STT Đơn vị hành chính Diện tích
(km2)
1 Huyện Nga Sơn 158,28
2 Huyện Hậu Lộc 143,66
3 Huyện Hoằng Hoá 224,73
4 TX. Sầm Sơn 17,88
5 Huyện Quảng Xƣơng 227,91
6 Huyện Tĩnh Gia 458,12
(Nguồn Niên giám thống kê 2008, 2009)
* Địa hình, địa mạo:
Địa hình, địa mạo của Thanh Hố dốc, nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam và có ba dạng cơ bản: núi, đồi trung du và miền đồng bằng ven biển.
Vùng núi: Vùng núi nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam với địa hình
nhấp nhơ, khơng đều. Núi không cao lắm, nhƣng vách đứng và chạy vòng cung bao quanh vùng đồng bằng sông Mã và sơng Chu. Từ hai vịng cung này đã tạo thành 2 hệ thống núi: Bắc sông Mã và Nam sông Mã.
Vùng đồi trung du: Vùng đồi nói chung thấp, sƣờn thoải, độ cao thƣờng
30- 40m và có thể chia làm 3 vùng:
- Vùng đồi Tây Bắc: Là những vùng đồi từ Hà Trung qua Thạch Thành, Cẩm Thuỷ về Ngọc Lặc, phía Bắc đƣợc che phủ bằng rừng, cịn lại hầu hết đã biến thành đồi trọc. Riêng tiểu vùng Đồng Giao có địa hình cao, cấu tạo bằng phiến thạch, sa thạch…Và những cánh đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi, nhiều cây ăn quả giá trị nhƣ cam, bƣởi, mít, dứa, gai, mía…
- Vùng đồi phía Tây: Chạy dọc theo hai bờ sơng Chu, phía Tây các huyện Triệu Sơn,Yên Định và Thọ Xuân. Đây là vùng đồi thấp, gợn sóng, tƣơng đối bằng phẳng, phần lớn đƣợc cấu tạo bởi đất phù sa và hiện nhiều nơi bị phá trọc.
- Vùng đồi phía Tây Nam: Đây cũng là vùng đồi thấp, sƣờn thoải thuộc các huyện Nhƣ Xuân, Yên Mỹ, đƣợc cấu tạo bởi đất đỏ ba zan và phiến thạch.
Vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng châu thổ rộng trên 3000 km2, chủ yếu do phù sa sông Mã, sông Chu bồi đắp nên. Đồng bằng Thanh Hoá dốc hơn đồng bằng Bắc Bộ và nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đây là một thuận lợi cho việc xây dựng các hệ thống tƣới tiêu và thoát lũ, nhƣng cũng là điều kiện làm tăng thêm q trình bào mịn, rửa trơi vốn đã nghiêm trọng do rừng bị tàn phá. Ngoài núi cao đồng bằng châu thổ Thanh Hố cịn mang tính địa hình phù sa và có thể chia làm 3 vùng khác nhau:
- Vùng đất cao: Bao gồm các huyện Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Yên Định, Thọ Xuân và Triệu Sơn, có độ cao trung bình 3 – 4 m, có nơi lên 8 – 10 m. Địa thế nhấp nhơ và nhiều điểm trũng hoặc lịng chảo và có hiện tƣợng xói mịn.
- Vùng đất thấp: Vùng này thuộc lƣu vực sơng Hoạt và sơng n, ngồi con sơng đào Ninh Bình - Nghệ An, cịn có nhiều ao, hồ, đầm. Vùng Hậu Lộc, Hà Trung, Nông Cống và Quảng Xƣơng có nhiều cánh đồng trũng, càng đi về phía nam đồng bằng càng thu hẹp lại.
- Vùng đất cồn: Đó là những cồn cát, đụn cát và vùng đất đồi chạy song song với bờ biển. Giữa những dải cát là những cánh đồng lúa và màu theo 2 mùa mƣa và khơ. Đất vùng này có độ cao từ 3 – 4 m nghiêng dần từ Tây sang Đông và từ Nam lên Bắc, sát bờ biển có những đụn cát chạy dài, cao tới 7 – 8 m và có lúc di chuyển vào sâu hơn bởi gió, lốc và bão, …[17]
* Khí hậu
Thanh Hố có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 - 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.500 - 8.700C. Biên độ ngày đêm 7 - 100C, biên độ năm từ 10 - 120C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ thấp dƣới 200C (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), có 8 tháng nhiệt độ cao hơn 200C (từ tháng 4 đến tháng 11). Chế độ nhiệt có sự khác biệt khá rõ nét giữa các tiểu vùng.
