TT Tên dự án Vận hành Kinh tế Số giờ VH Điện năng SX Tự dùng Điện năng phát Suất đầu tƣ Tổng mức đầu tƣ Vốn tự có Vốn vay Lãi suất Giá bán điện Tuổi thọ Giá nhiên liệu
(giờ) (MWh/năm) (%) (MWh/năm) (triệu USD)
(Nghìn
USD) (%) (%) (%) (cents/kWh) (năm) (VND/T ấn)
1 Dự án NM NĐ đốt trấu
công suất 10 MW Cần Thơ
8,000 80,000 10 72,000 1.82 18,215 30% 70% 8.4% 4.92 20 100,000 2 Dự án NM điện trấu Tiền Giang 6,570 131,400 10 118,260 2.20 44,000 20% 80% 6.9% 5.30 15 180,000 3 Dự án NM điện trấu Hậu Giang 6,500 65,000 7.22 60,307 2.95 29,540 30% 70% 8.0% 10.27 25 309,000 4 NM NĐ đốt trấu 6 MW, Cao Lãnh, Đồng Tháp 6,000 36,000 10 32,400 1.89 11,353 50% 50% 7.0% 5.00 20 150,000
24
Tuy nhiên cho đến nay thì các dự án này khơng có gì tiến triển bởi có thể do cơ chế giá điện trấu chưa có, nếu áp dụng theo cơ chế tránh được như thủy điện nhỏ thì khơng có lãi cho các nhà đầu tư bởi lãi suất vay ở mức cao như hiện nay khoảng 11 – 12%/năm là khơng khả thi về mặt tài chính cho các chủ đầu tư. Vì thế các dự án thường khó triển khai.
1.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG BIỂU GIÁ ĐIỆN SINH KHỐI TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BIỂU GIÁ ĐIỆN TRẤU Ở VIỆT NAM GIỚI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BIỂU GIÁ ĐIỆN TRẤU Ở VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, cơ chế giá điện cho nguồn năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng sinh khối nói riêng trong đó có điện trấu tùy thuộc vào điều kiện nguồn nguyên liệu của mỗi nước. Thông thường được xây dựng dựa vào 3 cơ chế sau:
o Cơ chế dựa vào giá: gồm
+ Giá ưu đãi FIT (Feed in tariff) + Giá ưu đãi trả thêm
o Cơ chế dựa vào đấu thầu
o Cơ chế dựa vào số lượng
a. Cơ chế dựa vào giá
Giá ưu đãi Feed in tariff (viết tắt là FIT) là chính sách quy định giá cụ thể phải trả cho nguồn phát từ NLTT, điện sản xuất từ nguồn NLTT sẽ được hỗ trợ về giá để có thể cạnh tranh được với nguồn điện truyền thống. Hiểu ngắn gọn hơn FIT là mức giá áp dụng cho điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo để bán lên lưới hoặc sử dụng tại chỗ nhằm giảm tải cho lưới điện. FIT bao gồm các yếu tố cơ bản như sau:
(1) Bắt buộc đấu nối
(2) Bắt buộc phải mua điện
(3) Bắt buộc phải mua với giá ấn định cho NLTT
Cụ thể hơn là chính phủ quy định một mức giá nhất định đối với từng loại NLTT mà tại mức giá đó, nhà đầu tư có thể bán điện từ nguồn lên lưới.
25
Vấn đề quan trọng để đảm bảo FIT thành công là phải xác định được tương đối chính xác mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ để đảm bảo đủ hấp dẫn nhà đầu tư và các bên liên đới có thể chất nhận được. Theo cơ chế FIT, tỷ lệ hỗ trợ phải được tính tốn một cách khoa học.
- Ưu, nhược điểm của FIT:
Giá ƣu đãi
Ƣu điểm Nhƣợc điểm
- An toàn dài hạn cho nhà đầu tư - Khác với thị trường thực sự
- Minh bạch
- Nếu mức giá không được điều chỉnh kịp thời, khách hàng sẽ phải trả mức giá cao không cần thiết
- Hiệu quả cao
- Có thể gây cản trở thương mại NLTT dựa trên phát triển các nhà sản xuất nội địa
- Tính linh hoạt cao: có thể thay đổi theo tình hình thị trường và cơng nghệ
- Cần những cơ chế khác để khuyến khích phát triển cơng nghệ mới
- Khuyến khích các nhà cung cấp vừa và nhỏ phát triển
- Mục tiêu quốc gia về phát điện từ NLTT không được thực hiện đầy đủ do giá ưu đãi thành lập thị trường khác với thị trường thực
- Chi phí giao dịch và chi phí xã hội thấp
- Tạo sự phân biệt các công nghệ tốt
- Chi phí đầu tư thấp do mức độ rủi ro thấp
Quy định về biểu giá ưu đãi hiện đang thịnh hành ở các nước thuộc liên minh Châu Âu, chỉ tính riêng năm 2007 đã có khoảng 46 quốc gia thuộc châu lục này áp dụng biểu giá ưu đãi cho NLTT. Bảng 1.10 cho thấy một số biểu giá điện sinh khối áp dụng ở một số nước trên thế giới.
