Bản đồ phân cấp độ mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 72)

3.4.2. Xây dựng bản đồ phân cấp địa hình (DEM)

Bản đồ DEM được xây dựng từ dữ liệu độ cao, độ sâu trên nền bản đồ địa hình do Trung tâm Viễn thám thành lập. Bản đồ DEM thể hiện mức độ phân cấp độ cao, độ sâu của địa hình phục vụ đánh giá thích nghi cho NTTS.

Các chỉ tiêu phân cấp như sau:

* Độ cao:

1- Cao triều;

3- Hạ triều; 4- Thấp triều. * Độ sâu: 1- Từ 0 - 3m; 2- Từ 3 - 10m; 3- Từ 10 - 20m; 4- Trên 20m. Hình 3.10: Bản đồ phân cấp địa hình

3.4.3. Xây dựng bản đồ phân bố trầm tích đáy

Bản đồ phân bố trầm tích đáy là bản đồ được xây dựng từ bản đồ địa chất. Dựa vào lớp thơng tin trầm tích để xác định các loại chất đáy thích hợp và khơng thích hợp cho NTTS.[12,27]

Đối với mỗi lồi thủy sản lại thích hợp với một loại chất đáy. Chẳng hạn các đối tượng thủy sản nước ngọt thường thích hợp với những ao ni chất đáy là bùn sét, các đối tượng thủy sản nước mặn lại thích hợp với chất đáy là cát...

Bản đồ phân bố trầm tích đáy thể hiện các loại trầm tích phục vụ cho việc đánh giá thích nghi cho NTTS:

- Bùn sét; - Bùn cát; - Cát;

- Cuội kết, cát kết, thạch anh;

- Đá vôi, đá phiến sét vơi và đá phiến silic.

Hình 3.11: Bản đồ phân bố trầm tích đáy

3.4.4. Xây dựng bản đồ phân cấp các loại đất

Bản đồ phân cấp các loại đất là bản đồ được xây dựng từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thể hiện các loại đất đã được phân cấp thích hợp cho NTTS. Tương ứng với mỗi đối tượng thủy sản: nước ngọt, nước mặn, lợ sẽ có 4 cấp đánh giá: S1 (thích hợp lý tưởng), S2(thích hợp trung bình), S3 (ít thích hợp), N (Khơng thích hợp).[29]

* Đối với nuôi nước ngọt:

đất sơng suối và mặt nước chun dùng) có 1.810,12 ha.

2- Đất thích hợp trung bình (đất trồng cây hàng năm khác, đất nơng nghiệp, đất nơng nghiệp khác) có 121,36 ha.

3- Đất ít thích hợp (đất trồng cây lâu năm) có 228,18 ha.

4- Đất khơng thích hợp (đất có trồng rừng, đất có rừng ngập mặn, đất NTTS nước lợ, mặn, đất quốc phịng, an ninh...) có 184.487,79 ha.

* Đối với ni tơm:

1- Đất thích hợp lý tưởng (đất có rừng ngập mặn, đất NTTS nước lợ, đất bằng chưa sử dụng) có 6.446,76 ha.

2- Đất thích hợp trung bình (đất chun trồng lúa nước) có 1.416,47ha. 3- Đất ít thích hợp (đất nơng nghiệp, đất sơng, ngòi, kênh, rạch, suối, đất mặt nước ven biển) có 132.532,98 ha.

4- Đất khơng thích hợp (đất trồng cây lâu năm, đất có trồng rừng, đất chuyên NTTS nước ngọt, đất trồng cây hàng năm khác...) có 46.251,24 ha.

* Đối với ni ngao, sị, nghêu...:

1- Đất thích hợp lý tưởng (đất bằng chưa sử dụng) có 4.991,40 ha. 2- Đất thích hợp trung bình (đất có rừng ngập mặn) có 3.118,07 ha.

3- Đất ít thích hợp (đất NTTS nước lợ, đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối, đất mặt nước ven biển NTTS, đất mặt nước ven biển) có 133.266,02 ha.

4- Đất khơng thích hợp (đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất có trồng rừng, đất chuyên NTTS nước ngọt...) có 45.271,95 ha.

* Đối với ni nước mặn:

1- Đất thích hợp lý tưởng (đất mặt nước ven biển NTTS, đất mặt nước ven biển) có 126.929,18 ha.

2- Đất thích hợp trung bình (đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối) có 5.893,85 ha. 3- Đất ít thích hợp (đất có rừng ngập mặn, đất bằng chưa sử dụng) có 8.109,47 ha.

4- Đất khơng thích hợp (đất chun trồng lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất có trồng rừng, đất quốc phịng, an ninh, đất khu cơng nghiệp....) có 45.714,94 ha.

