CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Nhơn Trạch là 15,8%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả tỉnh (tồn tỉnh tăng 13,4%/năm), trong đó:
- Khu vực công nghiệp và xây dựng: đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đều và khá cao (bình quân trên 21%/năm), là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các khu vực còn lại do thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài rất lớn trên địa bàn huyện. Nhiều nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào huyện Nhơn Trạch góp phần tăng nhanh sự phát triển kinh tế công nghiệp trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP cơng nghiệp khá cao trên 22,2%/năm. Tình hình đầu tư phát triển cơng nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì và phát triển mạnh, do đó tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức 21%/năm, cao hơn bình qn chung tồn ngành cơng nghiệp của tỉnh (toàn tỉnh tăng 16,9%/năm).
- Khu vực dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,7%/năm. Tốc độ này chưa tương xứng so với tốc độ phát triển của khu vực công nghiệp. Trong thời gian tới, khu vực dịch vụ sẽ được đầu tư và có những bước phát triển khá mạnh, tốc độ bình quân đạt 20,1%/năm. Điều này cho thấy tín hiệu khởi sắc của khu vực dịch vụ của huyện trong thời gian tới.
- Khu vực nông nghiệp: Trong những năm qua, do việc đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa, khu vực nơng nghiệp vốn là chủ yếu trên địa bàn huyện đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giảm dần theo thời gian.
Nhìn chung thời gian qua, so với sự phát triển nhanh về công nghiệp và tốc độ đơ thị hóa…, sự chuyển dịch của nông nghiệp nông thôn và sự phát triển của thương mại - dịch vụ chưa phù hợp, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế, phục vụ phát triển công nghiệp. Dịch vụ phát triển chậm so với tiềm năng và khả năng có thể khai thác được. Thương mại chỉ mang tính kinh doanh hộ gia đình, quy mơ nhỏ, lẻ và tự phát. Tỷ trọng dịch vụ có giá trị gia tăng cao phát triển chậm như: tài chính, tín dụng, tư vấn, bảo hiểm…, hoặc chất lượng cịn thấp như dịch vụ viễn thơng, vận tải… Du lịch và dịch vụ nhà trọ hình thành mang nặng tính tự phát và cịn trong tình trạng yếu kém về cơ sở vật chất lẫn phương thức hoạt động. Là một đô thị mới, thời gian qua chủ yếu phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ phục vụ phát triển công
nghiệp chưa phát triển mạnh... do đó ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển cơng nghiệp.
b) Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ.
Đi đôi với tăng trưởng GDP, cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng đề ra. Tỷ trọng ngành công nghiệp từ 39,2% tăng lên 54,8%; tỷ trọng ngành dịch vụ từ 23% tăng lên 29,2% và tỷ trọng ngành nơng nghiệp tiếp tục giảm từ 37,8% xuống cịn 16%.
Hình 2.2. Biểu đồ thống kê xu hướng diện tích ni trồng thủy sản tỉnh Đồng Nai
Cơ cấu kinh tế như trên cho thấy đây là giai đoạn nền kinh tế của huyện Nhơn Trạch có sự chuyển biến về chất, nền kinh tế đã chuyển dịch rõ nét sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên sẽ tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh trong các năm tiếp theo, đóng góp vào sự phát triển thành cơng chung của tồn tỉnh đó là trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển đơ thị mới Nhơn
Trạch. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục giảm mạnh qua các năm, đây cũng là sự khó khăn cho việc phát triển ni trồng thủy sản.
c) Cơ cấu thành phần kinh tế
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu và quan điểm phát triển mạnh các thành phần kinh tế, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, phát huy mạnh hơn nữa các lợi thế, thu hút mạnh các nguồn lực ngoài huyện và nước ngoài, tạo động lực để phát triển, hình thành nền kinh tế mở, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng các quan hệ kinh tế với bên ngoài, hội nhập với vùng kinh tế trọng điểm. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ, hội nhập kinh tế vùng và khu vực… phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ khai thác, vận dụng mọi nguồn lực bên ngồi.
Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước tăng trưởng có xu hướng giảm. Đặc biệt khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có sự tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của huyện.
Cơ cấu Khu vực kinh tế nhà nước giảm do khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng nhanh. Nhìn chung, Khu vực kinh tế nhà nước có quy mơ nhỏ. Khu vực ngoài quốc doanh cũng giảm sút về tỷ trọng, chưa động viên khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển.
Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu do thành phần kinh tế Đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 96,4% trong cơ cấu thành phần kinh tế trên địa bàn huyện, đến nay tỷ trọng của khu vực này chiếm 96,7%. Đầu tư trực tiếp nước ngồi đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế huyện Nhơn Trạch, như: Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất; làm
tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu, tiếp cận với thị trường quốc tế; đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và góp phần tích cực vào các hoạt động xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực; đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Nhơn Trạch nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung vào nền kinh tế khu vực và thế giới; tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ của huyện từng bước phát triển. Tuy nhiên những thách thức đặt ra trong quá trình thu hút đầu tư nước ngồi là vấn đề ơ nhiễm mơi trường, tăng dân số cơ học, hạ tầng còn nhiều hạn chế và những vấn đề xã hội bức xúc khác.
d) Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất, nhập khẩu của huyện Nhơn Trạch Tốc đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 47,61%/năm. Trong những năm tới, với tiềm lực tích lũy được và lợi thế phát triển cơng nghiệp, Nhơn Trạch có khả năng tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ chung của cả tỉnh, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh.
Trong các thành phần kinh tế, kim ngạch xuất khẩu hiện nay trên địa bàn huyện, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm chủ yếu (99,83%); kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,17%). Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, trong đó vai trị các doanh nghiệp địa phương không đáng kể. Đây cũng là một thực trạng chung của toàn tỉnh Đồng Nai.
Về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp. Hàng công nghiệp xuất khẩu trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm dệt, giày dép, cơng nghiệp hố chất… Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là chính.
e) Thu hút đầu tư
Tính đến nay, tình hình đầu tư vào sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển. Đã có thêm 09 dự án ngồi nước được cấp phép với tổng số vốn đầu tư là 141,3 triệu USD và 06 công ty xin điều chỉnh tăng vốn 24,93 triệu USD, nâng tổng số dự án đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn lên con số 297 dự án với vốn đầu
tư 5,585 tỷ USD (trong đó có 182 dự án đầu tư nước ngồi với vốn đầu tư 4,115 tỷ USD và 115 dự án đầu tư trong nước với vốn đầu tư 1,47 tỷ USD). Số liệu thống kê cho thấy đã có 175 dự án đi vào hoạt động, giải quyết làm việc cho hơn 40.000 lao động.