Vì địa hình tuyến khảo sát, chiều sâu nổ mìn, thời gian thẳng đứng, tốc độ... chưa xác định được một cách chính xác và tỉ mỉ, vì vậy qua hiệu chỉnh sơ bộ chưa hoàn toàn nắn được các biểu đồ thời khoảng về dạng hypebol. Để khắc phục tình trạng trên, sau khi hiệu chỉnh tĩnh sơ bộ cần tinh chỉnh hiệu chỉnh tĩnh. Quá trình tinh chỉnh hiệu chỉnh tĩnh được tiến hành trên máy tính điện tử bằng các chương trình khác nhau và được thực hiện theo nguyên tắc quay vòng nhiều lần nhằm nâng cao độ chính xác của q trình tinh chỉnh.
Để xác định sai số của phép hiệu chỉnh sơ bộ, cần thống kê các thông tin Mực
31
của băng địa chấn thu nhận được dọc tuyến quan sát.
Giả sử (x) là độ dịch chuyển thời gian do sự bất đồng nhất phần trên lát cắt gây ra tại điểm x. Có thể phân chia ra 2 phần:
(x) = t(x) + (x) (2.5)
t(x) là phần hiệu chỉnh tĩnh sơ bộ, ít thay đổi theo tuyến, gọi là thành
phần tần thấp của hiệu chỉnh tĩnh, t(x) thay đổi nhanh theo tuyến gọi là thành phần tần cao và là lượng tinh chỉnh bổ sung cho hiệu chỉnh sơ bộ.
Khi sử dụng tài liệu địa chấn phản xạ, số liệu ban đầu để tinh chỉnh hiệu chỉnh tĩnh là các băng địa chấn đã được hiệu chỉnh động và tĩnh sơ bộ. Nếu các hiệu chỉnh đó chính xác thì trục đồng pha của sóng phản xạ sẽ là đường thẳng. Vì vậy các sai lệch địa phương về thời gian xuất hiện của sóng có ích so với đường thẳng nếu khơng do sự giao thoa sóng thì là do phần hiệu chỉnh tĩnh chưa chính xác tạo nên. Tuy nhiên khác với sự sai lệch thời gian do giao thoa gây ra, độ tinh chỉnh hiệu chỉnh tĩnh là như nhau với mọi sóng phản xạ ghi được.
Hiện nay có nhiều thuật tốn tinh chỉnh hiệu chỉnh tĩnh với các chi tiết khác nhau nhưng đều dựa trên nguyên tắc chung là sử dụng các hàm tương quan (liên kết).
Chúng ta xét băng địa chấn N mạch đã tiến hành hiệu chỉnh tĩnh và hiệu chỉnh động sơ bộ yn(t), ( n = 0, 1, ...N-1). Giả sử các đường ghi địa chấn có độ lệch thời gian dư cần xác định là tn. Việc giải bài toán dựa trên cơ sở coi như trong khoảng thời gian giới hạn T, dao động ở các mạch có dạng khơng đổi bằng y(t) với độ chính xác đến độ dịch chuyển thời gian cần tìm:
yn(t) = y( t - tn) (2.6)
32 bằng hàm tự tương quan by của các mạch y(t):
ryn ym() = y(t t )y(tt )dt m
n = by (tn - tm + ) (2.7) Hàm tương quan liên kết đạt cực đại khi = tm - tn
ryn ym max = ryn ym (tm - tn) = by (0) (2.8)
Suy ra giá trị biến số của hàm tương quan liên kết cực đại giữa 2 mạch sẽ xác định độ dịch chuyển thời gian tương đối giữa chúng. Nói cách khác khi hiệu chỉnh tĩnh có sai số thì cực đại của hàm tương quan bao giờ cũng nằm cách cực đại hàm tự tương quan một khoảng bằng sai số tính hiệu chỉnh tĩnh. Vì hàm tự tương quan có cực đại ở gốc nên toạ độ của điểm cực đại hàm tương quan xác định sai số hiệu chỉnh tĩnh.
Với băng địa chấn có N mạch thì số lượng các cặp đường ghi cần tính hàm tương quan là N(N-1)/2. Việc tính tốn như vậy q lớn nên cần giảm số đường ghi xuống. Trong trường hợp đơn giản nhất chỉ cần tính các cặp đường ghi ở cạnh nhau, nghĩa là (N - 1) hàm.
Trong thực tế việc xác định hiệu chỉnh tĩnh bằng hàm tương quan liên kết khơng phải ln đơn trị và tin cậy vì bức tranh sóng ghi được phức tạp hơn nhiều so với mơ hình. Việc sử dụng hàm tương quan không đạt hiệu quả khi thời gian cùng các sóng ở các đường ghi cần tính có độ phân tán vượt 30% so với chu kỳ biểu kiến. Thường độ dài T được chọn là 0,5- 1,0s. Để nâng cao độ chính xác, có thể tiến hành tinh chỉnh trên các đoạn băng khác nhau sau đó tập hợp và lấy kết quả trung bình.
Đơi khi việc tinh chỉnh hiệu chỉnh tĩnh được tính riêng đối với điểm nổ và điểm thu. Khi đó cần sử dụng băng điểm nổ chung (ĐNC) và băng điểm thu chung (ĐTC).
33
Đối với các đường ghi tương ứng với điểm nổ i và điểm thu j, lượng tinh chỉnh tij là tổng của 2 thành phần: hiệu chỉnh điểm nổ ti và hiệu chỉnh điểm thu tj :
tij = ti + tj
Lấy băng ĐNC thu được từ điểm nổ thứ i và xác định tij của tất cả đường ghi (j = 0, 1... N - 1). Giá trị trung bình số học của chúng sẽ là:
N 1 0 J j i 1 N 0 J ij i t N 1 t t N 1 t (2.9)
Do lượng tinh chỉnh thay đổi nhanh ở các điểm khác nhau nên khi N tăng lên thì giá trị trung bình số học
1 N 0 J j t N 1 dần đến 0 và i t thực tế bằng ti. Với các băng ĐNC khác, có thể tính lượng tinh chỉnh đối với các điểm nổ còn lại trên tuyến. Tương tự như vậy, khi ghép nhóm các băng ĐTC có thể tìm được lượng tinh chỉnh tJ đối với mọi điểm thu trên tuyến; từ đó có thể xác định
lượng tinh chỉnh tJ đối với các đường ghi bất kỳ.
Việc hiệu chỉnh theo băng ĐNC và ĐTC không thuận lợi khi mặt ranh giới nghiêng, dẫn tới sự khơng trùng hợp BĐTK t0(x) của sóng có ích, điều đó làm cho các đường ghi cạnh nhau khơng có dạng giống nhau nữa và việc đánh giá chúng theo hàm tương quan là xấu đi. Tương tự như vậy điều đó cũng làm cho việc hiệu chỉnh động khơng chính xác, BĐTK sóng có ích có độ cong dư. Trong trường hợp này thường dùng băng có khoảng cách đều nhau. Khi khơng có các mặt ranh giới dốc đứng thì hiệu chỉnh động đối với các băng như vậy có thể coi là như nhau và sai số của chúng không ảnh hưởng đến độ dịch chuyển thời gian.
Việc tinh chỉnh bằng máy cho hiệu quả tốt tuy nhiên các thuật tốn khơng thể tính hết cho mọi trường hợp phức tạp, vì vậy trong cơng tác xử lý thường
34
kết hợp tính tay và tự động hố. Khơng ít trường hợp việc hiệu chỉnh phải tính nhiều lần trên cùng một đoạn tuyến.