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.600 - 2.300mm, mỗi năm có khoảng 90 - 130 ngày mƣa. Độ ẩm tƣơng đối từ 85% - 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1.600 - 1.800 giờ. Nhiệt độ trung bình 23,00C - 24,00C, nhiệt độ giảm dần theo hƣớng Đông Nam - Tây Bắc. Tƣơng ứng với mùa khí hậu là hai mùa dịng chảy trên sông, mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thƣờng xảy ra từ tháng 5 – 11 với nhiều trận lũ lớn trong các tháng 8, 9 hay 10. Mùa cạn thƣờng bắt đầu từ các tháng 12 đến tháng 4, mùa dòng chảy còn phụ thuộc vào các vùng địa lý, khí hậu khác nhau: Mùa lũ trên dịng chính sơng Mã xảy ra trong 6 tháng (5 - 10), mùa cạn cũng kéo dài 6 tháng (11 – 4 năm sau) và chậm hơn mùa mƣa 1 – 2 tháng. So với sông Mã, mùa lũ trên sông Chu thƣờng chậm hơn khoảng 1 tháng.
Chế độ gió: Thanh Hố nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có ba mùa gió:
+ Gió Tây Nam: Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào; gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió Tây Nam. Trong ngày thời gian chịu ảnh hƣởng của khơng khí nóng xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
+ Gió Đơng Nam (cịn gọi là gió nồm): Thổi từ biển vào mang theo khơng khí mát mẻ.
Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2m/giây, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30 - 40m/giây, tốc độ gió trong gió mùa đơng Bắc mạnh trên dƣới 20m/giây.
Vào mùa hè, hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Đông và Đông Nam; các tháng mùa đơng hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Bắc và Đơng Bắc.
Bão: Các cơn bão ở Thanh Hoá thƣờng xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X hàng năm. Tốc độ gió trung bình là 1,72m/s, dao động từ 1,2 - 3,8m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão ghi nhận đƣợc từ 30 - 40m/s.
Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí biến đổi theo mùa nhƣng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là khơng lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85% (độ ẩm trung bình cả năm khoảng 85 – 87%), phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ƣớt hơn và có sƣơng mù [17]
* Thủy văn, hải văn
Sơng ngịi ở Thanh Hoá khá phong phú và đa dạng, tăng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và đƣợc chia thành 4 hệ thống chính: Sơng Hoạt ở phía Bắc, sơng Mã, sơng n ở giữa và sơng Lạch Bạng ở phía Nam. Các sơng lớn là sơng Mã, sơng Chu, có hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam. Các sơng nhỏ phía Nam có hƣớng gần nhƣ Tây - Đơng.
Do đặc điểm địa hình, nên sơng ở vùng thƣợng lƣu có độ dốc lớn hơn khu vực đồng bằng.
Hệ thống sông Hoạt:
Sông Hoạt ngắn, khoảng 55km, bắt nguồn từ vùng Yên Thịnh (núi Hang Cửa) Hà Trung với diện tích lƣu vực khoảng 250km2. Có các sơng nhánh là sơng Tống và sông Báo Văn. Mạng lƣới sơng thƣa thớt và dịng chảy nghèo nàn, có địa hình lịng chảo.
Hệ thống sơng Mã:
Là sơng lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ vùng núi Pu Va (Điện Biên, Lai Châu), có chiều dài 512km, phần chảy qua Thanh Hố có chiều dài 242km với diện tích lƣu vực là 28.400km2, ở Thanh Hoá khoảng 9000km2. Những nhánh chính của sơng Mã là:
- Suối Sim: Dài 40km, diện tích lƣu vực 467km2, nhiều thác ghềnh và độ dốc lớn.
- Suối Quanh: Dài 41km, diện tích lƣu vực 497km2. - Suối Xia: Dài 22,5km, diện tích lƣu vực 250km2.
- Sơng Luồng: Xuất phát từ Sầm Nƣa (Lào), chảy qua vùng cao Quan Hoá và nhập vào sông Mã ở Hồi Xuân, dài 102km, diện tích lƣu vực là 1.580km2, lịng hẹp, nhiều thác ghềnh, lớp phủ thực vật nghèo nàn.
- Sơng Lị: Xuất phát từ Sầm Nƣa và hầu nhƣ song song với sơng Luồng, dài 76 km, diện tích lƣu vực 1.000km2.
- Hón Nũa: Xuất phát từ Vạn Mai - Hồ Bình, dài 25km, diện tích lƣu vực là 222km2.
