Bản đồ thích nghi NTTS Khu kinh tế Vân Đồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 100)

3.6. Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch vùng NTTS khu kinh tế Vân Đồn kinh tế Vân Đồn

3.6.1. Cơ sở khoa học

Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch NTTS là cơ sở để lựa chọn các vùng thích hợp nhất cho NTTS trong tương lai. Nó được xây dựng từ kết quả đánh giá khả năng thích nghi sinh thái (xem xét các yếu tố tự nhiên), phối hợp với những yêu cầu thực tiễn về khả năng đầu tư cải tạo các yếu tố cơ sở hạ tầng mà các đối tượng nuôi yêu cầu (xem xét về hiệu quả kinh tế trong sản xuất) và cập nhật các quy hoạch liên quan khác. Bản đồ đưa ra một cách tổng thể chức năng cơ bản của từng vùng nhằm giảm thiểu tối đa tổn hại đến môi trường (xem xét về môi trường) nhưng vẫn cân đối được bền vững về mặt kinh tế và xã hội.

3.6.2. Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch vùng NTTS Khu kinh tế Vân Đồn kinh tế Vân Đồn

Tận dụng tối đa tiềm năng thích nghi tự nhiên tức là trên cơ sở lợi ích kinh tế khắc phục toàn bộ những yếu tố hạn chế của đối tượng đánh giá để đạt được lợi ích tốt nhất nhưng có xem xét đến vấn đề mất cân bằng sinh thái. Với phương án này sẽ đề xuất chuyển đổi tồn bộ diện tích đất bằng chưa sử dụng và đưa diện tích mặt nước ven biển chưa sử dụng sang NTTS: vùng chương bãi sẽ được khoanh ni tập trung các lồi nhuyễn thể hai mảnh vỏ: ngao, nghêu, sò; vùng mặt nước ven biển sẽ đưa vào nuôi các loại cá lồng bè hoặc hình thức ni kết hợp cá lồng bè với nhuyễn thể: hầu, tu hài...bằng lồng hoặc giàn treo. Diện tích ao đầm chưa sử dụng hoặc bỏ hoang sẽ được đưa vào nuôi tôm và cá nước ngọt. Không chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa sang nuôi các đối tượng nước ngọt [10]. Diện tích RNM được nghiên cứu đưa vào ni tơm sinh thái. Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch vùng NTTS KKT Vân Đồn cần được cập nhật theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn đến năm 2020 và Quy hoạch chung xây dựng KTT Vân Đồn đã được Chính phủ phê duyệt năm 2009 để tránh chồng chéo và loại bỏ được các vùng có nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai.

Trên cơ sở bản đồ phân cấp thích nghi và loại bỏ các vùng chồng chéo quy hoạch và các vùng có nguy cơ ơ nhiễm trong tương lai các vùng thích nghi tương

ứng sẽ phù hợp với đối tượng và hình thức ni như sau:

- Vùng S1 với diện tích đề xuất đưa vào quy hoạch là 38.086,77 ha. Trong đó, ni nước ngọt là: 226,47 ha; ni tơm là: 1.837,75 ha; ni ngao, sị, nghêu là: 2,57 ha; nuôi nước mặn là: 33.518,15 ha; ni tơm; ngao, sị, nghêu là: 2.501,84 ha. Những vùng này thích hợp với hình thức ni thâm canh và bán thâm canh.

- Vùng S2 với diện tích đề xuất đưa vào quy hoạch là 5.743,41 ha. Trong đó, ni nước ngọt là: 64,76 ha; nuôi nước mặn là 5.678,65 ha. Những vùng này thích hợp với hình thức ni quảng canh cải tiến.

- Vùng S3 không đề xuất đưa vào ni vì mức độ thích nghi cho NTTS tương đối thấp, nếu đưa vào nuôi sẽ phải đầu tư lớn mà hiệu quả đem lại khơng cao.

3.6.3. Một số mơ hình có thể áp dụng trong NTTS ở KTT Vân Đồn

a. Nuôi ao đầm: áp dụng ni đối với các lồi cá đặc biệt là cá Vược mắt đỏ,

cá rô phi và tôm nước lợ tập trung chủ yếu ở các xã trên đảo Cái Bầu như Bình Dân, Đài Xun, Đơng Xá…

Trước đây, nuôi ao, đầm đặc biệt là nuôi Tôm được đầu tư phát triển bằng công nghệ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh và bán thâm canh. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh liên tiếp nên hiện nay diện tích ni ao, đầm đặc biệt là ao, đầm nuôi Tôm giảm đi đáng kể, rất nhiều diện tích ao đầm bỏ hoang hoặc để nuôi thả tự nhiên để đánh bắt cộng đồng như ở Xã Đồn Kết. Một số diện tích ao, đầm ni tơm chuyển sang nuôi cá hoặc bị thu hồi chuyển mục đích sử dụng khác như ở xã Đơng Xá, Hạ Long.

b. Nuôi rào chắn: áp dụng ni đối với các lồi cá nước mặn trong các eo

vịnh. Tuy nhiên hình thức này chưa được ni phổ biến ở các xã.

c. Nuôi lồng bè: áp dụng ni với các lồi cá biển như cá Song, cá Vược, cá

Tráp…và nhuyễn thể như Tu Hài. Hiện tại hình thức này khá phổ biến đối với ni cá lồng bè như ở các xã Thắng Lợi, Hạ Long, Đông xá, Bản Sen…

d. Nuôi giàn treo: áp dụng chủ yếu đối với ni Trai cấy Ngọc. Hiện tại có 3

Cơng ty ni Trai đạt hiệu quả trên địa bàn KKT là: Công ty nuôi Trai cấy Ngọc Phương Đông, công ty TNHH Taiheiyo Shinju Việt Nam ở xã Bản Sen và Công ty Biển Ngọc tại xã Thắng Lợi.

e. Nuôi dây treo, khay treo, lồng treo: áp dụng với nuôi Hầu và Tu Hài. Tuy

nhiên hình thức ni Hầu chủ yếu hiện nay là nuôi dây treo. Người dân thường kết hợp treo dây trên các bè nuôi Tu Hài hoặc cá lồng bè.

f. Nuôi chương bãi: áp dụng đối với ni nhuyễn thể như Ngao, Nghêu, Sị

Huyết… Những đối tượng nuôi này không phổ biến ở KKT Vân Đồn.

g. Ni lồng thả đáy: đây là hình thức ni khá phổ biến đặc biệt là đối với

ni Tu Hài. Mơ hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các xã đảo và xã ven biển.

Nuôi ao, đầm

(cá rô phi, tôm nước lợ...) Nuôi lồng bè (cá song, cá vược, tu hài...) Nuôi lồng thả đáy (tu hài)

Nuôi giàn treo

(trai cấy ngọc)

Nuôi dây treo, khay treo

(hầu, tu hài) (ngao, nghêu, sò huyết...) Ni chƣơng bãi

Hình 3.17: Một số mơ hình có thể áp dụng trong NTTS Khu kinh tế Vân Đồn 3.7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

3.7.1. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất

Giải pháp chuyển đổi trọng tâm hiện nay là chuyển đổi từ hình thức quảng canh và ni thả tự nhiên sang hình thức thâm canh và bán thâm canh để nâng cao hiệu quả sản xuất. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở ở những vùng nuôi tập trung để nâng cao năng suất của các vùng nuôi, giảm thiểu ô nhiễm mơi trường. Chuyển đổi những diện tích đất bằng chưa sử dụng sang nuôi thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nghiên cứu đưa những diện tích mặt nước ven biển chưa sử dụng có khả năng NTTS.

3.7.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ

Để NTTS có hiệu quả việc đầu tư khoa học công nghệ trong sản xuất là cần thiết. Một công nghệ nuôi phù hợp sẽ đem lại sản lượng và năng suất cao, hạn chế sức lao động. Vậy đối với KKT Vân Đồn giải pháp khoa học công nghệ cần thiết là: - Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học - công nghệ, đồng thời lựa chọn và du nhập cơng nghệ tiên tiến của nước ngồi tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng thời phù hợp với điều kiện khu vực nhất là công nghệ nuôi hải sản

trên biển.

- Tiếp tục xây dựng các mơ hình khuyến ngư, nhân rộng các mơ hình tốt trong sản xuất như mơ hình ni kết hợp nhuyễn thể (Hầu, Tu hài) với cá lồng bè vừa tận dụng tốt không gian mặt nước vừa giảm thiểu ô nhiễm mơi trường. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả đặc biệt đối với những lồi có giá trị kinh tế cao để phục vụ cho KKT trong tương lai là một trung tâm thương mại, du lịch quốc tế.

- Thiết kế công nghệ nuôi phù hợp với từng khu vực nuôi cho từng xã. Quy hoạch thiết kế và công nghệ nuôi phù hợp sẽ làm giảm được tác động xấu của NTTS đến môi trường. Tuy nhiên sự lựa chọn thiết kế vào công nghệ nuôi cho từng khu vực phụ thuộc vào điều kiện môi trường, khả năng đầu tư kỹ thuật công nghệ.

- Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ đã được nghiên cứu thành công như: Kỹ thuật nuôi Vẹm vỏ xanh thương phẩm, kỹ thuật ương giống và nuôi Tu Hài thương phẩm của Hợp phần hỗ trợ NTTS biển và nước lợ SUMA, quy trình ni cá Song, cá Giò bằng lồng ở biển...

3.7.3. Giải pháp về thị trường

Thuỷ sản tươi sống và chế biến theo kinh nghiệm truyền thống của ngư dân Quảng Ninh đã phục vụ nhân dân địa phương trên khắp các thị trường trong tỉnh, đồng thời sản phẩm thuỷ sản cũng đã được đưa đi phục vụ hàng chục triệu dân của các tỉnh và thành phố lân cận như: Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội…

Sản phẩm thuỷ sản chế biến của Quảng Ninh được xuất khẩu đi các nước Nhật Bản, Hồng Kơng… chiếm tới 70% sản lượng và đang có điều kiện tiếp cận thị trường EU, Mỹ.

Ngoài những sản phẩm đã qua chế biến, thuỷ sản tươi sống của Quảng Ninh đang được thị trường các nước lân cận rất ưa chuộng. Đặc biệt thị trường Trung Quốc - nước láng giềng chung biên giới đường bộ, đường biển, có nhiều cửa khẩu, có khả năng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản rất lớn về số lượng và đa dạng về chủng loại

đã và đang trở thành thị trường quan trọng của tỉnh ta và là cầu nối thị trường hải sản của cả nước.

Để sản phẩm thủy sản có chất lượng tốt và đến được tận tay người tiêu dùng giải pháp thị trường đặt ra cho KKT Vân Đồn là:

- Quản lý chặt chẽ chất lượng và duy trì sản lượng sản phẩm NTTS để lấy uy tín trên thị trường.

- Hợp tác chặt chẽ giữa những người NTTS và các tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. KKT đứng ra tổ chức cho người dân được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm (các nhà máy, xí nghiệp chế biến...). Các doanh nghiệp thu mua thường xuyên thông tin cho người dân NTTS các thông tin về giá thu mua để người dân có thể bán sản phẩm đúng lúc, đúng thời điểm và phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.

- Có biện pháp quản lý và đưa ra các quy định đối với các tư thương thu mua sản phẩm thuỷ sản trên địa bàn huyện, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

- KKT phối hợp với khuyến ngư và các doanh nghiệp mở các lớp tập huấn cho người dân NTTS về phương pháp bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để giữ được chất lượng sản phẩm trước khi bán, tránh việc phải bán hạ giá do bảo quản sản phẩm không tốt.

