Ứng dụng của phương pháp phân tích phổ Raman

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán phổ dao động của d glucose bằng phương pháp DFT 09 (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP DFT

1.2.6. Ứng dụng của phương pháp phân tích phổ Raman

Dựa vào phổ Raman thu được ta có thơng tin về mức năng lượng dao động của nguyên tử, phân tử hay mạng tinh thể. Các mức năng lượng này là đặc trưng dùng để phân biệt nguyên tử này với nguyên tử khác.

Ứng dụng quang phổ Raman trong nghiên cứu vật liệu: Phép đo phổ tán xạ Raman là một kỹ thuật không phá hủy mẫu và cho phép xác định cấu trúc phân tử của các hợp chất trong vật liệu thông qua khảo sát đặc trưng dao động của chúng. Phổ Raman cũng dùng để khảo sát đặc trưng của sự chuyển pha cấu trúc dưới ảnh hưởng của áp suất, nhiệt độ.

Trong các ngành công nghiệp sơn, thực phẩm, thuốc, nhuộm, dầu hỏa, người ta không dùng phổ Hồng ngoại để khảo sát mà dùng phổ Raman vì các sản phẩm của cơng nghiệp sơn, thực phẩm, thuốc, nhuộm, dầu hỏa đều là những hợp chất chứa nước. Ta biết rằng, nước là chất tán xạ Raman yếu nhưng lại chất hấp thụ hồng ngoại mạnh. Vì vậy, dùng phổ Raman để khảo sát các sản phẩm này sẽ loại bỏ được ảnh hưởng của nước lên phổ của các sản phẩm, giúp nhận được thơng tin chính xác về sản phẩm.

CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH TÍNH TỐN

2.1. Tổng quan về Glucose.

2.1.1. Các phân tử Sacchride

Carbohydrate (hay còn gọi là Sacchride hoặc Glucide) là nhóm phổ biến nhất trong bốn nhóm phân tử sinh học chính. Chúng có vai trị quan trọng trong các cơ thể sống như tích lũy và vận chuyển năng lượng, là các thành phần cấu trúc (cellulose trong thực vật và chitin trong động vật). Thêm vào đó, carbohydrate và các dẫn xuất của nó có vai trị chính trong q trình làm việc của hệ miễn dịch, thụ tinh, phát bệnh, sụ đông mãu, và sinh học phát triển.

Carbohydrate cấu tạo nên hầu hết các vật chất hữu cơ trên Trái Đất do các vai trò bao quát của chúng trong tất cả các dạng sống. Đầu tiên là tồn tại ở dạng dự trữ năng lượng, nhiên liệu và các chất trao đổi trung gian. Thứ hai, các loại đường ribose, đường deoxyribose tạo thành một phần trong cấu trúc của ARN và AND. Thứ ba, polysacarit là các thành phần cấu trúc của thành tế bào vi khuẩn và thực vật. Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật và là một trong những hợp chất hữu cơ phổ biến nhất trong sinh quyển. Thứ tư, sacchride có quan hệ với một số protein và lipid, các chất này có vài trị quan trọng trong việc tương tác gián tiếp giữa các tế bào và sự tương tác giữa các tế bào với các thành phần khác trong môi trường của tế bào.

Sacchride được chia làm ba nhóm: đường đơn (monosaccharide như: Glucose, Fructose…), đường đôi (disaccharide như: Sucrose, Mantose…), đường đa (polysaccharide như: cellulose, tinh bột…). Mỗi nhóm đảm nhiệm một chức năng riêng chủ yếu là: đường đơn có vai trị chính trong cung cấp năng lượng, cịn đường đơi, đường đa có chức năng dự trữ và chức năng cấu trúc.

2.1.2. Glucose [37] 2.1.2.1. Định nghĩa

Glucose là một loại gluxit (chất bột đường) đơn giản nhất (đường đơn, monosaccarit, loại gluxit không bị thủy phân nữa). Glucose gặp nhiều trong trái nho

chín, các trái cây chín khác, cũng như trong mật ong. 2.1.2.2. Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên glucose có hầu hết trong cơ thể thực vật: rể, hoa ,lá… nhiều nhất trong quả chín ngọt (nhiều nhất là trong quả nho), trong máu hàm lượng không đổi là 0,1%.

2.1.2.3. Tính chất Vật lý

Glucose là một chất rắn, kết tinh, khơng màu, có nhiệt độ nóng chảy ở 146°C (dạng α) và 150oC (dạng β), hòa tan nhiều trong nước, có vị ngọt, nhưng khơng ngọt bằng đường mía (saccarose, C12H22O11). Glucose có độ ngọt bằng 0,6 lần so với đường mía. Glucose có trong cơ thể người cũng như động vật. Trong máu người có khoảng 0,1% glucose (về khối lượng). Trong mật ong có khoảng 30% glucose.

Glucose ở dạng nào thì cũng đều khơng có mùi, dễ tan trong nước, acetic acid và nhiều dung môi khác. Dạng chuỗi mở của D-Glucose không bền về mặt nhiệt động học, bị đồng phân hố một cách tự phát thành các dạng tuần hồn. Trong dung dịch tại nhiệt độ phịng, bốn đồng phân tuần hồn chuyển đổi qua lại theo giờ bởi một quá trình gọi là biến đổi quay (mutarotation). Dù với bất kỳ tỉ lệ nào, hỗn hợp đều quy về một tỉ lệ ổn định của α:β là 36:64. Tỉ lệ này có thể là 11:89 nếu không bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng anomeric. Sự biến đổi quay xảy ra chậm hơn đáng kể tại nhiệt độ gần 00C.

Tuỳ thuộc vào điều kiện khác nhau, ba dạng rắn chính của Glucose có thể được tinh thể hoá từ dung dịch nước là α-glucopyranose, β-glucopyranose và β- glucopyranose hydrate.

Dù ở dạng lỏng hay rắn, D-Glucose cũng là dextrorotatory, nghĩa là nó sẽ quay theo hướng của ánh sáng phân cực cùng chiều kim đồng hồ. Hiệu ứng này là do tính khơng đối ảnh của các phân tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính toán phổ dao động của d glucose bằng phương pháp DFT 09 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)