Biểu đồ dân số và lao động toàn thị xã năm 2000-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 84)

Giai đoạn 2000 – 2005 tốc độ tăng dân số tự nhiên khá nhanh, đạt 1,1%/năm, song tình trạng di dân cơ học ra khỏi thị xã khá lớn nên tốc độ tăng dân số chung thấp, bình quân chỉ tăng 0,7%/năm trong vòng 10 năm từ 1995 – 2005, giai đoạn 2000-2005 bình quân tăng 0,9%/năm. Sự phân bố dân cư theo đơn vị hành chính khơng đều. Tập trung dân số đông tại phường Quảng Yên, Cộng Hoà, Phong Hải,

70.522 75.694 77.659 61.81 72.023 75.307 129.385 135.824 133.414 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tổng số dân

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

Biểu đồ Dân số và lao động năm 2000- 2010 thị xã Quảng Yên

Cẩm La, Yên Giang, Tiền An, Hiệp Hoà, mật độ dân số trung bình là 1196 người/km2. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho tập trung phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và các loại hình dịch vụ. Các phường Tân An, xã Liên Hoà, xã Liên Vị,… có mật độ 490 người/km2. Dân cư phân bố thưa thớt nhất tại các xã Hoàng Tân, Tiền Phong, chỉ 86 người/km2.

Kết cấu dân số theo giới tính có ảnh hưởng lớn đến việc phân bố lao động, đầu tư các ngành kinh tế quốc dân, nhất là những ngành sản xuất ra mặt hàng và dịch vụ mà sự tiêu dùng phân biệt theo giới tính như: quần áo, giày dép, thuốc chữa bệnh,…Nhìn chung, tỷ lệ nam nữ ở thị xã Quảng Yên khơng có sự chênh lệch lớn, mặc dù dân số nam có tỷ lệ lớn hơn dân số nữ. Tỷ lệ dân số nam cao hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng. Và sự chênh lệch không nhiều giữa tỷ lệ nam và nữ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề du lịch – dịch vụ.

Cơ cấu lao động ở Quảng Yên chủ yếu tập trung vào ngành nơng-lâm-ngư nghiệp, phản ánh trình độ lao động ở đây còn thấp.Tuy nhiên trong những năm gần đây cơ cấu lao động của thị xã Quảng Yên đã chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong các khu công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Trong giai đoạn 2000 – 2005 dân số lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp giảm nhanh từ 86,81% xuống 75,83%, đến năm 2010 đạt 72,7%. Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 3,3% (năm 2000) lên 8,6% (năm 2005) và giữ mức ổn định đến năm 2010. Lao động trong các ngành dịch vụ khác trong năm 2000 chỉ chiếm 8,9% đến năm 2005 tăng đạt 16,57% và năm 2010 đạt 18,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 18-19% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Hạn chế lớn nhất về nguồn nhân lực là chất lượng lao động thấp, lực lượng lao động phần lớn đã tốt nghiệp THCS và THPT nhưng chất lượng thấp. Ngoài đội ngũ viên chức Nhà nước và lực lượng lao động trong một số ngành kinh tế kỹ thuật nhưđiện, nước, cơ khí, bưu điện, vận tải... có chất lượng khá, hầu hết lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ đều là lao động từ ngành nơng nghiệp chuyển sang,

trình độ và tác phong chưa đáp ứng được với yêu cầu của ngành, việc đào tạo và đào tạo lại của huyện gặp rất nhiều khó khăn về hạ tầng, kinh phí và các điều kiện khác. Do đó năng suất và hiệu quả lao động chưa cao.

Nguồn lực về khoa học công nghệ thấp là một hạn chế lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Các cơ sở dạy nghề của thị xã cịn rất ít, manh mún, việc định hướng nghề nghiệp và các chương trình đào tạo nghề cịn yếu trong khâu tổ chức. Hiện nay, thị xã đang rất thiếu các thợ kỹ thuật và công nhân lành nghề để phục vụ cho phát triển công nghiệp.

