3.6.1. Giải pháp về công nghệ
Để khắc phục tình trạng ngành cơ khí trong nước cịn non trẻ về năng lực và kinh nghiệm trong việc chế tạo thiết bị cơ khí đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngồi trong q trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị làm tăng chi
61
phí đầu tư kéo theo tăng giá bán điện. Do vậy, các chính sách hỗ trợ phát triển cụ thể như sau:
- Chính sách đầu tư cho nghiên cứu KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực vận hành bảo dưỡng sửa chữa thiết bị
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm tạo ra các thiết bị, công nghệ phát triển điện trấu như tuabin, lò hơi chất lượng tốt để giảm giá thành sản xuất điện trấu. Đồng thời ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở đào tạo ngành cơ khí và hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, kỹ sư, công nhân giỏi đi đào tạo học tập ở nước ngồi theo các chương trình đào tạo quốc tế để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới để nâng cao năng lực, trình độ kinh nghiệm đảm bảo có thể sửa chữa bảo dưỡng trong suốt lộ trình của dự án.
- Hỗ trợ sản xuất các thiết bị trong nước
Chi phí đầu tư mua thiết bị của nhà máy điện trấu chiếm khoảng 60% – 70% tổng vốn đầu tư làm tăng giá thành sản xuất điện. Do vậy việc nội địa hóa thiết bị là hết sức cần thiết. Tuy nhiên với dự án điện trấu các thiết bị chính như lị hơi, tua bin, máy phát thì một sớm một chiều chưa thể nội địa hóa ngay được bởi địi hỏi phải đầu tư lớn về cơ sở vật chất và việc chuyển giao cơng nghệ lâu dài. Trong khi đó các doanh nghiệp cơ khí trong nước cịn yếu kém, hiện chưa có đơn vị nào trong nước đủ năng lực thiết kế và quản lý dự án trọn gói các nhà máy phát điện. Tuy nhiên các thiết bị phụ trợ thì doanh nghiệp trong nước có thể chế tạo được như lọc bụi tĩnh điện, nước làm mát tuần hồn, trạm phân phối, máy biến áp chính.
Việc nội địa hóa thiết bị cơ khí có thành cơng hay khơng là nhận được sự hỗ trợ đồng bộ, đủ mạnh từ Chính phủ. Trong đó cần có cơ chế cho phép chủ đầu tư được vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng Việt nam đối với gói thầu nội địa hóa. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh sản xuất các thiết bị năng lượng sạch và được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư theo quy định của Bộ Tài Chính.
3.6.2. Giải pháp về nguồn tài chính và giá bán điện
Nguồn tài chính: Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự
62
bị phụ của nhà máy điện trấu vào danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan với dịch vụ thiết kế thuê từ nước ngoài, các vật tư thiết bị nhập khẩu để chế tạo trong nước.
Vấn đề lãi suất vay có tác động đến giá thành sản xuất điện trấu, hiện tại Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (ngày 18/03/2013) đã thông qua pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Dự thảo mới nhất có bổ sung, sửa đổi điều khoản người cư trú là cá nhân thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định của Chính phủ. Khi pháp lệnh này có hiệu lực thì khả năng vay vốn bằng ngoại tệ từ các tổ chức ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp. Đây cũng là vấn đề cần xem xét bổ sung cho nghiên cứu này.
Hỗ trợ giá bán điện: Thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước dựa trên nguyên tắc mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, người sử dụng điện. Trong nghiên cứu này, giá bán điện đề xuất là 9.24 Uscents/kWh mới mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với các cơng trình ở vùng đặc biệt khó khăn cần được chính phủ hỗ trợ toàn bộ vốn đầu tư, giá bán điện sẽ được thương thảo giữa chủ dự án và người dân địa phương trên cơ sở giá bán điện sẽ bù được chi phí về quản lý vận hành, sửa chữa và thay thế thiết bị.