26
Bảng 1.10. Biểu giá điện sinh khối ở một số nƣớc trên thế giới [5]
STT Tên quốc gia Vòng đời dự án (năm) Giá điện €/kWh CAD/kWh USD/kWh 1 Italy 15 0.220 0.273 0.275 2 Czech Republic 15 0,186 0,231 0,233 3 Spain 15 0,172 0,213 0,215 4 Austria 0 0,095 0,118 0,119 5 Luxembuorg 15 0,144 0,179 0,180 6 Cypurs 15 0,135 0,168 0,169 7 Nova Scotia 20 0,141 0,175 0,176 8 France 20 0,125 0,155 0,156 9 Portugal 25 0,119 0,148 0,149 10 Slovakia 15 0,113 0,140 0,142 11 Bulgaria 15 0,112 0,139 0,140 12 Great Britain 15 0,103 0,128 0,129 13 Ontario 20 0,111 0,138 0,139 14 Vermont 20 0,097 0,120 0,121 15 Ireland 15 0,083 0,103 0,104 16 Greece Mainland 20 0,081 0,101 0,102 17 Uganada 20 0,082 0,102 0,103
Hiện nay, phần lớn các nước láng giềng của Việt Nam (một số nước ASEAN, Trung Quốc) đều đã và đang áp dụng cơ chế FIT. Thực tế đã chứng minh, cơ chế FIT đang dần chiếm ưu thế. Với cơ chế FIT được áp dụng sẽ có một sự tăng trưởng nhanh trong phát triển NLTT bởi các nhà đầu tư có thể nhìn thấy các cơ hội và đưa ra các giải pháp đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, nếu cơ chế FIT đặt giá quá cao, khi đó thị trường sẽ quá nóng, kết quả sẽ là giảm mức hỗ trợ FIT trong tương lai. Điểm khởi đầu cho phần lớn hệ thống này là mức giá xung quanh 10 UScents/kWh. Mức giá này có thể cao hơn trong những trường hợp đặc biệt (phụ thuộc loại nhiên liệu, vùng miền, cơng suất, hoặc loại hình cơng nghệ…) và có thể đạt tới 15 UScents/kWh, trong một vài trường hợp còn lên tới 20 UScents/kWh. Cụ thể:
27
Cơ chế giá FIT ở Thái Lan
Thái Lan là một trong những quốc gia ở Đông Nam Á sớm chuyển hướng sang áp dụng cơ chế FIT. Tuy nhiên, khơng hồn tồn giống cơ chế FIT mà có vận dụng bằng cách đưa ra biểu giá dựa trên mức trả thêm – gọi là “Adder”. Mức trả thêm được áp dụng cho từng dạng NLTT căn cứ vào quy mô công suất và thời gian áp dụng. Phần trả thêm cho NLTT được dựa vào nhóm đầu của biểu giá điện từ nguồn điện truyền thống trên thị trường điện bán bn. Với khung chính sách hỗ trợ này, điện SK của Thái Lan đã có bước phát triển vượt bậc về quy mơ cơng suất lắp đặt (1960MW).
Cơ chế “Adder” cho điện SK có hiệu lực 7 năm. Sự khác biệt giữa SPP (các nhà máy sản xuất điện nhỏ dưới 90 MW và lớn hơn 10 MW) và VSPP (các nhà máy sản xuất điện rất nhỏ dưới và bằng 10 MW) là một khoản trả thêm được đưa vào biểu giá như sau:
Điện sinh khối (>1 MW) 9.08 USct/kWh Điện sinh khối (<1 MW) 9.76 USct/kWh
Bảng giá điện cơ sở là giá bán được tính toán và điều chỉnh bởi Bộ Năng lượng của Thái Lan. Đối với VSPP, cơ cấu giá được ấn định với mức giá bán giờ cao điểm và thấp điểm.
Bảng 1.11. Giá điện cơ sở tại Thái Lan [5]
Giá bán điện VSPP Giá bán Đơn vị ToU
Giá giờ cao điểm (giá bán lẻ) 2.9278 Bạt/kWh 33.56%
Giá giờ thấp điểm 1.1154 Bạt/kWh 66.44%
FT-giá bán lẻ 0.6895 Bạt/kWh
Giá trung bình cho VSPP 2.4131 Bạt/kWh
Giá bán điện cho SPP phụ thuộc vào các thành phần năng lượng và điện năng cũng như thời gian sử dụng.