Thích hợp cho ni đối tƣợng nƣớc ngọt Thích hợp cho ni tơm

Thích hợp cho ni ngao, sị, nghêu Thích hợp cho ni đối tƣợng nƣớc mặn

3.4.5. Xây dựng bản đồ các vùng khơng đánh giá thích nghi (loại bỏ) cho NTTS

Bản đồ các vùng khơng đánh giá thích nghi cho NTTS khu kinh tế Vân Đồn được xây dựng trên cơ sở chồng ghép các lớp thông tin: bản đồ nền, VQG Bái Tử Long; vùng mặt nước ven biển có mục đích khác: du lịch...; tuyến giao thơng đường biển; vùng chịu tác động tiêu cực của khí hậu; vùng bảo vệ nguồn lợi hải sản tự nhiên; vùng neo đậu tránh trú bão; khu vực cảng.[10,16,19,20,21,22,24,30]

1. Bản đồ nền: được xây dựng ở mục 3.3.1.

2. VQG Bái Tử Long: là một khu bảo tồn sinh quyển cấp quốc gia tại khu vực vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Vườn được thành lập theo quyết định số 85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 01/6/2001. VQG Bái Tử Long nằm trong vùng có tọa độ địa lý là: 20°55'05" ÷ 21°15'10" vĩ độ Bắc và 107°30'10" ÷ 107°46'20" kinh độ Đơng. Diện tích tự nhiên của vườn bao gồm diện tích đất đai của tất cả các đảo nằm trong khu vực tọa độ trên, kèm theo các vùng biển vùng quanh các đảo này với bề rộng 1 km tính từ đường bờ biển các đảo đó, tổng diện tích là 15.783 ha. Các đảo thuộc vườn quốc gia bao gồm: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đơng Ma, Hịn Chính, Lị Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ,..., và các đảo nhỏ trong vùng tọa độ nêu trên.

3. Vùng mặt nước ven biển có mục đích khác: du lịch,...: khu bãi tắm Bãi Dài...

4. Tuyến giao thông đường biển [2]: được xác định trên Hải đồ của Hải quân nhân dân Việt Nam – Tái bản lần thứ hai năm 2008. Hải đồ gồm 2 tờ: IA-100-01 từ cửa Vạn Hữu đến Cửa Ông và IA-100-02 từ đảo Thanh Lam đến đảo Long Châu.

5. Vùng chịu tác động tiêu cực của khí hậu: là những vùng chịu tác động mạnh của sóng, gió,...khơng thích hợp cho NTTS trên biển. Bao gồm vùng biển ở mặt phía ngồi các đảo ra đến ranh giới phía ngồi của huyện.

6. Vùng bảo vệ nguồn lợi hải sản tự nhiên [21]: Theo Quy hoạch các khu bảo tồn, các vùng cấm khai thác thủy sản có thời hạn và phân vùng, phân tuyến khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thì KKT Vân Đồn có 2 khu bảo vệ nguồn lợi hải sản tự nhiên:

- Khu bảo vệ bãi Sá sùng xã Minh Châu: Diện tích vùng bảo vệ là 500ha; khu vực này nằm trên bãi triều giữa đảo Trà Bản và đảo Cảnh Cước có tọa độ trung tâm: 20055’43” Vĩ độ Bắc, 107032’16” Kinh độ Đông; các điểm ranh giới được khống chế như sau:

+ Phía Đơng: Từ Khu khai thác cát Vân Hải đến núi Cồn Trụi khống chế bởi các điểm: 5-4 =7,99km.

+ Phía Bắc: Từ núi Cồn Trụi đến điểm trong vụng Đá Bạc khống chế bởi các điểm: 4- 3 = 1,63 km.

+ Phía Tây: Từ hịn Soi Sặt đến điểm trong vụng Đá Bạc khống chế bởi các điểm: 1-2- 3 = 4,76km.

+ Phía Nam: Từ hịn Soi Sặt đến khu khai thác cát Vân Hải khống chế bởi các điểm: 1-5 = 0,63km.

- Khu bảo vệ bãi Sá sùng xã Quan Lạn: Diện tích vùng bảo vệ là: 500ha. Khu vực này nằm trên bãi triều giữa đảo Mang và đảo Cảnh Cước, có tọa độ trung tâm: 200 53'19'' Vĩ độ Bắc, 107029'40'' Kinh độ Đông, với các điểm ranh giới được khống chế như sau:

+ Phía Đơng: Từ thơn Đơng Nam đến khu khai thác cát Vân Hải, đường kéo dài nối các điểm 5-6 = 6,11 km.