3.6.3. Giải pháp đối với rào cản về cơ chế hỗ trợ - chính sách
Cần xem xét bổ sung cho Thông tư Liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC- BTNMT theo hướng hỗ trợ giá sản phẩm cho điện trấu, điện phế thải sinh khối và thu khí mê tan từ chất thải chăn nuôi. Mặt khác cần bổ sung thêm những điều khoản/điều kiện để những cơng nghệ có chất lượng tốt với giá thành cạnh tranh nhất được xếp hạng ưu tiên trợ giá, việc bổ sung cũng nên làm để sao cho mức hỗ trợ ít nhất nhưng doanh nghiệp lại có mức thu từ bán chứng chỉ giảm phát thải cao nhất. Hiện nay thông tư này chưa đề cập đến các vấn đề nêu trên cần bổ sung.
63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Việc nghiên cứu tính giá cho điện trấu là một hướng đi mới nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường sau thời kỳ thu hoạch lúa đồng thời góp phần bổ sung nguồn điện NLTT vào lưới điện quốc gia, nơi nguồn điện thiếu hụt nghiêm trọng điện ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vào vụ mùa thu hoạch lúa.
Kết quả tính tốn giá bán điện trấu trong nghiên cứu này được đề xuất là 9.24 UScents/kWh. Đây là giá điện trấu quy dẫn được quy về trong toàn bộ thời gian hoạt động của nhà máy là 20 năm, đồng thời kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế và tài chính cho thấy việc xây dựng nhà máy điện trấu đảm bảo khả thi về mặt kinh tế - tài chính. Cụ thể như sau:
Về kinh tế :
Tỷ suất hoàn vốn nội tại về mặt kinh tế (EIRR) là 13.17% >10 % Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPVk - USD) là 4,557,183> 0
Kết quả phân tích cho thấy tỷ suất hồn vốn nội bộ về kinh tế và giá trị hiện tại ròng kinh tế đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân dự án.
Việc phát triển nhà máy điện trấu mang lại lợi ích về mặt xã hội cho chính người dân xung quanh khu vực xây dựng nhà máy đó là:
- Bổ sung nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện: Góp phần tăng tỷ trọng nguồn nhiệt điện và nguồn thủy điện trong hệ thống lưới điện quốc gia, ổn định cho nền kinh tế.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động: Việc xây dựng nhà máy điện trấu tạo cơ hội việc làm cho lao động làm tại nhà máy, là động lực kéo theo các ngành khác trong khu vực phát triển.
- Phát triển dân sinh – kinh tế vùng: Với cơng nghệ tiên tiến đóng góp vai trị quan trọng trọng việc phát triển lưới điện xung quanh khu vực nhà máy. Mặt khác tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp địa phương khác và dân sinh kinh tế vùng, ngành dịch vụ sẽ phát triển khi có nhà máy, tạo điều kiện cho
64
người dân địa phương trong việc phát triển văn hóa, xã hội, tăng thu nhập cho người lao động và tăng sản lượng hàng hóa sản xuất tại địa phương.
- Lợi ích về mơi trường: Đây là điểm khác biệt của dự án điện trấu so với các dự án nhiệt điện chạy than truyền thống. Việc sử dụng trấu làm nguyên liệu đốt trong quá trình sản xuất điện góp phần làm giảm phát sinh khí CO2 cho lưới điện bằng cách thay thế sản lượng điện phát lên lưới từ các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bổ sung thêm nguồn mới. Lượng giảm phát thải CO2 được tính tốn bằng phép nhân sản lượng điện thực tế (54 000 MWh/năm) được thay thế từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch với hệ số phát thải CO2 (0,54 tCO2/MWh) của hệ thống điện như sau:
54,000 MWh/năm x 0.54 tCO2/MWh = 29,160 tCO2/năm
Như vậy, ngoài việc tạo ra năng lượng sạch của nhà máy điện trấu hàng năm là 10MW mà còn giảm phát thải khí CO2 cho khu vực là 29,160 tấn khí thải cacbon.