3.7.4. Giải pháp khuyến ngư

Nội dung chủ yếu của công tác khuyến ngư là xây dựng các mơ hình trình diễn kỹ thuật để chuyển tải các công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật và các kinh nghiệm kỹ thuật đến các hộ ngư dân. Trong những năm qua trung tâm khuyến ngư tỉnh đã trình diễn nhiều mơ hình ni có hiệu quả phổ biến đến người dân như mơ hình ni Tơm, cá ao đầm, mơ hình ni tu hài, hầu… Giải pháp khuyến ngư đặt ra cho những năm tiếp theo là:

- Củng cố lại bộ máy khuyến ngư từ cấp Tỉnh đến cấp huyện rồi đến cấp xã, hợp tác xã nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tạo ra hệ thống khuyến ngư bao quát toàn tỉnh.

phổ biến kiến thức, trang bị cho ngư dân kỹ thuật và tay nghề về NTTS, sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, hiểu biết về thị trường giá cả, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sinh thái.

- Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất giống, khâu NTTS, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch nhằm đáp ứng với nhu cầu của bà con ngư dân hiện nay.

- Kết hợp với khuyến ngư tỉnh xây dựng các mơ hình chuyển giao kỹ thuật như: Mơ hình phát triển giống thuỷ sản, mơ hình về ni thuỷ sản nước lợ và nước biển nhằm tạo ra các nghề mới hoặc các nghề cải tiến của địa phương cho ngư dân để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm cho bà con ngư dân.

- Tổ chức thông tin tuyên truyền cho người dân qua truyền hình, tờ rơi, báo chí và các đĩa ghi hình.

3.7.5. Giải pháp cho sản xuất NTTS

Hai giải pháp đặt ra cho sản xuất NTTS KKT Vân Đồn là:

* Giải pháp quản lý sản xuất

Phát triển mạnh NTTS ở tất cả các loại hình mặt nước, trong đó chú trọng ni trồng hải sản trên biển ở vùng ven bờ, gắn với mơ hình quản lý cộng đồng, hình thành các hình thức tổ chức kinh tế tập thể, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Hình thành những vùng ni cơng nghiệp tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hố lớn, áp dụng cơng nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu.

* Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất

Khuyến khích đầu tư vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như nghiên cứu, lai tạo, sản xuất các loại giống thuỷ sản mới có giá trị kinh tế để phát triển NTTS hoặc thả vào các vùng nước tự nhiên để tái tạo phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Hỗ trợ người dân đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất khác không hiệu quả sang NTTS ở những khu vực phù hợp với quy hoạch có giao đất và hướng dẫn về kỹ thuật nuôi để đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt là những hộ dân bị lấy đất NTTS ao, đầm sang NTTS trên biển.

3.7.6. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Chính Phủ ban hành các chính sách:

+ Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho các hộ chuyển đổi nghề từ nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả sang NTTS. Chính sách giao mặt đất, mặt nước cho các hộ chuyển đổi.

+ Chính sách đầu tư chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp (nguồn vốn, thời hạn vay, hình thức vay và lãi xuất).

- Thực hiện quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong nghề cá.

- Xây dựng chính sách ưu tiên khuyến khích đầu tư cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thuỷ sản.

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư vốn cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chuyển giao và ứng dụng cơng nghệ sản xuất giống các loại có giá trị kinh tế cao tạo nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

- Xây dựng chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho những hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ nội địa ngày càng phát triển.

- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản đồng bộ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi, các nguồn lực và hài hồ với lợi ích của các hoạt động kinh tế khác trên cùng một không gian địa lý.

3.7.7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Có chính sách khuyến khích ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chun ngành có trình độ cao như tiến sỹ, thạc sỹ, công nhân kỹ thuật bậc cao để đáp ứng được u cầu nhiệm vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ngành thuỷ sản, đồng thời hàng năm bố trí đủ nguồn kinh phí cho cơng tác khuyến ngư để tập huấn kỹ thuật cho ngư dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại khu kinh tế vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 100)