28
Bảng 1.12. Giá theo thành phần tại Thái Lan [5]
Giá bán điện SPP Giá Đơn vị
Thành phần năng lượng 1.49 Bạt/kWh
Thành phần điện năng 416 Bạt/kWh/tháng
Mức giá trung bình trên 10MW và 7000 giờ 2.2031 Bạt/kWh Phần thêm vào đó là nhiên liệu và theo quy mô dự án điện SK được mô tả như dưới đây:
Cho VSPP (dưới 10MW)
- Điện SK trên 1 MW: 0.3 Bạt/kWh (1.00 UScent/kWh) - Điện SK dưới 1 MW: 0.5 Bạt/kWh (1.68 UScent/kWh) Cho SPP (trên 10 MW): Đấu thầu
Tuy nhiên, cơ chế trả thêm “Adder” hiện đang được Thái Lan xem xét thay thế bằng cơ chế giá cố định (FIT).
Cơ chế theo giá ở Trung Quốc
- Về thuế: Khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT), giảm 10 % thuế thu nhập - Về giá: Thực hiện giá điện tiêu chuẩn thống nhất 0.75 RMB/kWh (khoảng 11.9 UScent/kWh, đã bao gồm thuế.
- Các quy định bắt buộc: Mua toàn bộ điện năng (luật NLTT), giá điện cao từ SK được chuyển cho người tiêu dùng chi trả.
b. Cơ chế dựa vào đấu thầu
Hình thức đấu thầu là một trong những chính sách sử dụng quy trình chào thầu cạnh tranh có sự giám sát của chính phủ để đạt mục tiêu đã lập kế hoạch cùng các thỏa thuận mua bán lâu dài với các nhà sản xuất NLTT. Thơng qua quy trình chào thầu cạnh tranh, các nhà khai thác NLTT sẽ đưa ra đề xuất của mình để xây dựng, trang bị thiết bị sản xuất và đưa ra mức giá bán của mình. Các dự án chào giá thấp nhất sẽ được chọn cùng với cam kết mua toàn bộ sản lượng năng lượng từ các dự án này. Cùng với chính sách giá ưu đãi, thỏa thuận cam kết mua bán năng lượng
29
sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và giúp dự án đảm bảo tài chính. Sản lượng về năng lượng sản xuất có thể phụ thuộc vào giá thầu có nghĩa là giá thầu càng rẻ thì sản lượng năng lượng bán ra càng lớn. Tuy nhiên, chiến lược này cũng cần kết hợp với cam kết mua sản lượng bắt buộc với giá thầu có thể chấp nhận được.
Cũng có một vài trường hợp áp dụng đồng thời cả hai cơ chế FIT và đấu thầu. Trong trường hợp này thường các nước quy định theo loại công suất (như Thái Lan, trên 10MW áp dụng cơ chế đấu thầu còn dưới theo “adder”) hoặc theo loại hình sản xuất kinh doanh (như trường hợp của Trung Quốc, giá cố định áp dụng cho đơn vị sản xuất điện SK nhưng số lượng hoặc % NLTT phải mua lại được áp dụng cho đơn vị quản lý, vận hành lưới điện).
Cơ chế này mang lại mức cạnh tranh rất cao, tuy nhiên cũng ẩn chứa những nguy cơ khi mức trúng thầu thấp hơn mức chi phí sản xuất. Cơ chế này chỉ hỗ trợ các dự án lớn (với mức chi phí thấp), khơng hỗ trợ các dự án vừa và nhỏ.
- Ưu, nhược điểm của cơ chế đấu thầu
Cơ chế đấu thầu
Ƣu điểm Nhƣợc điểm
- Mang tính cạnh tranh giữa các nhà đầu tư
- Khơng khuyến khích đa dạng cơng nghệ, chỉ tập trung vào hiệu quả chi phí - Do cạnh tranh dẫn tới chi phí q thấp
- Thơng qua chính sách đấu thầu có
thể lựa chọn được dự án tốt nhất. - Khơng khuyến khích được các nhà đầu tư nhỏ
- Hỗ trợ tốt với các công nghệ đã phát triển và các dự án lớn y
c. Cơ chế dựa vào số lƣợng
Cơ chế này quy định bắt buộc người sử dụng điện phải mua một tỷ lệ điện tối thiểu từ nguồn NLTT trong tổng nguồn cung điện tại thời điểm cụ thể. Chính phủ quy định các cơng ty sản xuất điện từ nguồn truyền thống có trách nhiệm phải mua
30
một tỷ lệ điện nhất định từ nguồn NLTT tương ứng với sản lượng từ nguồn truyền thống của họ. Đây là một chính sách mới, việc thực hiện thành công hay không phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của quốc gia.
