CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Khảo sát khả năng hấp thụ asen, amoni, xanh meylen của vật liệu
3.5.1. Hấp phụ asen
Chuẩn bị dung dịch As (III) có nồng độ thích hợp. Đo giá trị pH của dung dịch trước khi hấp phụ.
Cân chính xác 1 g vật liệu rồi cho vào bình nón 250 ml có chứa sẵn 100 ml dung dịch As (III) đã pha ở trên. Đậy kín bằng túi nilon, lắc bằng máy trong thời gian 6h.
Sau 6h , lọc lấy dung dịch bằng giấy lọc băng xanh. Đo giá trị pH của dịch lọc và tiến hành phân tích lượng asen cịn lại trong dung dịch sau hấp phụ bằng phương pháp so màu HgBr2. Từ đó suy ra lượng asen bị hấp phụ trên vật liệu.
3.5.2. Hấp phụ amoni
Chuẩn bị dung dịch NH4+ có nồng độ thích hợp. Cân chính xác 1 g vật liệu rồi cho vào bình nón 250 ml có chứa sẵn 100 ml dung dịch dịch NH4+ đã pha ở trên. Đậy kín bằng túi nilon, lắc bằng máy trong thời gian 4h.
Sau 4h, lọc lấy dung dịch bằng giấy lọc băng xanh và tiến hành phân tích lượng amoni cịn lại trong dung dịch sau hấp phụ bằng phương pháp so màu. Từ đó suy ra lượng amoni bị hấp phụ trên vật liệu.
3.5.3. Hấp phụ xanh metylen
Chuẩn bị dung dịch xanh metylen có nồng độ thích hợp. Cân chính xác 1 g vật liệu rồi cho vào bình nón 250 ml có chứa sẵn 100 ml dung dịch dịch xanh metylen đã pha ở trên. Đậy kín bằng túi nilon, lắc bằng máy trong thời gian 6h.
Sau 6h, lọc lấy dung dịch bằng giấy lọc băng xanh và tiến hành phân tích lượng xanh metylen cịn lại trong dung dịch sau hấp phụ bằng phương pháp so màu. Từ đó suy ra lượng xanh metylen bị hấp phụ trên vật liệu.