Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 36)

6. Cấu trúc luận văn

1.5. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

1.5.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về biến đổi yếu tố địa lý trên cơ sở GIS cơ sở GIS

1.5.1.1. Trên thế giới

Hiện nay GIS đang được sử dụng như một hệ thống các công cụ hữu hiệu để truy nhập, lưu trữ, xử lý, quản lý và xuất các thông tin địa lý phục vụ cho các mục đích ứng dụng cụ thể khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ.

GIS cho phép nhập, lưu trữ, cập nhật, tổ chức, sắp xếp một khối lượng thông tin lớn, đa dạng thành một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, xử lý và phân tích, đưa các thơng tin về một hệ quy chiếu thống nhất, chiết xuất thông tin, nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể về sử dụng hợp lý tài nguyên và nhiều vấn đề thực tiễn khác.

GIS được sử dụng rộng rãi trong ghi chép và truyền đạt những tri thức mà các khoa học về Trái đất và xã hội đã nhận được. Thiết kế cơng trình xây dựng, quy hoạch khai thác lãnh thổ trong công nghiệp và nông nghiệp; Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học, các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường xung quanh; Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. GIS được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy, trong sinh hoạt văn hoá xã hội, trong hoạt động tuyên truyền, trong quân sự và là yếu tố quan trọng để củng cố quốc phòng. Và trong quá trình lập bản đồ, chúng được sử dụng nhập, xử lý, hiển thị để thành lậpnhững tác phẩm bản đồ mới.

Các cơng trình gần đây nhất có liên quan đến nghiên cứu biến đổi các yếu tố địa lý, đã đề cập đến phân tích sự thay đổi lớp phủ thực vật và các mơ hình cảnh quan (W. Kong, O. J. Sun, W. Xu và Y. Chen, 2008). Nghiên cứu các chỉ thị, đánh giá và ứng dụng của biến đổi cảnh quan (Kalev Sepp and Olaf Bastian, 2007) ...

1.5.1.1. Tại Việt Nam

Những nghiên cứu về các yếu tố địa lý cũng đã có từ lâu. Khi xây thành Cổ Loa, An Dương Vương (257-208 trước cơng ngun) đã nghiên cứu kỹ địa hình, địa thế, kiến trúc, quy hoạch hợp lí và sáng tạo...

Trong những năm gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học Địa lý về các yếu tố địa lý làm cơ sở cho việc đánh giá và quy hoạch lãnh thổ, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như: Vũ Tự Lập, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Ngọc Khánh, Phạm Quang Anh, Trương Quang Hải,... đã có nhiều đóng góp cho khoa học Địa lý trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)