Để xác định số lượng điện mà người mua phải mua từ nguồn NLTT trong tổng nguồn cung, chương trình chứng nhận NLTT (TREC) được áp dụng ở một số nước. Theo cơ chế này, 1 TRECs tương đương với 1MWh nhất định từ nguồn NLTT. Cơ chế này cho phép áp dụng thậm chí đối với các nhà sản xuất nhỏ, thậm chí khơng có nguồn NLTT, họ có thể mua TREC từ các nhà sản xuất khác. Từ đó hình thành nên một thị trường mua bán TREC.
Việc mua bán chứng nhận NLTT (TRECs) đã được biết đến và thực hiện tại Mỹ và các nước thành viên EU. Theo kinh nghiệm của các nước này, có nhiều cách để xây dựng cơ chế này, phụ thuộc vào mục tiêu phát triển, cơ cấu ngành điện và hồn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội của từng quốc gia.
- Ưu điểm:
+ Đảm bảo công bằng giữa các nhà sản xuất, tạo thị trường phát điện NLTT lành mạnh.
+ Định mức do Chính phủ ấn định được thực hiện đầy đủ + Đạt được hiệu quả về giảm giá điện từ nguồn NLTT + Khơng gây áp lực từ việc tìm nguồn cho hỗ trợ NLTT - Nhược điểm:
+ Hệ thống cơ chế phức tạp
+ Chỉ khuyến khích các cơng nghệ có chi phí thấp, khơng rõ ràng giữa các nhà đầu tư
+ Địi hỏi phải có tỷ lệ nguồn NLTT tương đối lớn so với tổng nguồn phát để đảm bảo thị trường mua bán TREC hoạt động hiệu quả.
1.3.2. Khả năng áp dụng cơ chế giá ở Việt Nam
Để xây dựng cơ chế giá phù hợp cho Việt Nam, cần xem xét lại cơ chế năng lượng Việt Nam cũng như mục tiêu dài hạn cho nguồn NLTT. Đặc biệt là các thông
31
tin về thị trường điện, các đơn vị tham gia thị trường và các nhà độc quyền hoặc gần độc quyền, mức độ phát triển lưới.
Từ các phân tích và tóm lược cơ chế phát triển NLTT/NL SK của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng có điều kiện kinh tế - xã hội khá tương đồng với Việt Nam, một số kinh nghiệm có thể xem xét khi tiến hành xây dựng mơ hình phát triển điện sinh khối nói chung và điện trấu nói riêng như sau:
Về cơ chế hỗ trợ: Xu thế của thế giới là hướng đến thiết lập cơ chế dựa theo giá (FIT). Cơ chế này đã được áp dụng thành công trên thế giới và cũng thích hợp với các điều kiện Việt Nam hiện nay. Cơ chế theo giá ưu đãi đã được minh chứng và hiệu quả, có chi phí tồn xã hội thấp hơn các cơ chế khác (cơ chế đấu thầu và hạn ngạch). Cơ chế giá ưu đãi thường thiết kế trong suốt thời gian sống của dự án điều đó làm tăng mức độ an tồn khi đầu tư và thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Khi mức độ rủi ro giảm xuống, chi phí đầu tư của dự án NLTT giảm xuống, khuyến khích đầu tư nhiều hơn.
Cơ chế giá ưu đãi có hai nhóm cơ chế chính cho nhà quản lý vận hành lưới điện là: đấu nối và mua điện bắt buộc. Thị trường điện Việt Nam vẫn có mức độ quản lý tập trung cao và chỉ có một vài nhà sản xuất tham gia thị trường. Trong lĩnh vực truyền tải thì khơng có cạnh tranh. Chính phủ vẫn duy trì mức quản lý tốt đối với hệ thống truyền tải trong tương lại. Điều đó cho phép Chính phủ bắt buộc EVN phải đấu nối với nguồn NLTT vào lưới điện và mua điện từ nguồn này. Các nước Châu Âu thực hiện cơ chế giá ưu đãi đã gặt hái được nhiều kết quả tốt với công suất lắp đặt cao nhất trong những năm gần đây như Đức, Tây Ban Nha (72%)
Căn cứ vào điều kiện của Việt Nam và kinh nghiệm từ cơ chế giá của điện gió (QĐ số 37, ngày 21/6/2011), chúng ta hồn tồn có thể xây dựng cơ chế giá cố định cho từng loại sinh khối.
Về chiến lược hỗ trợ: Mục đích của hỗ trợ cho các dự án điện sinh khối nối lưới là để điều tiết thị trường mà hiện nay giá phát điện bán buôn không phản ánh các vấn đề ảnh hưởng môi trường của nguồn điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch hoặc
32
khơng phản ánh các chi phí kinh tế, chi phí thay thế than nhập khẩu (giá than nội địa cho điện truyền thống vẫn được trợ giá).
Về định hướng phát triển: Khuyến khích, hỗ trợ và tạo cơ hội cho mọi thành