3.4. Đề xuất định hƣớng phát triển bền vững đất ngập nƣớc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Quan điểm đề xuất định hướng

Các định hướng đề xuất cần đảm bảo tính hệ thống đồng bộ giữa các cấp các ngành, phát huy tính tích cực, lợi ích của các bên liên quan trong quản lý và sử dụng ĐNN, tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Để đạt được điều đó, cần:

- Quản lý và sử dụng ĐNN cho phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, duy trì và khơng làm tổn hại đến chức năng sinh thái ĐNN;

- Quản lý và sử dụng ĐNN phải là bộ phận cấu thành của quản lý và sử dụng đất;

- Quản lý bền vững ĐNN phải dựa trên cơ sở cộng đồng/ hộ gia đình; - Có chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp cho quy hoạch ĐNN;

- Ưu tiên khai thác sử dụng ĐNN cho mục đích sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng và người dân;

3.4.2. Một số định hướng sử dụng và quản lý hợp lý đất ngập nước

3.4.2.1. Định hướng chung

* Tuyên truyền giáo dục

Để bảo vệ và sử dụng hợp lý ĐNN, các cấp ngành phải tuyên truyền giáo dục cho người dân giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trị, vị trí của ĐNN đối với đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất và môi trường sinh thái của cộng đồng.

Có thể tiến hành một số hoạt động tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về ĐNN như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; các hoạt động khuyến nơng, khuyến ngư dưới hình thức các tài liệu phổ biến khoa học kĩ thuật liên quan đến sử dụng ĐNN; tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo về quản lý, sử dụng, bảo tồn ĐNN...

* Giải pháp về kinh tế

Để quản lý và sử dụng ĐNN hợp lý, bền vững, tránh mâu thuẫn lợi ích và bảo đảm bình đẳng giữa các bên liên quan, cần sử dụng cơng cụ kinh tế đó là thuế và phí áp dụng đối với những hành vi san lấp, lấn chiếm ĐNN trái phép để xây dựng hoặc một số mục đích khác tác động xấu đến mơi trường.

Ngoài ra, UBND tỉnh/ thị xã cũng cần đầu tư cho công tác quản lý. Chẳng hạn như đầu tư cho qui hoạch, xây dựng bản đồ, cắm mốc ranh giới ở vùng ĐNN cần bảo tồn và xây kè đập, cống rãnh ở những nơi xung yếu. Đầu tư đào tạo đội ngũ chuyên môn dài và ngắn hạn, đầu tư trang thiết bị, các công cụ, phương tiện hệ thống quan sát, đo đạc, thu thập, xử lý, lưu trữ các thông tin về chất lượng môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu mơi trường ĐNN mang tính thống nhất. Cơng cụ này quyết định sự đúng đắn và chính xác về nhận định hiện trạng cũng như dự báo diễn biến tình trạng ĐNN.

* Hồn thiện khung pháp lý ở địa phương

Hiện nay, do nhận thức của người dân và lãnh đạo địa phương, Luật đất đai không qui định cụ thể về ĐNN, nên công tác quản lý còn lỏng lẻo. Mặt khác, thủ tục giao đất và cho thuê ĐNN thường dễ dàng hơn so với chuyển mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp nên các địa phương thường san lấp ĐNN để xây dựng các khu cơng nghiệp.

Đặc biệt, q trình đơ thị hóa và gia tăng dân số tạo áp lực lớn đối với đất đai nói chung và đất mặt nước nói riêng. Để quản lý hiệu quả, chính quyền địa phương cần nắm lại tồn bộ diện tích ĐNN trên phạm vi địa phương mình và có những qui định rõ ràng về diện tích mặt nước ao đầm cần duy trì với tỉ lệ nhất định. Từ đó, các cấp chính quyền cần tiến hành qui hoạch tổng thể, đồng bộ trên bản đồ với mục tiêu

xác định rõ những ao hồ nào thuộc dự án của địa phương, khu vực ĐNN được phép chuyển đổi mục đích sử dụng khi cần thiết.

