CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
2.1. Đối tượng, mục đích nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
2.1.1.1. Axit pyriđin-2,6-đicacboxylic
Axit pyriđin-2,6-đicacboxylic, hay còn gọi là axit đipicolinic (Kí hiệu: H2PDA), có cơng thức phân tử C7H5NO4 (M = 167,12 g/mol) và công thức cấu tạo là: N OH O HO O
H2PDA là tinh thể màu trắng, nóng chảy ở 248 – 250 . Trong các phức chất, H2PDA thường thể hiện là một phối tử ba càng. Do tính linh động của ngun tử H ở nhóm hydroxyl cùng với khả năng cho electron của nguyên tử O ở nhóm cacbonyl và của nguyên tử N trong vịng pyriđin nên H2PDA có khả năng tạo phức rất tốt với nhiều ion kim loại.
2.1.1.2. Axit 2,2’-bipyriđin-3,3’-đicacboxylic
Axit 2,2’-bipyriđin-3,3’-đicacboxylic, hay cịn gọi là axit đinicotinic (Kí hiệu: H2BPDC), có cơng thức phân tử C12H8N2O4 (M = 244,20 g/mol) và công thức cấu tạo là:
N N
OH HO O
O
H2BPDC là tinh thể màu trắng, nóng chảy ở 260 . Trong các phức chất, H2BPDC có dung lượng phối trí có thể thay đổi từ một đến sáu. Do hai nguyên tử N
trong hai vịng pyridin có cặp electron chưa tham gia liên kết nên H2BPDC có khả năng tạo các chelat vịng năm cạnh bền vững với nhiều ion kim loại.
2.1.2. Mục đích, nội dung nghiên cứu
Với mục đích tổng hợp và nghiên cứu tính chất phức chất cacboxylat của Cu(II), đặc biệt là phức chất dạng khung kim loại – hữu cơ của Cu(II), hoặc của hỗn hợp Cu(II) – Ln(III), đề tài này gồm những nội dung chính sau:
1. Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc axit 2,2’-bipyriđin-3,3’-đicacboxylic với vai trò phối tử bằng phương pháp đo điểm nóng chảy, phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân, nhiễu xạ tia X đơn tinh thể.
2. Nghiên cứu tổng hợp phức chất của Cu(II) với hai phối tử là: - Axit pyriđin-2,6-đicacboxylic
- Axit 2,2’-bipyriđin-3,3’-đicacboxylic
3. Nghiên cứu tổng hợp phức chất của một số nguyên tố đất hiếm với với hai phối tử là:
- Axit pyriđin-2,6-đicacboxylic
- Axit 2,2’-bipyriđin-3,3’-đicacboxylic
4. Nghiên cứu tổng hợp phức chất hỗn hợp của Cu(II) và Ln(III) với hai phối tử là: - Axit pyriđin-2,6-đicacboxylic
- Axit 2,2’-bipyriđin-3,3’-đicacboxylic
5. Nghiên cứu thành phần, cấu tạo của các sản phẩm rắn bằng các phương pháp hóa lí:
- Xác định hàm lượng ion kim loại trong các phức chất bằng phương pháp chuẩn độ complexon.
- Nghiên cứu các phức chất thu được bằng phương pháp phổ hồng ngoại, phương pháp phân tích nhiệt, phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể.