Hƣớng dẫn sửdụng phần mềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thuật toán và sơ đồ khối của chương trình dự báo động đất theo mô hình thống kê (Trang 38 - 41)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

3.4. Hƣớng dẫn sửdụng phần mềm

Để làm việc với chƣơng trình cần chuẩn bị các loại dữ liệu chính sau đây :

Dữ liệu động đất nhập vào ở dạng bảng, gồm các hàng và các cột. Mỗi hàng ứng với một trận động đất với các cột biểu diễn các tham số cơ bản sau đây của nó: Năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, vĩ độ (độ), kinh độ (độ), magnitude. Định dạng dữ liệu nhƣ sau: mỗi giá trị trong một hàng đƣợc ngăn cách nhau bởi dấu tab (tab). Mỗi hàng bắt buộc phải chứa đủ 9 cột, nếu bất kỳ hàng nào thiếu, chƣơng trình sẽ bị lỗi khơng xử lý đƣợc. Việc nhập dữ liệu có thể đơn giản hóa bằng cách lƣu dữ liệu trong file excel theo định dạng số cột nhƣ trên, và copy thẳng vào chƣơng trình khi cần xử lý. Chƣơng trình sẽ tự hiểu đƣợc kiểu dữ liệu hàng /cột của excel.

Lưu ý: Nếu máy tính đang sử dụng dấu phảy thập phân là dấu “,” thì phải

chuyển thành dấu “.”, nếu khơng chƣơng trình có thể sẽ bị lỗi khơng hiểu đƣợc ký hiệu.

Ngồi ra, dữ liệu động đất có thể nạp tự động từ một file dữ liệu khác thông qua nút bấm “load danh mục từ commonresult.xml” – file chứa danh mục các trận động đất đã đƣợc loại bỏ các tiền chấn và dƣ chấn.

Độ chính xác của dự báo (%):

Độ chính xác có thể điền từ 0 đến gần 100. Ví dụ khi điền độ chính xác là 50%, thì kết quả dự báo sẽ có xác suất đúng khoảng 50%, bằng cách chƣơng trình sẽ tự tính ra mức chênh lệch so với độ lệch chuẩn dựa theo phân bố Gauss. Mức độ chính xác (%) càng cao, thì giới hạn (trên/dƣới) của thời gian dự báo càng mở rộng. Giả sử muốn dự báo đúng 99% thì giới hạn thời gian dự báo sẽ bị nới biên ra 2.56 lần so với độ lệch trung bình của các khoảng thời gian xuất hiện các sự kiện, tức là biên quá rộng. Nhƣ vậy, tuy dự báo xác suất đúng là cao nhƣng giới hạn thời gian dự báo sẽ rộng (lớn) thì thực chất là sẽ khơng xác định đƣợc dự báo sẽ rơi chính xác vào gần thời điểm nào; Ngƣợc lại, nếu giả sử chỉ có nhu cầu dự báo đúng khoảng 70%, thì giới hạn thời gian dự báo chỉ là 1.037.

Giả sử trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau: Trên một tiểu vùng S đang xét, các trận động đất xảy ra ngẫu nhiên đủ điều kiện số lƣợng để dự báo và các khoảng thời gian xảy ra giữa các trận liên tiếp có độ lệch với nhau trung bình khoảng 150 ngày. Nếu chọn xác suất dự báo đúng khoảng 70%, chƣơng trình sẽ ra kết quả là thời điểm dự

báo T [Tdb-150x1.037, Tdb+150x1.037], kết quả này có nghĩa là trận động đất

đƣợc dự báo tại thời điểm Tdb, và khả năng 70% sẽ xuất hiện động đất thật trong phạm vi Tdb ± 150x1.037. Lưu ý là lý thuyết của phân bố Gauss dùng cho trường hợp các phép thử một đại lượng ngẫu nhiên nói chung, ở trường hợp bài tốn này, thì đại lượng đó là thời gian nên trước và sau thời điểm hiện tại là khác hẳn nhau, hơn nữa thời gian dự báo phải xảy ra sau thời điểm làm phép dự báo, do đó tỷ lệ dự báo đúng sẽ khơng hồn toàn tương ứng với tỷ lệ mong muốn mà người sử dụng lựa chọn. Nếu nhƣ chọn xác suất là 99 %, thì kết quả lại đƣợc ± 150x2.56 ngày, tức là

khoảng hơn 1 năm. Nhƣ vậy, dự báo đúng với xác xuất rất cao nhƣng trong giới hạn thời gian dự báo lớn (nhƣ ví dụ trên là trong vịng 1 năm), thì ý nghĩa của kết quả dự báo đó bị giảm đi nhiều so với trƣờng hợp xác suất dự báo thấp hơn (70%) nhƣng giới hạn thời gian dự báo chỉ trong cửa sổ 150 ngày. Vì thế, tùy điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng của từng khu vực, và cũng tùy yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu mà ngƣời sử dụng cần phải chọn xác suất dự báo hợp lý (là bao nhiêu %) để vừa có xác suất dự báo “đúng” cao, vừa có giới hạn thời gian dự báo ngắn vừa phải.

Dfi: nhập kích thƣớc của ô cửa sổ lƣới.

Số sự kiện tối thiểu trong một tiểu vùng để dự báo: điền 1 số nguyên

đủ lớn để chƣơng trình tự động thống kê từ danh mục động đất để đảm bảo đủ tính chu kỳ.

Topmax: Chọn thời điểm tựa cực đại (sau cùng): nếu muốn dự báo các

trận trong tƣơng lai ( không phải lùi về quá khứ để kiểm tra và đối sánh với các sự kiện đã xảy ra) thì khơng cần chọn Top max, chƣơng trình sẽ tự chọn thời điểm hiện tại làm Top max.

Sau khi nhập đủ các dữ liệu trên, ta ấn vào nút “xử lý” trên giao diện để chƣơng trình xử lý. Mặc nhiên là kết quả sẽ cho các sự kiện dự báo xuất hiện sau thời điểm Top. Chƣơng trình sẽ chạy một lát, trong khi chƣơng trình đang chạy tránh click vào chƣơng trình, có thể sẽ làm chƣơng trình bị đơ. Khi xử lý xong sẽ có dịng chữ thơng báo “xử lý xong” hiện lên giao diện làm việc của chƣơng trình. Khi chƣơng trình xử lý xong, ta chuyển qua mục “xuất

dạng bảng” để xem kết quả xử lý. Nội dung của bảng đƣợc viết ở phần trên (bƣớc 3).

Trƣớc khi thốt chƣơng trình, nếu dữ liệu đầu vào bị thay đổi khác so với lúc mở chƣơng trình, chƣơng trình sẽ hỏi bạn có lƣu dữ liệu đầu vào mới khơng? Khi đó, bạn có thể chọn đồng ý hoặc khơng, hoặc có thể hủy lệnh thốt để kiểm tra lại dữ liệu có cần lƣu hay khơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thuật toán và sơ đồ khối của chương trình dự báo động đất theo mô hình thống kê (Trang 38 - 41)