Cơng tác quy hoạch, thu hồi đất và đền bù đất đai cần được thông báo cụ thể, rõ ràng, minh bạch và kịp thời đến người dân, tránh tiêu cực, xung đột, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và tiến độ triển khai dự án. Đối với ĐNN ao hồ đầm, sông, kênh mương nội đồng nên giao cho cộng đồng thông qua tổ chức phát triển quĩ đất hoặc giao cho cá nhân sử dụng nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong quản lí và bảo vệ ĐNN.

* Tổ chức điều tra quy hoạch và giao, cho thuê ĐNN

Muốn sử dụng hiệu quả ĐNN, trước hết phải nắm được quỹ ĐNN về số lượng, chất lượng và xu thế biến động của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của việc điều tra qui hoạch là nắm toàn bộ hiện trạng hệ thống các vùng ĐNN, phân loại, đánh giá hiện trạng và phân cấp quản lí. Trên cơ sở dữ liệu đã có và căn cứ vào khung pháp lí, có thể chia diện tích ĐNN thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là ĐNN cần duy trì vì mục đích mơi trường (phần diện tích cứng), nhóm thứ 2 là ĐNN có thể sử dụng linh hoạt (phần diện tích mềm).

Để những vùng ĐNN có chủ thực sự, phải tạo cơ sở pháp lí rõ ràng, xác định mốc giới rõ ràng, mục đích sử dụng, chức năng, quyền hạn và Nhà nước phải cấp phép, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ĐNN. Có như vậy, các đối tượng quản lí, sử dụng mới có tư cách pháp nhân, trách nhiệm cao hơn và cũng có “quyền hạn” thực sự để thực hiện đúng trách nhiệm của mình, tạo thuận lợi trong quá trình giao dịch pháp lí, xử lí các vấn đề hành chính, dân sự, tranh chấp, liên doanh, liên kết.

3.4.2.2. Định hướng sử dụng và quản lý đối với một số khu vực đất ngập nước ở địa phương

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, luận văn đưa ra một số định hướng phục vụ công tác quản lý và sử dụng hợp lý ĐNN bằng cách phân chia diện tích ĐNN nằm trong lãnh thổ nghiên cứu theo từng khu vực dựa vào đặc điểm tự nhiên.

Bảng 3.7: Định hƣớng sử dụng và quản lý một số khu vực ĐNN

Khu vực ĐNN Định hƣớng sử dụng và quản lý

Đồng bằng trũng Sông Khoai

- Duy trì khu vực phát triển nơng nghiệp sạch - Quản lý bảo vệ mơi trường

Phía Đơng Quảng n

- Phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô lớn - Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa

- Quản lý chặt chẽ hoạt động xả thải từ đầm nuôi - Trồng mới, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn - Phát triển khu du lịch sinh thái

Hà Nam

- Tiếp tục chuyên canh vùng sản xuất nông nghiệp, thâm canh lúa và rau màu

- Tăng cường hoạt động cải thiện môi trường đất, chống nhiễm mặn

Phía Nam Quảng Yên

- Nuôi trồng thủy sản sạch

- Quản lý chặt chẽ hoạt động xả thải từ đầm nuôi - Trồng mới, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn - Phát triển khu du lịch sinh thái

- Khu vực đồng bằng trũng Sơng Khoai (ranh giới phía bắc là chân núi Na và ranh giới phía đơng là sát khu vực đồi núi xã Tiền An và phường Cộng Hịa): cần duy trì diện tích trồng lúa và hoa màu ở đây để phục vụ cho nhu cầu lương thực tại chỗ, đồng thời khu vực này cũng rất thích hợp để phát triển nơng nghiệp.

- Khu vực ĐNN phía Đơng Quảng n (ranh giới phía đơng là ranh giới hành chính của thị xã, phía bắc giáp khu vực đồng bằng dạng gị thoải và phía tây là khu vực phường Quảng Yên): Hiện nay, đang có rất nhiều ưu thế để phát triển kinh tế và xã hội. Khu vực bãi triều phường Minh Thành và Tân An là nơi lý tưởng để phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh quy mơ lớn, bên cạnh đó cần duy trì mơi trường nuôi trồng đảm bảo để tăng năng suất và bảo vệ môi trường khu vực rừng ngập mặn xung quanh. Tại khu vực đảo Hoàng Tân với dự án phát triển các khu du lịch sinh thái (liên kết với thành phố Hạ Long), diện tích rừng ngập mặn sẽ bị đe dọa bởi hoạt động du lịch. Chức năng sinh thái và chức năng kinh tế cần được duy

trì là chức năng chính của ĐNN ở đây. Như vậy thì việc ni trồng thủy sản và phát triển du lịch có thể phát triển hài hịa mà khơng ảnh hưởng đến mơi trường.

