1.5.2.1. Trên thế giới
Đất ngập nước ven biển có chức năng quan trọng về mặt sinh thái và chu trình thủy học, là nguồn sống, sinh kế cho nhiều người dân. Nhiều yếu tố tác động đến đất ngập nước (ĐNN), có thể kể đến như: tăng dân số, các hoạt động kinh tế, sự thay đổi khí hậu, sự ơ nhiễm nước, ... . Theo Công ước của Ramsar (1971) ”Sử dụng bền vững ĐNN cho lợi ích của nhân loại mà vẫn duy trì được những tính chất tự nhiên của hệ sinh thái”. Hai vấn đề quan trọng khi sử dụng ĐNN là sinh kế của cộng đồng ven vùng ĐNN và giá trị tự nhiên của hệ sinh thái ĐNN. Những tính chất tự nhiên của hệ sinh thái là: thành phần lý, hóa, sinh học, như đất, nước, thực vật, động vật, chất dinh dưỡng và sự tương tác giữa chúng.
Kinh nghiệm sử dụng ĐNN trên thế giới: - Xây dựng các chiến lược quản lý ĐNN tại Úc: Dựa vào người dân, xây dựng thể chế pháp luật, đảm bảo cơ sở khoa học, tham gia công ước quốc tế, ...; - Chiến lược quản lý ĐNN của World Bank: phối hợp quản lý ĐNN với các dịch vụ (quản lý tổng hợp ĐNN), thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng các công cụ quản lý, .... Bài học về sự tùy ý san lấp Hồ Tỳ Bà ở Trung Quốc ....
1.5.2.2. Ở Việt Nam
Một trong những hướng nghiên cứu hiện nay chú trọng vào khu vực đất ngập nước ven biển. Đây là khu vực không chỉ cung cấp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội mà còn là nơi dự trữ sinh quyển với sự đa dạng sinh học rất cao như các khu rừng ngập măn. Và đây cũng là khu vực dễ bị tổn thương bởi các tai biến thiên nhiên và hoạt động phát triển kinh tế xã hội gây ô nhiễm do con người. Bởi vậy, nghiên cứu biến đổi các yếu tố địa lý khu vực đất ngập nước ven biển là thực sự rất cần thiết nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.
Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đất ngập nước, có thể kể đến như: Mai trọng Nhuận, Nguyễn Chí Thành, Phạm trọng Trịnh, Nguyễn Văn Nhân, ... về hệ thống phân loại ĐNN [8]. Năm 1989 Việt Nam chính thức tham gia Công ước Ramsar về bảo tồn và PTBV các vùng ĐNN. Kết quả là nhiều vùng ĐNN đã được quy hoạch thành khu bảo tồn nghiêm ngặt như Nam Định, Đồng Tháp.
Một cơng trình NCKH lớn gần đây nhất về ĐNN ở Việt Nam đó là Dự án “Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” do GS. TS. Mai Trọng Nhuận chủ nhiệm. Cơng trình này đã nhận giải thưởng Bảo Sơn.
Phương hướng bảo tồn và phát triển ĐNN ở nước ta là: Xã hội hóa bảo tồn và phát triển ĐNN, phát triển ĐNN theo hướng du lịch sinh thái, xây dựng mơ hình ĐNN theo hướng nơng nghiệp đa canh.
1.5.3. Các cơng trình nghiên cứu về khu vực
Khu vực ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm trong khu vực ven biển Bắc Bộ đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về địa lý, địa chất, mơi trường và sinh vật biển. Với những mục đích nghiên cứu khác nhau, các cơng trình này đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khá phong phú về vùng ven biển Bắc Bộ nói chung và khu vực Yên Hưng nói riêng.
Năm 1960 – 1964 Mỹ thành lập các bản đồ địa hình từ ảnh máy bay và năm 1970 Hải quân Việt Nam biên tập các hải đồ ở các tỷ lệ 1:50 000 và 1:25 000 cho tồn vùng Đơng Bắc Việt Nam trong đó có dải ven biển khu vực Yên Hưng. Điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng (Viện nghiên cứu biển Hải Phòng, 1974) và các nghiên cứu địa mạo - địa chất trầm tích hiện đại vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng (Trịnh Phùng và nnk, 1975).
