Tầng đất Rừng Trảng Đất trống Dƣới 700m 0-10cm 10343,96 30364,45 9256,71 10-30cm 9802,91 10683,70 11007,94 30-70cm 9965,18 10701,88 11554,13 70-100cm 14337,35 10898,64 11689,20 Từ 700m đến 1600m 0-10cm 7978,63 8318,18 0,30 10-30cm 8632,55 9281,83 7028,38 30-70cm 9062,47 10384,77 5713,00 70-100cm 12886,81 13206,52 7483,62 Từ 1600m đến 2200m 0-10cm 18250,45 12585,25 2968,56 10-30cm 19811,87 20696,95 13066,26 30-70cm 17676,73 12642,65 11785,51 70-100cm 20256,09 10880,13 12190,86 Từ 2200m đến 2800m 0-10cm 3734,34 4470,75 3496,55 10-30cm 3870,49 8074,85 3851,16 30-70cm 4546,87 11140,74 2702,94 70-100cm 3925,30 10421,93 Đai trên 2800m 0-10cm 1249,34 5467,33 4106,45 10-30cm 1338,53 2930,03 30-70cm 1426,36 4360,03
Hàm lƣợng Nhơm có xu hƣớng tăng dần theo độ sâu của các tầng đất
Hàm lƣợng nhôm biến thiên không ổn định giữa các thảm thực vật, trong đó có nhiều ở đất rừng và trảng cỏ - cây bụi, thấp hơn ở khu vực đất trống.
Đất rừng Đất trảng Đất trống
Hình 19. Chỉ số hàm lƣợng nhôm theo các đai độ cao (mg)
Hàm lƣợng Nhơm có sự biến thiên khơng ổn định giữa các đai độ cao. Nhìn chung, co xu hƣớng giảm dần theo đai độ cao ở khu vực đất rừng và trảng, biến thiên ở khu vực đất trống..
Khu vực có hàm lƣợng nhơm lớn ở tầng mặt là khu đất trảng, sau đó đến đất rừng và đất trống.
3.4. THẢM THỰC VẬT
Đai độ cao dưới 700 m:
Đây là đai độ cao thuộc đai khí hậu nội chí tuyến gió mùa chân núi. Về lý thuyết với kiểu địa hình, địa chất và khí hậu ở đây thì có thể có kiểu rừng kín nhiệt đới thƣờng xanh gió mùa trên núi thấp với 3 hoặc 4 tầng tán và ƣu thế là các loài cây gỗ thuộc các họ nhƣ Lauraceae, Magnoliaceae, …nhƣng do sự khai thác và chặt phá của con ngƣời để phục vụ các nhu cầu khác nhƣ lấy gỗ, trồng ngô, lúa, thảo quả… nên ở độ cao dƣới 700 m của khu vực Hoàng Liên Sơn hầu nhƣ khơng cịn kiểu rừng này với tính chất ngun thủy của nó mà thay vào đó là các trạng thái rừng thứ sinh hay thảm nhân tác và thƣờng chỉ có tối đa 2 tầng cây gỗ. Các cây gỗ có chiều cao trung bình khoảng 11 m nhƣng đơi khi có thể gặp những cây gỗ cao tới khoảng 25 m. Đây có thể là những cây cịn sót lại của rừng nguyên sinh trƣớc kia.
Kiểu thảm thực vật của đai này bao gồm: rừng nhiệt đới thƣờng xanh gió mùa trên núi thấp cây lá rộng (trạng thái thứ sinh), rừng tre (trong đó tre nứa có thể mọc thuần loại hoặc mọc xen kẽ với cây gỗ), trảng cây bụi và trảng cỏ nhiệt đới.