+ Phía Bắc: Từ hịn Soi Sặt đến khu khai thác cát Vân Hải, đường kéo dài nối các điểm 1-6 = 0,63 km.

+ Phía Tây: Từ hịn Soi Sặt đến hòn Giai kéo sang khu Tân Phong đường kéo dài nối các điểm 1-2-3-4 = 9,45 km.

+ Phía Nam: Từ khu Tân Phong đến thơn Đông Nam (Đường kéo dài nối các điểm 4-5 = 4,95 km.

7. Vùng neo đậu tránh trú bão [17], [22]:

- Theo Quyết định số: 1349/QĐ-TTg ngày 09/8/2011 Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì KKT Vân Đồn có một khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Cái Rồng được đầu tư xây dựng với quy mơ 800ch/600cv.

báo các vị trí dành cho neo đậu tàu thuyền khi có bão trên địa bàn Tỉnh năm 2012 KKT Vân Đồn có 7 khu neo đậu gồm: bến Quan Lạn (107029’30”; 210

04’45”); bến Thắng Lợi (107018’37”; 20053’32”); phía Đơng cảng Cái Rồng (107025’10”; 21003’50”); Cống Yên (107020’14”; 20051’29”); khu Xà Kẹp (107001’03”; 21005’30”); cảng Vạn Hoa (107035’42”; 21017’21”) và khu vực vụng Ổ Lợn (107034’2”; 20059’16”).

8. Khu vực cảng: Bao gồm cảng Cái Rồng và cảng Vạn Hoa.

Hình 3.13: Bản đồ các vùng khơng đánh giá thích nghi cho NTTS

3.4.6. Chồng ghép các bản đồ chuyên đề[12],[29]

Chồng ghép các bản đồ bằng phần mềm GIS để phân tích các yếu tố thích nghi và làm cơ sở cho xây dựng bản đồ đề xuất các vùng thích hợp cho NTTS.

Hình 3.14: Phƣơng pháp chồng ghép xây dựng bản đồ và tổ chức thơng tin trong hệ GIS

3.5. Bản đồ thích nghi NTTS khu kinh tế Vân Đồn

NTTS ở KKT Vân Đồn hiện nay không tập trung, công nghệ nuôi lạc hậu, thiếu quy hoạch dẫn đến năng suất không cao, hiệu quả sử dụng đất thấp. Do đó, việc quy hoạch tốt các vùng đất NTTS là việc làm cấp bách, có thể tạo ra những giá trị kinh tế cao. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần xác định khả năng thích nghi cho những vùng đất có khả năng NTTS, trên cơ sở đó lựa chọn loại hình sử dụng vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa nhằm tránh tính can thiệp thô bạo của con người dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái. Bởi vì, việc khai thác tài nguyên chưa hợp lý, thiếu quy hoạch cùng với sự nhạy cảm và biến động mạnh cả về điều kiện tự nhiên lẫn điều kiện KT - XH là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt làm mất khả năng phục hồi.

3.5.1. Cơ sở khoa học xây dựng bản đồ thích nghi

Bản đồ thích nghi được xây dựng trên quan điểm không xem xét tác nhân của con người mà nó được xây dựng thơng qua việc điều tra, nghiên cứu những đặc tính tự nhiên ở giai đoạn hiện tại nhằm mục đích giúp cho việc khai thác và hiệu quả trên những vùng sinh thái khác nhau.

3.5.2. Xác định các loại hình sử dụng khi đánh giá

Thực tế cho thấy NTTS trong những năm gần đây đem lại hiệu quả hơn hẳn so với các hình thức sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp khác. Xuất phát từ thc t,

ph-ơng pháp chồng ghép xây dựng bản đồ và tổ chức thông tin trong hệ GIS

Bản đồ chồng xếp tổng hợp

bản đồ phân cấp độ mặn bản đồ phân cấp địa hình (dem) bản đồ phân bố trầm tích đáy bản đồ phân cấp các loại đất 1 2 3 4 5 6

để sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai KKT Vân Đồn chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi cho NTTS.

Bản đồ thích nghi được thành lập thơng qua việc chồng ghép các bản đồ sau: - Bản đồ phân cấp độ mặn;

- Bản đồ phân cấp địa hình; - Bản đồ phân bố trầm tích đáy; - Bản đồ phân cấp các loại đất;

- Bản đồ các vùng không đánh giá thích nghi; - Bản đồ nền địa hình.

Ngồi ra khi đánh giá thích nghi còn xem xét thêm các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, sóng biển, gió, PH...