Giai đoạn 1975 – 2000: Nhiều chương trình, dự án cấp Nhà nước, đặc biệt là chương trình nghiên cứu biển đã quan tâm nghiên cứu về địa lý, địa chất và sinh học khu vực ven bờ Đơng Bắc, trong đó có khu vực Quảng Yên. Năm 1995, Phạm Đình Trọng và nnk đã tiến hành nghiên cứu đa dạng sinh học vùng triều vịnh Hạ Long. Năm 1996, Nguyễn Văn Tiến và nnk tiến hành nghiên cứu hệ sinh thái cỏ
biển khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh. Năm 1995-1996, Nguyễn Đức Cự và nnk đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm địa hóa vùng cửa sơng Bạch Đằng; đặc điểm địa hóa lưu huỳnh và quá trình tích tụ trong trầm tích vùng cửa sơng Bạch đằng.
Từ năm 2000 đến nay: ”Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng biển ven bờ Đông Bắc Việt Nam trên cơ sở xây dựng chỉ thị môi trường” đề tài luận án tiến sỹ của Trần Đình Lân, năm 2007. Đề tài ”Quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến 2020”. Đề tài nghiên cứu cơ bản 703106 ”Đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý cho tổ chức không gian phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ biển vùng Đơng Bắc”. Cơng trình ” Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh và các khu vực trọng điểm tầm nhìn đến 2020”, 2009, do GS. Nguyễn Cao Huần chủ trì.
Tính mới của đề tài lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ số phục vụ nghiên cứu đặc điểm và biến đổi một số yếu tố địa lý phục vụ đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN, thị xã Quảng Yên với sự hỗ trợ của công nghệ GIS.
1.6. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
1.6.1. Cách tiếp cận
Bề mặt Trái Đất chính là trường hoạt động của các yếu tố địa lý. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng thường xuyên thay đổi và làm cho địa lý mặt đất cũng biến đổi không ngừng: có sinh ra, phát triển và bị mất đi, nghĩa là biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ở mỗi thời điểm và không gian cụ thể, địa lý mặt đất có một trạng thái nhất định phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các nhân tố lúc bấy giờ. Trong nghiên cứu biến đổi các yếu tố địa lý, chúng được xem xét dưới góc độ chúng vừa là đối tượng bị tác động, vừa là nhân tố tham gia vào quá trình làm biến đổi.
Quá trình biến đổi các yếu tố địa lý, có mối liên hệ mật thiết với các đặc trưng về đặc điểm địa chất, thành phần thạch học, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, lớp phủ thực vật, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư, .... Trên cơ sở nghiên
cứu nguyên nhân các biến đổi mô ̣t số yếu tố đi ̣a lý , xây dựng các giải pháp đa l ợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước khu vực nghiên cứu.
Quan điểm tiếp cận nghiên cứu của đề tài là:
a) Quan điểm tiếp cận hệ thống, quan niệm tất cả các hiện tượng tự nhiên cũng
như xã hội đều được tổ chức thành các hệ thống. Mọi hệ thống đều được quy định bởi thuộc tính liên hệ với nhau rất chặt chẽ nhưng lại tương đối độc lập với nhau. Phương pháp phân tích hệ thống giúp cho việc nghiên cứu, đánh giá các quá trình biến đổi các yếu tố địa lý một cách tổng thể và toàn diện nhất trong mối quan hệ giữa các quá trình tự nhiên và nhân sinh với chúng. Trong tiếp cận hệ thống, đất ngập nước được coi như là một yếu tố cấu thành vẹn toàn của hệ sinh thái tự nhiên. Sử dụng ĐNN phải dựa trên nguyên tắc đảm báo, duy trì các chưvs năng và tính ngun vẹn của hệ sinh thái ĐNN, đảm bảo tính da dạng sinh học, phải đặt ĐNN trong mối quan hệ với các yếu tố có liên quan như yếu tố tự nhiên (nguồn sinh thủy, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, sơng ngịi), kinh tế, xã hội.