Các đại diện cây gỗ là các loài của họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), Trẩu (Vernicia montana), Sịi tía (Triadica conchinchinensis), Vối thuốc (Schima
wallichii), An tức (Alniphyllum sp.), Thôi chanh (Alangium sp.), Bồ đề (Styrax
tonkinensis), Bời lời (Litsea cubeba), Linh (Eurya spp.),…
Bên cạnh đó do sự tác động của con ngƣời nên ở đai độ cao dƣới 700m có sự xuất hiện khá phổ biến kiểu rừng tre nứa mọc thuần loại hoặc mọc xen với các cây gỗ khác. Một số loài tre nứa đặc trƣng bao gồm: Tre lịm (Melocalamus compactiflorus), Trúc cần câu (Bambusa multiplex), Mạy sang (Dendrocalamus sericeus), Nứa (Neohouzeanua
dulloa), Nứa tép (Schizostachyum aciculare), Tre xiêm (Phyllostachys pubescens), Sặt tàu
(Sinarundinaria griffithiana),…
Đai độ cao từ 700 m đến 1600 m:
Đai này thuộc đai khí hậu á chí tuyến gió mùa trên núi, á đai á nhiệt đới. Chính điều này mang lại cho thảm thực vật rừng nhiều điều kiện để phát triển nhƣng trên thực tế
thì đây cũng là đai bị con ngƣời tàn phá nặng nề để trồng thảo quả - nguồn thu nhập lớn của đồng bào địa phƣơng. Tuy vậy, tại một số ngọn núi thuộc đai này mà điều kiện đi lại khó khăn, đất dốc thì rừng vẫn chƣa bị khai thác hết nên thực vật phát triển khá tốt hình thành nên các kiểu rừng kín có cấu trúc 2 hoặc 3 tầng cây gỗ ở đai độ cao này. Điển hình là ở khu vực Hoàng Liên - Văn Bàn, là nơi duy nhất của dãy Hồng Liên Sơn cịn tồn tại một diện tích lớn kiểu rừng nhiệt đới thƣờng xanh thuộc vành đai chân núi (hoặc đồi). Chiều cao trung bình của các cây gỗ từ 15-20m, cây cao nhất có thể đạt tới 30m.
Kiểu thảm thực vật của đai này bao gồm rừng nhiệt đới thƣờng xanh gió mùa trên núi thấp cây lá rộng hoặc hỗn giao cây lá rộng - cây lá kim (dọc theo các đỉnh giông và các triền dốc cao nơi có điều kiện khơ hơn), rừng tre, trảng cây bụi và trảng cỏ nhiệt đới.
Đặc biệt, ở khu vực Hồng Liên - Văn Bàn, trên các đỉnh giơng vμ các triền dốc cao nơi có điều kiện khơ hơn, lồi Thơng lơng gà (Dacrycarpus imbricatus) đôi khi cịn là lồi cây tạo tán ửu thế duy nhất và hình thành quần hệ lá kim nhỏ ở đai thấp chỉ xuất hiện ở những nơi dốc nhất và các đỉnh giông hẹp nhất nơi thiếu nƣớc nhất.
Một số loài thực vật đặc trƣng là các đại diện thuộc họ Dẻ (Castanopsis, Lipthocarpus- Fagaceae), họ Long não (Cinnamomum, Litsea - Lauraceae), họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), Sặt tàu (Sinarundinaria griffithica), Vối thuốc (Schima wallichii), Linh (Eurya spp.), Thảo quả (Amomum aromaticum), Râu ơng lão (Clematis lechenaultiana), An bích tro (Osbeckia cinerea), Gan tiền (Gaultheria sp.), (Hedychium coronarium), Mua núi (Oxyspora paniculata), Tràng quả (Desmodium sequax)…Trong đó sặt gai vịng là loài khá đặc trƣng và phổ biến ở khu vực Hồng Liên - Sapa. Cịn các loại cọ (Livistona sp.) là nhóm thực bì dƣới tán rừng ƣu thế ở khu vực Hoàng Liên - Văn Bàn.
Một số loài cây bị đe doạ tồn cầu nhƣ Chị nâu (Dipterocarpus retusus), Sao lá to (Hopea mollissima), Sến mật (Madhuca pasquieri) cũng xuất hiện ở đây nhƣng số lƣợng khơng nhiều.
Các lồi Hạt trần phổ biến ở đai này là Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Dẻ tùng sọc trắng
(Amentotaxus argotaenia) và Thông đỏ nam (Taxus wallichianus), Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus)…
Đai độ cao từ 1600 m đến 2200 m:
Ở đai độ cao này mức độ tác động của con ngƣời đến rừng giảm đi nhiều do mức độ hiểm trở của địa hình tăng lên làm cho đi lại khó khăn vì vậy nhiều mảnh rừng vẫn đƣợc bảo vệ tốt và đƣợc giữ ở trạng thái khá nguyên vẹn với cấu trúc 2 đến 3 tầng mặc dù vẫn thuộc trạng thái rừng á nhiệt đới bởi đây là đai độ cao thuộc đai khí hậu á chí tuyến gió mùa trên núi, á đai á ơn đới.
