Thành phần Diện tích (ha)
Tổng diện tích Huyện 41.089
Tổng mặt nước 8.048
Sông, suối, kênh, mương (Nước chảy) 5.266 (65,4%) Ao, hồ, đầm, phá (Nước đọng) 564 (7%)
Qua xử lý và thu thập thơng tin từ bản đồ biên tập được, có thể thấy tổng diện tích mặt nước của huyện là khoảng 8.048 ha, chiếm 19,6% diện tích huyện. Trong đó, diện tích sơng suối (nơi có nước chảy động) là 5.266 ha, chiếm 65,4% diện tích mặt nước. Huyện được bao quanh bởi 2 con sơng chính là sơng Đồng Tranh và sông Thị Vải, với lưu vực cửa sông chảy ra Vịnh biển Gành Rái. Nơi đây thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ. Diện tích ni trồng thủy sản của huyện là khoảng 2.218 ha, chiếm 27,6% tổng diện tích nước mặt. Phân bố khơng gian tập trung chủ yếu ở phía Nam – Đơng Nam và nằm gần với các khu dân cư và cơng nghiệp.
Tuy nhiên, chính vì các khu vực ni trồng thủy sản nằm gần khu dân cư, tình trạng ơ nhiễm môi trường xảy ra ngày càng nghiêm trọng tại đây do chuyển dịch cơ cấu tăng mạnh sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt, nhất là ở các khu vực có nhiều tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ. Bên cạnh đó thì hệ thống thủy lợi phục vụ cho khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản tập trung cịn thiếu. Đây cũng chính là những khó khăn cho việc phát triển ngành thủy sản của huyện.
Mặc dù đã xây dựng được một số mơ hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào nuôi các lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú thâm canh năng suất cao, thâm canh cá rơ phi đơn tính, tơm thẻ chân trắng, cá chẽm, … nhưng đối với công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, việc ứng dụng khoa học còn rất hạn chế.
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan do việc triển khai các chính sách của huyện và hiệu quả của UBND tỉnh chưa được như mong muốn, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, hay sự chưa đồng bộ của nhiệm vụ quản lý; cịn có các ngun nhân chủ quan như sự thiếu tích cực, chủ động của người dân khi triển khai dự án, trình độ nhận thức của người dân, thị trường cịn hạn chế, khơng ổn định, thì một nhân tố khác cũng ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ là: khu vực có nhiều khu cơng nghiệp, nước thải từ các khu cơng nghiệp này có thể đã qua xử lý theo quy định, sau
đó mới xả thải ra sông suối, tuy nhiên đây vẫn là một trở ngại đáng kể cho ngành thủy sản Nhơn Trạch trong thời gian tới.
2.3.3. Tái cơ cấu ngành thủy sản
Để nâng cao lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản, thực hiện đồng bộ các nội dung từ tái cơ cấu sử dụng nguồn lực, tái cơ cấu công nghệ, tái cơ cấu về sản phẩm, tái cơ cấu về hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nhằm gia tăng về chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Mục tiêu chung là tận dụng triệt để các lợi thế, khắc phục các khó khăn để phát triển ngành thủy sản của huyện theo hướng bền vững kinh tế - xã hội - môi trường; trở thành ngành sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, đạt hiệu quả cao, có năng lực để tự đầu tư phát triển và tăng giá trị tiêu thụ nội địa, tăng khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào an ninh thực phẩm chung của tỉnh cũng như cả nước.
a) Tái cơ cấu sản xuất theo vùng
Phân vùng sản xuất các đối tượng nuôi phù hợp với từng điều kiện cụ thể, với điều kiện thực tế như huyện Nhơn Trạch thì tập trung chủ yếu là ni nước lợ, với đối tượng chủ yếu là tôm chân trắng, và tôm thẻ siêu thâm canh.
Khai thác thủy sản gắn với bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khai thác tập trung chủ yếu vào các xã có nhiều rừng ngập mặn. Tổ chức lại sản xuất theo mơ hình kinh tế tập thể và mơ hình đồng quản lý đối với hoạt động khai thác thủy sản.
b) Tái cơ cấu đối tượng nuôi chủ lực
Tại huyện Nhơn Trạch, định hướng các đối tượng chính sẽ là cá: như cá chẽm, tập trung phát triển, ứng dụng các phương thức nuôi tiên tiến thâm canh, bán thâm canh cho năng suất sản lượng cao. Đặc biệt chú ý định hướng người dân nuôi theo tiêu chuẩn an tồn thực phẩm.
Đối với tơm, tập trung ưu tiên phát triển tôm thẻ chân trắng theo mơ hình ni siêu thâm canh. Ứng dụng phát triển nuôi theo công nghệ cao, đặc biệt phát triển áp dụng các phương thức ni an tồn thực phẩm.
c) Tái cơ cấu phương thức sản xuất
Hiện nay, chủ yếu phát triển theo hình thức kinh tế nơng hộ quy mô nhỏ. Tuy nhiên, phương thức này đã bộc lộ nhiều hạn chế vốn có là số lượng hàng hóa ít, chất lượng thấp, quản lý kém,… khó tồn tại và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Do đó, kinh tế hệ gia đình phải liên kết thành các câu lạc bộ, tổ kinh tế hợp tác và hợp tác xã để tăng cường khả năng áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn, kiểm soát chất lượng sản phẩm, sản lượng,… đáp ứng yêu cầu, nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường.