b) Quanđiểm tổng hợp
Quan điểm này khẳng định hợp phần cấu tạo môi trường và lãnh thổ tự nhiên không bao giờ tồn tại một cách độc lập mà là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Do vậy, khi nghiên cứu mỗi yếu tố địa lý phải đặt nó trong mối quan hệ tổng thể với các thành phần tự nhiên khác, nhưng không nhất thiết phải nghiên cứu chi tiết tất cả các thành phần hoặc các yếu tố mà có thể lựa chọn một số đại diện có đặc trưng tiêu biểu và có vai trị chủ đạo, mang tính quyết định đến các đặc điểm cơ bản của tổng thể.
Đất ngập nước có ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều đối tượng khác nhau (nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp, công nghiệp, môi trường, …), và bị chi phối bởi các yếu tố như địa giới hành chính, chính quyền các cấp, các điều kiện về tự nhiên, kinh tế và xã hội, …, vì vậy, việc vận dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu và đánh giá các yếu tố địa lý phục vụ xây dựng các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững ĐNN phải dựa trên cơ sở những kết quả phân tích đồng bộ và hệ thống, mang tính tổng hợp như: kết quả đánh giá thích hợp sinh thái các loại cây
trồng kết hợp việc xem xét hiệu quả KTXH và bảo vệ môi trường sinh thái (MTST) bền vững để việc đề xuất loại hình sử dụng trên từng đơn vị một cách hợp lý, hiệu quả.
c) Quan điểm lịch sử
Tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất và là sự tổng hoà các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tạo nên nó. Sự tồn tại và phát triển của các yếu tố tự nhiên trong hợp phần này sẽ chịu sự tác động chi phối của các yếu tố tự nhiên trong các hợp phần khác và ngược lại. Trong lịch sử hình thành và phát triẻn, các hợp phần địa lý đều có quy luật phát triển riêng. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá biến đổi các yếu tố địa lý, cần phải có cách nhìn xun suốt q trình phát sinh và phát triển của đối tượng nghiên cứu. Sự biến động của một đơn vị lãnh thổ đều là hệ quả của các mối quan hệ qua lại giữa các hợp phần địa lý tự nhiên và nhân văn theo khơng gian và thời gian.
Do đó, việc nghiên cứu quá khứ và hiện tại của các yếu tố địa lý là cơ sở khoa học vững chắc cho việc nhận định chính xác, hợp lý trong cơng tác đánh giá, quy hoạch sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách bền vững.
d) Quan điểm phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp
ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ trong tương lai”. Sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là mục tiêu của phát triẻn bền vững. Các yếu tố dịa lý là sản phẩm của tác động qua lại giữa con người và tự nhiên, mức độ bền vững của hệ thống địa lý dải ven biẻn cũng là thước đo mức độ của chính sách phát triển kinh tế của khu vực. Nghiên cứu biến đổi yếu tố địa lý khu vực Quảng Yên không chỉ xác định sự bién đổi trong quá khứ với hiện tại mà cịn nhằm mục đích phát triển bền vững cho khu vực nghiên cứu.
