Các khu vực khác ở Cát Hải: bờ đảo thuộc cửa Nam Triệu và cửa Lạch Huyện bị xói lở trên các đoạn có chiều dài từ 1,7 đến 2,3km. Đoạn bờ đảo Cát Hải thuộc cửa Nam Triệu bị xói mạnh, một phần do nƣớc sơng Cấm chuyển hồn tồn sang sông Bạch Đằng khi đập Đình Vũ chặn lấp cửa Cấm năm 1978. Dịng nƣớc vùng cửa sông Nam Triệu chảy tập trung và xiên góc với bờ đảo, gây xói lở đoạn bờ từ cửa kênh Cái Tráp tới Hoàng Châu. Ngoài ra, hiện tƣợng xói nhân tạo diễn ra tại khu vực xây dựng kênh Cái Tráp (năm 1985), nối liền cửa Nam Triệu và cửa Lạch Huyện phục vụ giao thơng thuỷ nội địa. Ngồi việc đào kênh, đắp đập này, thì các hoạt động nhân tạo khác nhƣ nạo vét duy tu luồng tầu vào cảng, sóng rẽ đi tầu và dịng chảy do tầu biển qua lại có ảnh hƣởng ít nhiều tới khả năng bồi tụ - xói lở ven
Bờ nam đảo Cát Hải và bờ tây nam đảo Đình Vũ bị xói lở ra mạnh trong giai đoạn 1965 – 1989 (Hình 3.4). Đây là khu vực biển hở, bờ biển chịu tác động trực tiếp rất mạnh của sóng. Trong mùa hè, sóng gió ở đây có hƣớng chủ yếu là ĐN, Đ và NĐN với tần suất cao (trên 70%). Vào thời kì triều cƣờng, thời gian triều lên cao sóng vỗ trực tiếp vào thân đê kè và bờ biển với áp lực lớn từ 0,4T/m2
đến 7,4T/m2, trong bão áp lực này có thể tăng lên tới 20T/m2. Sóng vỡ ngay sát chân đê kè tạo thành dịng chảy sóng với tốc độ khá lớn, từ 0,35m/s đến 1,28m/s làm rửa trơi trầm tích hạt mịn thậm chí cả cát trung. Lƣợng sa bồi thiếu hụt hàng năm ở đoạn bờ biển Đình Vũ và Cát Hải vào khoảng 10 triệu m3/năm [4]. Tuy nhiên, sau năm 1989, cƣờng độ xói lở đã giảm mạnh ở các khu vực này nhờ việc xây dựng các tuyến đê kè chống xói lở.