Về tài chính:
Tỷ suất hồn vốn nội tại về tài chính (FIRR) = 13.06% > 10% (lớn hơn lãi suất vay) Giá trị hiện tại rịng tài chính (NPVf - USD) là 4,341,992 > 0
Bên cạnh đó, kết quả tính giá điện trấu là 9.24 UScents/kWh cao hơn giá điện than truyền thống nhập khẩu (7.36 UScents/kWh) được trợ giá là 1.772 UScents/kWh (tương ứng 372 đồng/kWh) từ Quỹ BVMT. Tuy nhiên chúng ta phải tính đến khi sản xuất điện từ than nhập khẩu sẽ gây ơ nhiễm mơi trường, vì thế cần phải bù đắp chi phí mơi trường, thuế ô nhiễm môi trường. Với điện trấu chúng ta tạo ra một khoản thu từ CDM là 58,320 USD/năm. Mặc dù doanh thu từ CDM hiện tại không nhiều nhưng trong phạm vi của nghiên cứu vẫn tính tới vì nó vẽ lên bức tranh cho cả một lộ trình 20 năm nhằm khuyến khích phát triển nguồn điện từ sinh khối, bổ sung nguồn điện thiếu hụt ở khu vực nông thôn.
Ngồi ra, đề tài cũng tiến hành phân tích độ nhậy để xem giá điện trấu quy dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào nhiều nhất khi thay đổi giá nguyên liệu trấu, tổng mức đầu tư và chi phí vận hành bảo dưỡng (O&M) lên 10% . Kết quả tính tốn cho thấy:
65
- Trường hợp tổng mức đầu tư tăng 10% (từ 19 triệu USD lên 20,9 triệu USD) để dự án khả thi thì giá bán điện sẽ là 9,85 UScents/kWh. Như vậy, giá bán điện tăng 1.06% so với phương án cơ sở giả định.
- Trường hợp giá nguyên liệu trấu tăng 10% (từ 19.38 USD/tấn lên 21.318 USD/tấn) để dự án khả thi thì giá bán điện sẽ là 9.58 UScents/kWh. Như vậy, giá bán điện tăng 1.04% so với phương án cơ sở giả định.
- Trường hợp chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M) tăng lên 10%, để dự án khả thi thì giá bán điện sẽ là 9.70 UScents/kWh. Như vậy, giá bán điện tăng 1.05% so với phương án cơ sở giả định.
Như vậy, mức thay đổi giá không nhiều giữa các phương án, trong đó giá điện trấu sẽ phụ thuộc nhiều nhất khi thay đổi tổng mức đầu tư (với mức giá bán điện cao nhất là 9.85 UScents/kWh). Với giá bán điện cao sẽ gây khó khăn cho đơn vị bán điện cũng như khách hàng sử dụng điện vì người dân khó chấp nhận. Ngồi ra, để giảm giá thành sản xuất điện trấu đề tài cũng đưa ra phương án giảm điện năng tự dùng phục vụ cho nhà máy điện trấu (từ 10% xuống 5%), như vậy giá bán điện trấu là 8.74 UScents/kWh (giảm 0.5 UScents/kWh so với phương án cơ sở giả định) nhằm tối thiểu hóa giá điện.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số rào cản trong việc tính tốn giá điện trấu mà một số dự án điện trấu ở Việt Nam gặp phải để từ đó có những đề xuất hợp lý. Nếu khắc phục được những điều này thì đây là hướng giải quyết triệt để và toàn diện vấn đề giá điện trấu và môi trường bền vững cho phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long.
2. Kiến nghị
Từ kết quả đạt được, đề tài xin kiến nghị một số vấn đề sau:
Hỗ trợ giá cho điện trấu: Với mức giá mà đề tài tính được là 9.24 UScent/kWh là khá cao so với nguồn điện than nhập khẩu, sẽ khó được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, với những ưu việt của nó so với nguồn điện truyền thống đã được kiểm chứng. Do vậy, để điện trấu nối lưới và mang lại thỏa mãn cho nhà đầu tư thì cần có trợ giá của Nhà nước để khuyến khích phát triển điện sinh khối. Mức trợ
66
giá của điện trấu mà đề tài tính được là 1.772 UScent/kWh (372 đồng/kWh). Nguồn này sẽ lấy từ nguồn thu từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong trường hợp Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam không cân đối được thu chi cho hỗ trợ sản phẩm CDM như đối với các dự án điện sinh khối thì trong trường hợp này cần nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ điện sinh khối kèm theo các tính tốn nguồn thu cho Quỹ cũng như xây dựng quy trình vận hành Quỹ sao cho đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng để đảm bảo hỗ trợ ít nhất.