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu
1.6.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích các tài liệu có sẵn
Được sử dụng để thu thập những tài liệu, số liệu, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó về khu vực, lãnh thổ để nắm rõ hơn thực trạng của khu vực
cũng như các cơng trình nghiên cứu đã tiến hành có liên quan đến đề tài nghiên cứu như các vấn đề lý luận về thực trạng phát triển KTXH và môi trường ở lãnh thổ nghiên cứu để có được thơng tin ban đầu về nội dung và về lãnh thổ nghiên cứu; đồng thời thấy rõ những tài liệu, số liệu còn thiếu hoặc sai sót để bổ sung và cập nhật giúp cơng tác điều tra thực tế hiệu quả hơn. Các tài liệu dược sử dụng bao gồm các cơng trình nghiên cứu cơ bản, các đề tài khoa học, các dự án phát triển, các luận án, luận văn về khu vực nghiên cứu; các tài liệu được thu thập ở các cơ quan như UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Quảng Yên, Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh, Trung tâm Quan trắc và Phân tích Mơi trường Quảng Ninh, …;
1.6.2.2.Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống của Địa lý học nhằm có được những thơng tin chính xác nhất phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Việc cụ thể hóa phương pháp này được thể hiện ở những công việc sau:
- Thẩm tra lại các tài liệu, số liệu mà người nghiên cứu đã thu thập được. - Lập tuyến khảo sát điểm khảo sát thích hợp. Tuyến khảo sát phải đi qua các khu vực có đặc điểm đặc trưng, điển hình của khu vực Quảng Yên, ví dụ: khu vực đồi núi thấp Bắc Quảng Yên, Đông Quảng Yên, Bãi triều nuôi trồng thủy sản; khu vực Hà Nam. Tại các điểm khảo sát sử dụng bản đồ địa hình kết hợp GPS để xác định vị trí, cần quan sát, mơ tả hình thái địa hình, xác định độ cao, mơ tả vị trí điểm trên lát cắt địa hình, mơ tả hiện trạng môi trường; đo đạc các thông số môi trường, lấy mẫu về phân tích ở các phịng thí nghiệm theo các tiêu chí đã được xác định trước. Đo khí hậu, độ ẩm, tốc độ gió. Đánh giá q trình địa mạo đang diễn ra (bồi tụ, xâm thực, xói mịn, trượt lở đất; Xác định thạch học và tuổi của nham, mô tả cường độ phong hóa; Xác định kiẻu độ ẩm (do mưa, do nước ngầm, do nước lũ, thủy triều), xác định mức độ ẩm (dựa vào số tháng ẩm, số tháng ngập nước, thời gian ngập nước triều ...), xác định độ sâu mực nước ngầm (theo phẫu diện đất, theo giếng, thực vật chỉ thị) bằng cách quan sát các yếu tố, dấu hiệu và hỏi người dân địa phương. Khảo sát các loài thực vật theo phương pháp đièu tra ơ tiêu chuẩn, chọn vị
trí ơ tiêu chuẩn đảm bảo được tính ngẫu nhiên và đại diện cho toàn bộ thảm thực vật của khu vực nghiên cứu; Khảo sát hoạt động nhân sinh, quan sát và ghi lại các tác động tiêu cực lẫn tích cực của con người như chế độ khai thác, luân canh, các biện pháp khoa học kỹ thuật với mức độ tác động được xét thông qua trạng thái của thực bì và thổ nhưỡng; điều tra hiệu quả kinh tế, xã hội ĐNN, các mâu thuẫn trong quản lý, sử dụng ĐNN, nguyện vọng và đề xuất của người dân... Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, các đối tượng điều tra là các hộ có sử dụng ĐNN. Nội dung điều tra: thơng tin cơ bản về chủ hộ, vai trị và giá trị của ĐNN, nhận thức của người dân về ĐNN, những mâu thuẫn/xung đột trong quản lý, sử dụng ĐNN và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý ĐNN.
1.6.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) là một công cụ hữu
hiệu trong nhiều trường hợp khi đánh giá trên các lĩnh vực phát triển cộng đồng khác nhau. Đây là phương pháp đánh giá nhu cầu của cộng đồng với sự tham gia của nhà khoa học, nhà quản lý và cư dân địa phương để tìm hiểu và đánh giá nhanh các vấn đề của khu vực nghiên cứu. Người dân, các tổ chức có liên quan có thể tham gia đánh giá biến đổi các yếu tố địa lý, xác định các bên hưởng lợi từ tài nguyên ĐNN, đối tượng quản lý, sử dụng, mục đích sử dụng, xác định nhanh những vấn đề nổi cộm trong quản lý và sử dụng ĐNN của khu vực mình sinh sống. Trong khu vực Yên