Đặc điểm địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến đổi địa hình và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu khu vực cửa sông bạch đằng phục vụ quản lý đới bờ (Trang 41 - 47)

2.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.2. Đặc điểm địa mạo

Địa hình vùng cửa sơng Bạch Đằng đƣợc hình thành dƣới tác động tƣơng hỗ của động lực sông – biển và các nhân tố nhân sinh. Dựa trên quan điểm hình thái – động lực có thể phân chia các dạng địa hình ở vùng cửa sơng Bạch Đằng thành 9 dạng cơ bản [18].

Hình 2.2. Bản đồ địa mạo khu vực cửa sông Bạch Đằng [16]

(1) Địa hình bóc mịn: Các bề mặt sƣờn bóc mịn tổng hợp phân bố trên bán

đảo Đồ Sơn ở phía bắc khu vực nghiên cứu. Thành tạo địa hình này phát triển trên các đá trầm tích cát bột kết có tuổi Devon thƣợng thuộc hệ tầng Đồ Sơn (D2 đs). Do đá gốc có tính phân lớp và cắm nghiêng về một phía nên địa hình ở đây thƣờng có

phong hố trên sƣờn mỏng, lớp vỏ thổ nhƣỡng chủ yếu là feralit nâu vàng, có độ đá lẫn cao, chủ yếu đƣợc sử dụng để trồng thơng (Hình 2.3).

Các sƣờn rửa lũa hoà tan phát triển trên đá cacbonat của hệ tầng Cát Bà (C1

cb) và Bắc Sơn (C2 – P1 bs) phát triển rộng rãi trên và xung quanh đảo Cát Bà. Do

đá vơi của hệ tầng Cát Bà có lẫn nhiều tạp chất và đặc biệt giàu silic nên quá trình rửa lũa hồ tan diễn ra chậm, sƣờn thƣờng thoải và có nhiều thực vật phát triển (Hình 2.4).

(2) Đồng bằng nguồn gốc hỗn hợp sông – biển :

Thực chất là dạng đồng bằng delta đƣợc tạo nên bởi hệ thống sơng Bạch Đằng, có bề mặt khá bằng phẳng, cao 1-2m. Thành phần vật chất cấu tạo nên đồng bằng là cát bột, cát và bột sét chứa nhiều mùn thực vật đặc trƣng cho vùng tích tụ cửa sơng. Các thành tạo trầm tích có cấu tạo tầng sét dày từ 0,5-10m màu nâu xám xen lớp mùn thực vật dày 0,4-0,5m hình thành trong khoảng cuối biển lùi QIV3

nên các dạng vi địa hình nhƣ lạch triều, val cát , đầm phá cịn thể hiện rõ trên bề mặt địa hình. Cơ chế thành tạo địa hình theo phƣơng thức delta lấp đầy gắn liền với quá trình phát triển lịng dẫn cửa sơng (sơng Bạch Đằng, sơng Cấm, sơng Lạch Tray…) (Hình 2.5).

(3) Lịng sơng, lạch triều và bãi bồi thấp ven lòng hiện đại

Lịng sơng và lạch triều trong khu vực đặc trƣng cho vùng biển có thủy triều trung bình đến cao. Lịng dẫn sơng có dạng chữ “U” rộng từ 500-2000m, đƣờng trục đáy có dạng lƣợn sóng thay đổi từ 5-16m theo xu thế nâng dần về ngƣỡng dƣới của cửa sông. Do tác động tổng hợp của dịng chảy sơng và thủy triều, các sông trƣớc khi đổ ra biển đã khoét sâu lòng dẫn thành máng trũng từ 12-16m chạy dài ra phía biển. Các kênh triều tạo nên một hệ thống dày đặc phân bố trên bề mặt các bãi triều. Quá trình xâm thực ngang mở rộng lịng, xâm thực sâu duy trì độ sâu luồng phát triển mạnh, trong đó q trình xâm thực xói lở chiếm ƣu thế, tích tụ mang tính cục bộ (Hình 2.6).

(4) Bãi triều thấp hiện đại bằng phẳng do tác động của thủy triều – sông

Địa hình bãi triều cao hiện đại do thủy triều phân bố dọc theo đƣờng bờ hiện đại, tạo thành các dạng đảo cửa sông tại cửa sông Bạch Đằng. Thành phần cấu tạo chủ yếu là dạng hạt mịn. Quá trình địa mạo chủ đạo tại đây là quá trình tích tụ do thủy triều với cƣờng độ yếu do hoạt động đắp đê bao tạo diện tích đầm ni hải sản (Hình 2.7).

(5) Bề mặt tích tụ hiện đại sơng – triều chiếm ưu thế

Bề mặt tích tụ này phát triển và chiếm một diện tích khá lớn ở khu vực cửa sơng Nam Triệu (phía bắc bán đảo Đồ Sơn). Đây là loại bãi biển khá bằng phẳng và hầu nhƣ nằm ngang (độ dốc chỉ đạt khoảng 0,0002-0,0005) và bị chia cắt bởi một số lạch triều. Chiều rộng của bãi khoảng 1-1,5km đến 4-5 km.

