Trong khi giải bài toán lý thuyết, biểu đồ thời khoảng sóng phản xạ được xác định có dạng hyperbol với điều kiện vị trí máy thu và nguồn nổ đều nằm trên cùng một đường nằm ngang chuẩn, Trong thực tế thu nổ ngoài thực địa, đặc biệt là khi tiến hành khảo sát trên đất liền, sự bất đồng nhất phần trên lát cắt (địa hình đặt máy thu, độ sâu phát sóng, chiều dầy đới tốc độ nhỏ...) đã ảnh hưởng làm méo dạng biểu đồ thời khoảng.
Hiệu chỉnh tĩnh là quá trình loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố bất đồng nhất ở trên mặt có liên quan đến điều kiện thu - nổ (độ sâu nổ, địa hình đặt máy thu, bất đồng nhất của lớp phủ) gây nên méo dạng hypecbon của các biểu đồ thời khoảng đồng thời đưa các điểm phát và thu sóng về cùng một mức quy ước. Do ảnh hưởng của các bất đồng nhất này khơng đổi với các loại sóng xuất
26
hiện ở các thời gian khác nhau nên gọi hiệu chỉnh này là hiệu chỉnh tĩnh.
Hình 2.5. So sánh băng “điểm sâu chung” trước và sau hiệu chỉnh tĩnh. Băng điểm sâu chung trước và sau hiệu chỉnh động không hiệu chỉnh tĩnh (a,b). Băng điểm sâu chung trước và sau hiệu chỉnh động có hiệu chỉnh tĩnh (c,d)
Trên hình 2.5 là hình ảnh so sánh băng điểm sâu chung trước và sau hiệu chỉnh tĩnh. Khi chưa hiệu chỉnh tĩnh, do có các yếu tố bất đồng nhất của phần trên lát cắt liên quan đến vị trí phát và thu sóng nên trục đồng pha không trùng với đường hyperbol, do đó sau khi hiệu chỉnh động không trở thành đường thẳng để cộng sóng đồng pha (hình 2.5 a,b). Sau khi hiệu chỉnh tĩnh kết quả tốt hơn hẳn (hình 2.5c,d)
Hiệu chỉnh tĩnh được phân chia thành hai giai đoạn là hiệu chỉnh tĩnh sơ bộ và tinh chỉnh hiệu chỉnh tĩnh.