- Sông Bƣởi: Bắt nguồn từ Mai Châu - Hồ Bình, dài 130km, diện tích lƣu vực 1.790km2. Địa hình lƣu vực phức tạp, độ dốc ít, lịng sơng hẹp, là ngun nhân gây nên ngập úng vùng hạ lƣu.
- Sông Cầu Chày: Bắt nguồn từ núi Đèn - Lang Chánh chảy theo hƣớng gần nhƣ Tây - Đông, chảy qua đồng bằng Nam sông Mã - Bắc sông Chu. Tổng chiều dài sơng 87,5km. Diện tích lƣu vực 551km2.
- Sơng Chu: Đây là nhánh lớn nhất của sông Mã bắt nguồn từ vùng núi cao Sầm Nƣa (Lào) ở độ cao 1.100m chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Từ Mƣờng Hinh chảy qua các huyện Thƣờng Xuân, Thọ Xuân,Thiệu Hoá và Yên Định rồi nhập vào sơng Mã tại ngã ba Giàng. Tổng diện tích lƣu vực là 7.580km2, trong đó khoảng 40% thuộc địa phận đất của Việt Nam. Sơng Chu có ba nhánh chính đó là: sơng Khao, sơng Đằng và sơng Âm.
Hệ thống sơng n:
Sơng n cịn có tên là sơng Mực (Mặc), bắt nguồn từ huyện Nhƣ Xuân ở độ cao 100 - 130m chảy qua vùng rừng rậm rạp đổ về khu vực đồng bằng Nông Cống, Quảng Xƣơng và đổ ra biển ở cửa Hải Ninh (Lạch Ghép). Sơng có chiều dài 89km với diện tích lƣu vực 1.850 km2 trong đó khoảng 50% thuộc vùng núi. Sơng n có bốn nhánh sơng chính:
- Sơng Hồng: Dài 72 km, diện tích lƣu vực 336 km2, bắt nguồn từ xã Xuân Phú huyện Thọ Xuân, chảy qua vùng Sao Vàng huyện Thọ Xuân rồi qua các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hố, Đơng Sơn, Nơng Cống và nhập vào sông Yên tại Ngọc Trà huyện Quảng Xƣơng.
- Sơng Nhơm: Dài 60km, diện tích lƣu vực 268 km2. Là nhánh nhỏ của sông Yên bắt nguồn từ vùng núi huyện Nhƣ Xuân chảy qua huyện Triệu Sơn, Nông Cống rồi đổ vào sông Yên.
- Sơng Lý: Dài 48 km, diện tích lƣu vực 108 km2, chảy quanh co, nhƣng cạn và hẹp, chịu ảnh hƣởng mạnh của thuỷ triều.
- Sông Thị Long: Bắt nguồn từ Nghĩa Đàn - Nghệ An, dài 49 km, diện tích lƣu vực 270 km2. Sơng Thị Long có những nhánh nhỏ nhƣ: Sơng Đơ, Sơng Dừa, Sơng Mơ, Sông Thọ Hạc, Kênh Vinh và Kênh Than.
Hệ thống sơng Lạch Bạng:
Bắt nguồn từ vùng Bị Lăn chảy qua vùng đồng bằng ở Khoa Trƣờng và đổ ra biển ở cảng Lạch Bạng. Sơng có chiều dài 34,5km, trong đó 16,4km ở vùng núi. Tổng diện tích lƣu vực 236 km2, trong đó 50% thuộc vùng núi. Sơng Lạch Bạng dốc và ngắn, vùng cửa sông chịu ảnh hƣởng triều mặn, lớp phủ thực vật nghèo nàn và dịng chảy trong sơng biến động khơng lớn. [17]
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
* Dân cƣ và Cơ sở hạ tầng:
Dân số, lao động : Tính đến ngày 1/4/2009, dân số tồn tỉnh là 3.405.000 ngƣời, trong đó dân số khu vực thành thị có 355.400 ngƣời (chiếm 10,44% tổng dân số), dân số khu vực nông thôn 3.049.600 ngƣời (chiếm 89,56%), tỷ lệ đơ thị hố là 10,44% . Thành phần dân tộc: Kinh, Mƣờng, Thái, Hmông, Thổ, Dao, Khơ mú, Tày. Lao động bình quân đang làm việc 1,9 triệu ngƣời (trong đó lao động trong nông lâm nghiệp 1,3 triệu ngƣời). Số lao động thiếu việc làm 22.000 ngƣời.