Ưu tiên tập trung vào kinh tế trang trại. Đây là loại hình tổ chức sản xuất nơng nghiệp nhiều ưu điểm, phù hợp với sản xuất hàng hóa và cũng là quy luật tất yếu trong q trinh hình thành và phát triển. Khuyến khích nâng cao quy mô các trang trại sản xuất thủy sản.
d) Tái cơ cấu về chế biến và tiêu thụ thủy sản theo chuỗi
Phát triển chế biến, tiêu thụ thủy sản trong mối liên kết chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai thác và chế biến, thương mại sản phẩm thủy sản. Trước hết xây dựng các chuỗi ngắn từ sản xuất, khai thác đến thu mua; hoặc từ thu mua đến tiêu thụ; sau đó sẽ xây dựng các chuỗi dài hơn đảm bảo có sự kiểm sốt thống nhất từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng, đáp ứng dần các tiêu chí kiểm sốt của thị trường.
Giữ vững thị trường truyền thống tiêu thụ trong địa bàn tỉnh, mở rộng và phát triển thị trường ra các tỉnh lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả của cơng cụ phần mềm
Hình dưới đây thể hiện giao diện hiệu chỉnh khí quyển đã được thiết kế trong cơng cụ:
Hình 3.1. Giao diện hiệu chỉnh khí quyển cho ảnh VNREDSat-1
Ảnh VNREDSat-1 sau khi được hiệu chỉnh ảnh hưởng của khí quyển:
Hình 3.2. Ảnh trước và sau khi hiệu chỉnh ảnh hưởng của khí quyển
Hình 3.3. Cơng cụ tính tốn Chlorophyll-a từ ảnh VNREDSat-1
Các kết quả đạt được sau khi dúng phần mềm xử lý ảnh VNREDSat-1 chụp tại khu vực nghiên cứu:
Hình 3.4. Bản đồ phân bố hàm lượng Chlorophyll-a từ ảnh VNREDSat-1 chụp ngày 22/4/2017
Hình 3.5. Bản đồ vật chất lơ lửng chiết xuất từ ảnh VNREDSat-1
Để lập bản đồ hàm lượng vật chất lơ lửng chọn chức năng SPM, sau đó ở phần
Lớp chun đề, tìm đến ảnh đã tính tốn SPM đã lưu. Ở phần Bản đồ có thể gõ tên
Tương tự như vậy, để lập bản đồ hàm lượng Chlorophyll-a chọn chức năng
CHL, và đường dẫn đến dữ liệu Chl-a đã tính tốn. Và hiển thị dữ liệu thu được như
sau:
Kết quả tính tốn hàm lượng Chl-a và SPM của các cảnh ảnh sử dụng trong khu vực nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 3.1. Hàm lượng Chl-a và SPM của các cảnh ảnh VNREDSat-1 khu vực nghiên cứu
Trong hệ sinh thái thủy vực, mức độ dinh dưỡng thường được xác định qua hàm lượng Chl-a và độ đục. Chl-a được dùng như một chỉ số đánh giá mức độ phong phú của thực vật phù du; hàm lượng Chl-a tăng thì mật độ thực vật phù du tăng. Bên cạnh đó, giữa mật độ phù du và độ đục lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi vì mật độ phù du tăng thì độ đục cũng tăng; tuy nhiên trong trường hợp nước có chứa nhiều chất gây đục từ các hạt sét hay xác hữu cơ thì độ đục khơng liên quan đến mật độ thực vật phù du.
Kết quả tính tốn Chl-a và SPM trên phần mềm đã cho thấy, tại khu vực ao nuôi hàm lượng Chl-a và SPM tỉ lệ với nhau như đã đề cập. Tuy nhiên, tại khu vực
sơng thì mặc dù hàm lượng Chl-a là đồng nhất nhưng có sự thay đổi về độ đục, đây là do tác động của dòng chảy kéo theo các nhân tố khác như phù sa, cát,…
3.2. Đánh giá độ chính xác
3.2.1. Kết quả điều tra thực địa
Sau khi tính tốn bằng phần mềm, thực hiện kiểm tra độ chính xác của cơng cụ bằng các mẫu xét nghiệm thực địa. Khu vực được lựa chọn là xã Phước An, nằm ở phía nam của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đây là khu vực có đầy đủ các dạng mẫu nước mà tác giả quan tâm đó là: sơng, ao, ao hồ nuôi trồng thủy sản. Trong đó trên sơng Thị Vải có các hoạt động ni trồng thủy sản của người dân như hàu, cá,... Sơ đồ phân bố các điểm lấy mẫu được thể hiện trong hình dưới đây.
Hình 3.6. Sơ đồ các điểm mẫu thực địa
Trong đó: Điểm 1 là khu vực giữa sơng Điểm 2: là khu vực nuôi thủy sản
Điểm 3: là khu vực ao hồ nước lặng, không nuôi trồng thủy hải sản Mẫu nước được lấy là nước mặt, nên có những nguyên tắc riêng cho đối tượng này. Mẫu nước phải mang tính đại diện cho khu vực cần lấy mẫu sau đó bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về phịng thí nghiệm càng sớm càng tốt. Kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và lưu trữ phải đúng theo qui định của Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6663-1:2011, 6663-3:2008, 6663-6:2008 và 5994-1995.
Thời gian lấy mẫu: khoảng từ 10h đến 13h hàng ngày, mỗi tiếng lấy một mẫu. Khoảng thời gian lấy mẫu này được tính tốn trên cơ sở quỹ đạo hoạt động của các vệ tinh để chụp ảnh đúng vào thời điểm lấy mẫu, nhằm nâng cao độ chính xác của kết quả tính tốn sau này.
Các mẫu nước này được phân tích theo phương pháp Lorezen (1967), theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6662-2000. Đơn vị của hàm lượng Chl-a sử dụng trong nghiên cứu này là µg/L.