Các kiểu thảm thực vật của đai này bao gồm: rừng nhiệt đới thƣờng xanh gió mùa trên núi trung bình cây lá rộng, rừng nhiệt đới thƣờng xanh gió mùa trên núi trung bình hỗn giao cây lá rộng - cây lá kim, trảng trúc, trảng cây bụi và các trảng cỏ á nhiệt đới. Độ cao trung bình của tầng tán rừng tƣơng tự nhƣ vành đai dƣới là từ 15-20m nhƣng số lƣợng cây gỗ có chiều cao trên 30m nhiều hơn, cá biệt có những cây cao tới 35-40m.
Đặc biệt, ở khu vực Hoàng Liên - Văn Bàn, ƣu thế vẫn thuộc về các cây lá rộng nhƣng có sự gia tăng các loại cây lá kim ở các đỉnh và giông núi. Loại cây chiếm ƣu thế không phải là thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus) mà là Pơ mu (Fokienia hodginsii). Dọc theo những đỉnh giông hẹp, dốc và tƣơng đối khơ, Pơ mu trở thành lồi tạo tán đơn ƣu thế tạo nên quần hệ rừng lá kim.
Các loài thực vật đặc trƣng là Dạ hợp cát cát (Alcimandra cathcarthii), Hồ mộc Tây Tạng (Huodendron tibeticum), Thích (Acer spp.), các lồi thuộc họ Đỗ Quyên (Ericaceae) nhƣ Rhododendron tanastylum, R. arboreum, R. lyi, R. delavayi, R. klossii,
Côm (Elaeocarpus spp.), Hồi (Illicium spp.), Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Trèn (Ternstroemia spp.), Pơmu (Fokienia hodginsii), Hồng quang (Rhodoleia championii), Giổi (Michelia spp.), Tiết trục phún (Arthraxon hispidus), Trúc bụi (Sinarundinaria
petelottii), Bời lời (Litsea spp.), Hồng Liên gai (Berberis spp.), Cói túi bao đen (Carex
altrivaginata), Râu ông lão núi (Clematis montana), Dung (Symplocos sp.), Bùi (Ilex sp.),
gặp Guột xanh (Pteridium aquilinum), Choóc bảy lá (Arisaema erubescens), Vối thuốc (Schima wallichii), Thảo quả (Amomum aromaticum), Mua núi (Oxyspora
paniculata)…trong đó Vối thuốc, Thảo quả và Mua núi là những loài thƣờng gặp nhất
trong các trạng trái rừng thứ sinh và các trảng cỏ thời kỳ hậu Pơ mu ở độ cao dƣới 2000 m. Ở độ cao trên 2000 m, thân cây có nhiều dạng thực vật sống bì sinh, rêu, dƣơng xỉ, một số dạng Lan…Đây là những dấu hiệu chứng tỏ thảm thực vật đai này cịn khá ngun vẹn, ít chịu sự tác động của con ngƣời.
Đai độ cao trên 2200 m đến 2800 m:
Ở đai độ cao này, phần lớn các khu vực núi cao, hiểm trở, điều kiện đi lại khó khăn nên khả năng khai thác và tác động của con ngƣời đến rừng bị hạn chế vì vậy nhiều cánh rừng vẫn đƣợc bảo vệ ở trạng thái gần nhƣ nguyên sinh với 2 hoặc 3 tầng cây gỗ đặc biệt ở những khe núi dốc. Đây là vành đai chuyển tiếp từ núi trung bình lên núi cao nên thành phần thảm thực vật khá phong phú.
Các kiểu thảm thực vật của đai này bao gồm: rừng nhiệt đới thƣờng xanh tƣơng đối ẩm núi cao cây lá rộng, rừng nhiệt đới thƣờng xanh tƣơng đối ẩm núi cao hỗn giao cây lá rộng - cây lá kim, trảng trúc, trảng cây bụi, trảng cỏ á nhiệt đới chịu hạn. Độ cao trung bình của tầng tán rừng 15-20m, cây cao nhất có thể lên tới 30m.