Cịn nếu trong trường hợp, khơng có nguồn thu từ Quỹ bảo vệ mơi trường Việt Nam chưa hoặc không đủ cho trợ giá, hoặc không được chấp nhận thành lập Quỹ hỗ trợ cho điện sinh khối nêu trêu thì điều duy nhất phải làm là chuyển tồn bộ chi phí tăng thêm từ giá điện quy dẫn tới người tiêu dùng điện tái tạo (khách hàng sử dụng điện) bởi EVN là đơn vị kinh doanh không thể bù lỗ mãi được. Đây là hướng mở cần nghiên cứu sâu hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.
Thống kê đầu vào của nguyên liệu trấu và giá nguyên liệu cịn nhiều hạn chế bởi thơng tin thu tập từ các nhà máy xay xát khơng có nhiều, trong khi đó có ít tài liệu nghiên cứu về vấn đề này.
Phát triển ngành cơng nghiệp cơ khí trong nước: Nội địa hóa sản phẩm để giảm giá thành chi phí đầu tư và chi phí vận hành bảo dưỡng trong suốt vịng đời của dự án.
Xây dựng và áp dụng giá bán chứng chỉ giảm phát thải CO2: Cần nghiên
cứu sâu hơn về quy định giá bán chứng chỉ giảm phát thải sao cho tạo nguồn thu cao nhất cho chủ đầu tư nhằm giảm hỗ trợ từ Quỹ, tránh tình trạng khơng chặt chẽ dẫn tới không minh bạch giữa người mua, người bán và mức hỗ trợ.
Vấn đề lãi suất vay: Lãi suất vay có tác động lớn đến giá bán điện. Do vậy ngân hàng nhà nước cần có những ưu tiên, hỗ trợ dài hạn cho việc vay vốn để các nhà đầu tư yên tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Công Thương (2009), Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu và đề xuất các cơ
chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam,.
2. Chỉ thị số 10/CT-TTg Hà Nội (2012), Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung,
3. Cơng ty Cổ phần Nhiệt điện Đình Hải (2012), Báo cáo Nhà máy đồng phát nhiệt
điện đốt trấu – kinh nghiệm phát triển điện trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long,
4. Dự án “Xử lý rác thải nông nghiệp bằng phương án xây dựng nhà máy nhiệt điện
từ trấu tại xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang”
5. GIZ/MoIT (2013), Nghiên cứu và đề xuất cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện
sinh khối nối lưới,
6. Nguyễn Đức Cường, Vũ Ngọc Đức (2009), Tính tốn hệ số phát thải hệ thống điện Quốc gia Việt Nam áp dụng cho các dự án CDM đệ trình DNA Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường,
7. Nguyễn Văn Song (2009), “Xử lý trấu gây ô nhiễm ở Đồng bằng sông Cửu Long theo cơ chế phát triển sạch”, Tạp chí Khoa học và Phát triển Tạp chí Khoa học và
Phát triển,
8. Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg (2014) của thủ tướng chính phủ, Cơ chế hỗ trợ
phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam,
9. Tổng hợp theo số liệu báo cáo của các Sở Công Thương, (2013).
10. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2012. ), Đánh giá tiềm năng, hiện
trạng sử dụng năng lượng tái tạo của Hà Nội. Đề xuất giải pháp khai thác và mơ hình sử dụng năng lượng mặt trời và biomas,
11. Viện Năng lượng (1999), Nghiên cứu công nghệ sử dụng trấu, rơm rạ, bã mía
và các phế thải phụ phẩm khác cho sản xuất điện ở Việt Nam,
Tiếng Anh
13. Cory, Karlynn,et al (2009), Feed-In Tariff Policy, Design, Implementation,