- Khu vực ĐNN ở Hà Nam (nằm trọn vẹn trong bán đảo Hà Nam, được phân chia với các khu vực khác bởi sông Chanh và sơng Rút): là nơi được hình thành do q trình quai đê lấn biển từ lâu đời. Hiện nay, đây là khu vực chuyên canh lúa và hoa màu, cung cấp lương thực thực phẩm cho thị xã và các vùng lân cận. Với định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, khu vực sẽ giữ chức năng sản xuất, cung cấp các dạng tài nguyên tái tạo từ phát triển nông nghiệp chuyên canh.

- Khu vực ĐNN phía Nam Quảng n (bao gồm tồn bộ khu vực Đầm Nhà Mạc, đầm Liên Hòa và đảo Cống): Đây là khu vực có diện tích rừng ngập mặn với quy mô lớn nhất trong vùng. Trong vịng khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích rừng ngập mặn đã bị suy giảm đáng kể. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế theo hướng phát triển kinh tế biển và các khu công nghiệp sẽ phá hủy tồn bộ diện tích rừng ngập mặn tại đây. Khơng chỉ rừng ngập mặn bị tiêu diệt mà hệ sinh thái giàu có trong khu vực sẽ bị phá hủy. Trong khi đó, nền địa chất và vị trí địa lý ở đây khơng thích hợp cho sự phát triển của các khu công nghiệp bởi đây là khu vực bãi triều thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và các tai biến thiên nhiên như bão lũ. Xây dựng hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ trong khu vực này kết hợp với nuôi trồng thủy sản là một hướng đi hợp lý hơn cả. Trong khi biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao đang là mối đe dọa cho các khu vực ven biển thì chức năng sinh thái nhằm duy trì các dịng vật chất năng lượng nên được chú trọng là chức năng chính.

Phương hướng phát triển nuôi trồng thủy sản là chuyển mạnh sang ni cơng nghiệp và bán cơng nghiệp, hình thành các khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp tập trung có hệ thống kênh mương cấp thốt nước kiên cố và đồng bộ. Mở rộng qui mô sản xuất dưới các hình thức phát triển ni biển và ni nước ngọt nội đồng. Việc hoạch định các vùng chuyên canh cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật kết hợp nâng cao kết cấu hạ tầng cho sản xuất sẽ tạo sự đa dạng hóa sản phẩm có giá trị cao, tạo thành vùng sản xuất tập trung và vành đai thực phẩm, cung cấp cho chế biến, xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Thị xã Quảng Yên, nằm ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, là khu vực có đặc điểm thổ nhưỡng, tài nguyên đất của đồng bằng cửa sơng ven biển với diện tích đất ngập nước khá lớn, tạo tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Do mới được nâng cấp lên từ huyện Yên Hưng trước đây, nên quá trình đơ thị hóa, sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội ở đây diễn ra khá nhanh và đã tác động làm biến đổi các loại hình sử dụng đất, vì vậy việc thành lập bản đồ biến động lớp phủ mặt đất là cần thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý đất đai nói chung và ĐNN nói riêng, từ đó, đưa ra các giải pháp sử dụng và khai thác hợp lý ĐNN.

Qua quá trình nghiên cứu về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý, luận văn rút ra một số kết luận chính:

1. Độ chính xác của việc theo dõi biến động lớp phủ mặt đất bằng ảnh vệ tinh phụ thuộc vào độ phân giải không gian và phương pháp phân loại ảnh.

Độ phân giải khơng gian có vai trị quan trọng trong theo dõi biến động của khu vực có sử dụng đất manh mún, nên sử dụng ảnh vệ tinh SPOT-5 có độ phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 84)