Ma trận biến đổi sử dụng đất giai đoạn 2004-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu tác động của việc mở rộng ranh giới hành chính hà nội năm 2008 tới biến động sử dụng đất ở huyện đan phượng (Trang 39 - 40)

Đất nông nghiệp năm 2004 mất chuyển sang đất xây dựng tính tới năm 2016 là 759,684 ha. Đất nông nghiệp chuyển sang đất trống là: 147,013 ha. Nguyên nhân là bãi bồi sồng Hồng cải tạo canh tác màu nhưng không thường xuyên và đất nông nghiệp trong đê bị bỏ trống ở các làng nghề làm nơi tập kết gổ hoặc bỏ trống không canh tác. Đất nông nghiệp chuyển thành mặt nước là 257,304 ha. Nguyên nhân là ở cơ chế bồi lở sông theo mùa , theo thời gian làm thay đổi diện tích bãi bồi là nguyên nhân chủ yếu khiến đất trồng màu ven sơng thành đất mặt nước. Chính vì vậy, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp giảm rõ rệt.

Đất xây dựng được chuyển đổi từ đất nông nghiệp như: thành khu đô thị sinh thái như The Phoenix Garden 45 ha tại xã Đan Phượng và thị trấn Phùng, khu du lịch sinh thái Vinhome với 133 ha tại xã Tân Hội, Liên Trung; từ đất trống và mặt

nước như: khu khai thác cát ở bãi bồi ven sông Hồng, nhà vườn sinh thái. Theo thống kê của Chi cục thống kê huyện Đan Phượng có 6 cụm cơng nghiệp với diện tích 78 ha [9]. Năm 2012, Đan Phượng xây dựng mở rộng, chỉnh sửa 131 km đường xá đạt tiêu chuẩn nông thôn mới [27]. Năm 2017, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 3929/QĐ-UBND thành lập Cụm công nghiệp thị trấn Phùng với diện tích 32,254 ha; quyết định số 4588/QĐ-UBND Hà Nội về thành lập Cụm công nghiệp Tân Hội và Cụm công nghiệp Hồ Điền, huyện Đan Phượng với tống diện tích mở rộng gần 8 ha lấy từ đất nông nghiệp. Như vậy, việc chuyển đổi đất nônghiệp vẫn đang tiếp tục được diễn ra.

3.1.2. Xu hướng biến động đất nông nghiệp theo cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu tác động của việc mở rộng ranh giới hành chính hà nội năm 2008 tới biến động sử dụng đất ở huyện đan phượng (Trang 39 - 40)