3.5.3. Phương pháp đánh giá

Phƣơng pháp điều kiện hạn chế

Thực hiện theo phương pháp cây quyết định: Nghĩa là xem xét các yếu tố chủ đạo mang tính chất quyết định đến khả năng thích nghi cho việc sử dụng mang tính bền vững về mơi trường trên quan điểm sinh thái.

Các yếu tố mang tính quyết định (mức độ quan trọng từ trên xuống): - Độ mặn;

- Cấp địa hình;

- Phân bố trầm tích đáy; - Hiện trạng sử dụng đất...

Kết quả đánh giá khả năng thích nghi như trên bản đồ. * Thích nghi S1 có 52.060,99 ha. Trong đó:

- S1 với các đối tượng thủy sản nước ngọt là 1.864,52 ha. Phân bố chủ yếu ở các xã trên đảo Cái Bầu: xã Đồn Kết, xã Bình Dân, xã Đơng Xá, xã Hạ Long...

- S1 đối với nuôi tôm là 3.643,68 ha. Phân bố chủ yếu ở các xã có diện tích RNM lớn: xã Đồn Kết, xã Bình Dân, xã Đài Xuyên...

- S1 với các đối tượng ngao, sò, nghêu là 219,78 ha. Phân bố chủ yếu ở các xã có diện tích bãi triều lớn: xã Quan Lạn, xã Minh Châu, xã Đơng Xá...

ở các xã có diện tích mặt nước ven biển NTTS lớn: Bản Sen, Thắng Lợi, Quan Lạn, Đông Xá, Hạ Long...

- S1 đối với nuôi tôm; ngao, sò, nghêu là 3.246,82 ha. Phân bố chủ yếu ở các xã có diện tích bãi triều lớn: xã Quan Lạn, xã Minh Châu, xã Đơng Xá...

* Thích nghi S2 có 6.654,57 ha. Trong đó:

- S2 với các đối tượng thủy sản nước ngọt là 121,85 ha. Phân bố ở các xã: Đông Xá, Vạn Yên, Bình Dân...

- S2 với các đối tượng thủy sản nước mặn là 6.532,72 ha. Phân bố ở các xã: Đồn Kết, Bình Dân, Đài Xun...

* Thích nghi S3 có 231,18 ha. Trong đó:

- S3 với các đối tượng thủy sản nước ngọt là 231,18 ha. Phân bố ở các xã: Vạn Yên, Bản Sen...

3.6. Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch vùng NTTS khu kinh tế Vân Đồn kinh tế Vân Đồn

3.6.1. Cơ sở khoa học

Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch NTTS là cơ sở để lựa chọn các vùng thích hợp nhất cho NTTS trong tương lai. Nó được xây dựng từ kết quả đánh giá khả năng thích nghi sinh thái (xem xét các yếu tố tự nhiên), phối hợp với những yêu cầu thực tiễn về khả năng đầu tư cải tạo các yếu tố cơ sở hạ tầng mà các đối tượng nuôi yêu cầu (xem xét về hiệu quả kinh tế trong sản xuất) và cập nhật các quy hoạch liên quan khác. Bản đồ đưa ra một cách tổng thể chức năng cơ bản của từng vùng nhằm giảm thiểu tối đa tổn hại đến môi trường (xem xét về môi trường) nhưng vẫn cân đối được bền vững về mặt kinh tế và xã hội.

3.6.2. Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch vùng NTTS Khu kinh tế Vân Đồn kinh tế Vân Đồn

Tận dụng tối đa tiềm năng thích nghi tự nhiên tức là trên cơ sở lợi ích kinh tế khắc phục tồn bộ những yếu tố hạn chế của đối tượng đánh giá để đạt được lợi ích tốt nhất nhưng có xem xét đến vấn đề mất cân bằng sinh thái. Với phương án này sẽ đề xuất chuyển đổi tồn bộ diện tích đất bằng chưa sử dụng và đưa diện tích mặt nước ven biển chưa sử dụng sang NTTS: vùng chương bãi sẽ được khoanh nuôi tập trung các lồi nhuyễn thể hai mảnh vỏ: ngao, nghêu, sị; vùng mặt nước ven biển sẽ đưa vào nuôi các loại cá lồng bè hoặc hình thức ni kết hợp cá lồng bè với nhuyễn thể: hầu, tu hài...bằng lồng hoặc giàn treo. Diện tích ao đầm chưa sử dụng hoặc bỏ hoang sẽ được đưa vào nuôi tôm và cá nước ngọt. Khơng chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa sang nuôi các đối tượng nước ngọt [10]. Diện tích RNM được nghiên cứu đưa vào nuôi tôm sinh thái. Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch vùng NTTS KKT Vân Đồn cần được cập nhật theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn đến năm 2020 và Quy hoạch chung xây dựng KTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 72)