(6) Bề mặt tích tụ delta thuỷ triều

Bề mặt tích tụ delta thuỷ triều là bề mặt tích tụ với vai trị thống trị của thuỷ triều. Bề mặt này đƣợc thành tạo theo phƣơng thức lấp đầy, trong điều kiện địa hình đáy bị sụt lún với tốc độ lớn hơn nhiều so với tốc độ lắng đọng trầm tích. Trong khu vực nghiên cứu thành tạo địa hình này phân bố trƣớc các cửa sông Nam Triệu, Lạch Huyện dƣới độ sâu 2 – 5m.

Do đặc điểm địa hình bờ có dạng cong lõm đƣợc tạo bởi đảo Cát Bà và mũi Đồ Sơn, nên trong q trình sóng truyền từ ngồi khơi vào đến bờ, năng lƣợng đã bị phân tán đáng kể. Đa số sóng có chiều cao 0,2 – 0,5m và năng lƣợng chỉ đạt từ 0,05 – 0,14kg/S2. Dịng chảy xuất hiện do sóng có hƣớng khác nhau nhƣng xu thế chung là chảy vòng quanh vịnh từ Đồ Sơn và Cát Bà vào đỉnh vịnh, tạo điều kiện thuận tiện cho q trình tích tụ trên các bãi triều và phần trên của delta thuỷ triều. Quá trình hoạt động của thuỷ triều ở khu vực này rất mạnh, với biên độ lớn trên 4m, tạo nên dịng chảy có tốc độ đạt 30 – 40cm/s khi lên và 50 – 60cm/s khi xuống. Do có hƣớng ngƣợc chiều nhau nên trong cấu tạo trầm tích bề mặt thể hiện tính phân lớp định hƣớng. Thành phần trầm tích cấu tạo nên bề mặt delta thuỷ trìeu là các thành

đƣợc các sơng từ lục địa mang ra và một phần do thuỷ triều mang vào bồi lấp nâng cao dần bề mặt của vùng trũng trƣớc cửa sơng.

(7) Bãi biển tích tụ - xói lở do tác động của sóng chiếm ưu thế

Bãi biển dạng này phát triển mạnh ở khu vực bờ biển phía nam đảo Cát Hải, bãi Phù Long. Bãi cấu tạo chủ yếu bởi cát hạt trung-mịn. Động lực hiện tại chủ yếu là hoạt động phá hủy bờ do sóng gây tình trạng xói lở khá mạnh. Theo điều tra khảo sát ngƣời dân trong khu vực, hoạt động xói lở đặc biệt mạnh vào thời gian có bão. Lúc có bão, sóng bão có thể mang vật chất vào sâu phía trong đảo. Tuy nhiên do trong khu vực phía sau bãi vẫn cịn những khoảng rừng ngập mặn cịn sót lại nên q trình phá hủy đƣợc giảm đi đáng kể (Hình 2.8).

(8) Bờ biển mài mịn – xói lở hiện đại

Bờ biển mài mịn – xói lở hiện đại thƣờng gặp ở đoạn bờ bán đảo Đồ Sơn, Tràng Cát, Đình Vũ, Cát Hải. Phần lớn đƣờng bờ có dạng thẳng hoặc lồi nhơ ra phía biển nên chịu ảnh hƣởng trực tiếp của sóng biển có tác động phá hủy lớn vào thời gian triều cƣờng. Tốc độ xói lở ở các bờ này từ 4-8m/năm, thậm chí có thể mạnh hơn. Trong q trình mài mịn xói lở, dịng chảy dọc bờ đóng vai trị di chuyển vật liệu bị phá hủy ra xa bờ , kết hợp với bồi tích sơng tạo thành các doi tích tụ ven cửa kéo dài thẳng góc với đƣờng bờ.

(9) Bờ biển tích tụ hiện đại

Bờ biển tích tụ hiện đại gặp ở phía Nam cửa Lạch Tray và cửa Cấm do sự kết hợp của động lực sơng và biển. Ngồi ra cịn do thực vật ngập mặn che chắn trên cung bờ lõm nên q trình bồi tích lấp đầy vùng lõm. Tốc độ bồi trung bình của đoạn bờ này đạt 8m/năm

Hình 2.3. Địa hình bóc mịn tổng hợp

trên đá trầm tích lục ngun Hình 2.4. Địa hình bóc mịn rửa lũa trên đá vơi

Hình 2.5. Đồng bằng nguồn gốc sơng – biển tại cửa sơng Lạch Tray

Hình 2.6. Lạch triều phát triển trên bề mặt bãi triều thấp bề mặt bãi triều thấp

Hình 2.7. Bãi triều thấp hiện đại do tác động của thủy triều - sông do tác động của thủy triều - sơng

Hình 2.8. Bãi biển tích tụ - xói lở do tác động của sóng chiếm ƣu thế tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến đổi địa hình và phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu khu vực cửa sông bạch đằng phục vụ quản lý đới bờ (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)