Hiệu chỉnh tĩnh sơ bộ được tính theo các số liệu đã có trước, nhằm đưa
a b
d c
27
các điểm phát và thu sóng về một mức qui ước nằm sát dưới đáy đới tốc độ nhỏ (khi quan sát trên đất liền) hoặc trên mặt nước biển yên tĩnh (khi quan sát địa chấn biển)
Việc tính hiệu chỉnh tĩnh cho phép loại trừ các nguyên nhân làm méo dạng biểu đồ thời khoảng như sự bất đồng nhất của đới tốc độ nhỏ, ảnh hưởng địa hình và chênh lệch chiều sâu nổ mìn ở các điểm khác nhau.
Hiệu chỉnh tĩnh sơ bộ bao gồm hiệu chỉnh điểm nổ n và hiệu chỉnh điểm thu th. Ta có:
T = n + th (2.1)
Hình 2.6. Hiệu chỉnh tĩnh
Trong địa chấn biển, hiệu chỉnh tĩnh tương đối đơn giản nên sau đây chúng ta sẽ xem xét hiệu chỉnh tĩnh khi nghiên cứu địa chấn trên đất liền (hình 2.6).
Giả sử tiến hành nổ mìn dưới đáy đới tốc độ nhỏ, hiệu chỉnh điểm nổ được tính theo cơng thức: (2.2) n 2 n n v h
28
Trong đó hn là khoảng cách từ điểm nổ đến mặt mức
v2n là tốc độ truyền sóng trong đất đá gốc tại điểm nổ
Trong công thức trên, dấu (+) được sử dụng khi điểm nổ nằm trên mặt mức, dấu (-) khi điểm nổ nằm dưới mặt mức.
Hiệu chỉnh ở điểm thu được tính theo cơng thức:
(2.3)
Trong đó hth chiều dày đới tốc độ nhỏ tại điểm thu, hth là khoảng cách từ đáy đới tốc độ nhỏ đến mặt mức, v1th và v2th là tốc độ truyền sóng trong đới tốc độ nhỏ và trong đá gốc nằm dưới đới tốc độ nhỏ tại điểm thu.
Ứng với những điểm nổ và điểm thu cố định, hiệu chỉnh tĩnh khơng phụ thuộc vào thời gian xuất hiện sóng, vì vậy lượng hiệu chỉnh tĩnh đối với sóng khác nhau hồn tồn như nhau.
Để tính hiệu chỉnh tĩnh sơ bộ, ngồi địa hình tuyến khảo sát cần biết được đặc điểm truyền sóng của mơi trường sát mặt đất. Với mục đích này người ta cần tiến hành nghiên cứu đới tốc độ nhỏ. Đới tốc độ nhỏ được khảo sát chủ yếu bằng phương pháp địa chấn giếng khoan. Trong đó, chiều dày và tốc độ truyền sóng của đới tốc độ nhỏ được xác định dựa vào kết quả đo thời gian truyền sóng dọc thành giếng khoan.
Trong vi địa chấn giếng khoan, có thể tạo ra các dao động sóng bằng cách nổ các kíp mìn dọc thành giếng khoan. Khoảng cách giữa các điểm nổ thường được chọn khoảng 1 - 2m. Dao động sóng được thu nhận bằng 3 - 5 máy thu đặt trên mặt đất với khoảng cách tới miệng giếng khoan khác nhau từ vài mét đến vài chục mét. Để ghi dao động có thể sử dụng các trạm địa chấn thông dụng cũng như các trạm địa chấn giếng khoan. Các tham số của trạm địa
th 2 th th 1 th th v h v h
29
chấn được điều chỉnh để ghi rõ sóng đầu tiên xuất hiện ở điểm đặt máy thu. Để xác định tốc độ truyền sóng và chiều dầy đới tốc độ nhỏ, người ta tiến hành phân tích các băng ghi dao động (các băng vi địa chấn giếng khoan).
Phương pháp vi địa chấn giếng khoan cho phép nghiên cứu đới tốc độ nhỏ một cách tin cậy và có thể cung cấp các số liệu phục vụ tốt cho việc tính tốn hiệu chỉnh tĩnh cũng như để xác định chiều sâu nổ mìn. Tuy nhiên trong phương pháp “Điểm sâu chung” còn sử dụng các số liệu đo thời gian truyền sóng từ điểm nổ tới miệng giếng khoan. Thời gian này được gọi là thời gian thẳng đứng. Thời gian thẳng đứng được ghi nhận nhờ máy thu “thẳng đứng” cắm ở miệng giếng khoan nổ. Tín hiệu từ máy thu được ghi trên mạch thẳng đứng của băng địa chấn.
Hình 2.7 So sánh lát cắt địa chấn khơng và có hiệu chỉnh tĩnh
Dựa vào thời gian thẳng đứng, tính hiệu chỉnh tĩnh theo cơng thức
(2.4) n 2 n t 2 t td r v h v h t
30
Ở đây ttd là thời gian thẳng đứng xác định ở điểm thu
ht là khoảng cách từ đáy giếng khoan nổ đặt tại điểm thu đến mặt mức hn là khoảng cách từ đáy giếng khoan nổ đến mặt mức.
Trên hình 2.7 so sánh lát cắt địa chấn trước và sau khi hiệu chỉnh tĩnh. Lưu ý rằng sau khi hiệu chỉnh tĩnh, ảnh hưởng của các yếu tố bất đồng nhất trên mặt lên thời gian truyền sóng được giảm thiều và độ liên kết của các mặt phản xạ tốt hơn.
Hình 2.8. Hình ảnh hiệu chỉnh tĩnh trong địa chấn biển
Trên hình 2.8 mơ tả hiệu chỉnh tĩnh trong khảo sát địa chấn biển với độ sâu nguồn phát và độ sâu cáp thu khác nhau. Thường độ sâu nguồn phát khoảng 6m +/- 1m và độ sâu cáp thu khoảng 8m +/- 1m.
Hiệu chỉnh tĩnh = (độ sâu nguồn + độ sâu cáp thu)/ tốc độ nước