số liệu và kết quả tính cho từng mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định tốc độ truyền sóng trong địa chấn phản xạ (Trang 35 - 36)