Các loài thực vật đặc trƣng là Thích (Acer spp.), các loài thuộc họ Đỗ Quyên (Ericaceae) nhƣ Rhododendron tanastylum, R. arboreum, R. lyi, R. delavayi, R. klossii,
Côm (Elaeocarpus spp.), Hồi (Illicium spp.), Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Chè (Theaceae), Trèn (Ternstroemia spp.), Pơmu (Fokienia hodginsii), Hồng quang (Rhodoleia championii), Giổi (Michelia spp.), và các đại diện của họ Hoa hồng (Rosaceae)…
Ở các kiểu trảng có thể gặp Guột xanh (Pteridium aquilinum), Vối thuốc (Schima
wallichii), Thảo quả (Amomum aromaticum), Mua núi (Oxyspora paniculata), Sặt (Arundinaria sp.)… trong đó Vối thuốc, Sặt, và Mua núi là những loài thƣờng gặp nhất trong các trạng trái rừng thứ sinh và các trảng cỏ. Các loài sặt chiếm ƣu thế ở dƣới tán,
nhƣ trong các rừng núi cao “thơng thƣơng”, hình thành những bụi cây rất rậm đan xen cùng với tầng thấp, các nhóm thực vật phụ sinh nhƣ rêu, địa y, đỗ quyên (Vaccinium sp.)
cũng khá phổ biến. Các lồi thân leo bị nhƣ Rubus sp., Smilax sp. Vaccinium sp. thƣơng
phủ kín những mỏm đá trồi lên và các vách đá.
Đai độ cao trên 2800 m:
Do các đặc điểm về điều kiện thổ nhƣỡng, địa hình và khí hậu thuộc đai khí hậu ơn đới gió mùa trên núi nên ở độ cao trên 2800 m (cho đến đỉnh cao nhất là 3143 m) rừng có xu hƣớng giảm dần, chiều cao của cây cũng giảm xuống, thảm thực vật chuyển từ dạng á nhiệt đới núi thấp tầng trên sang dạng á nhiệt đới núi vừa tầng dƣới và thảm thực vật có bản chất gần giống với thực vật ôn đới (ở vĩ độ cao). Ở đai độ cao này do đi lại khó khăn và trữ lƣợng gỗ không nhiều bởi chủ yếu là các cây gỗ nhỏ nên thảm thực vật đƣợc bảo vệ khá tốt và mang tính chất nguyên sinh nhất trong số các thảm thực vật ở khu vực Hoàng Liên Sơn, kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng - cây lá kim còn khá nguyên vẹn.
Ở vành đai này xuất hiện kiểu rừng đặc biệt đó là rừng lùn (Elffin) là một dạng đặc biệt của rừng núi đá cao xuất hiện ở nơi rất dốc, dọc theo các giông núi hẹp và đỉnh núi nơi cao nhất. Tán rừng ở đây chỉ cao 4-6 m, và các loại ở đây cũng giống nhƣ ở rừng núi cao nhƣng có nhiều Đỗ qun (Ericaceae) và các lồi thuộc các chi ôn đới thông thƣờng nhƣ Enkianthus, Sorbus và Acer. Cây trong rừng lùn cong queo và sần sùi. Các loμi rêu
phụ sinh và địa y cũng rất nhiều, mọc trên cành cây tạo thành những khối liên tục rủ xuống cách mặt đất chừng 10-15 cm từ những cành ngang.
Kiểu thảm thực vật của đai độ cao này bao gồm: rừng nhiệt đới thƣờng xanh tƣơng đối ẩm núi cao cây lá rộng, rừng nhiệt đới thƣờng xanh tƣơng đối ẩm núi cao hỗn giao cây lá rộng - cây lá kim, trảng trúc, trảng cây bụi, trảng cỏ á nhiệt đới chịu hạn trên đƣờng đỉnh. Đây là những kiểu thảm thực vật đƣợc hình thành trong những điều kiện đặc biệt của địa hình, khí hậu.
Các lồi thực vật đặc trƣng cho đai độ cao này là các loài thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae), Kiết (Carex sp.), Hồng quang (Rhodoleia championii), Hồi (Illicium sp.),
Trúc bụi (Sinarundinaria petelottii), Hoàng Liên gai (Berberis spp.), Cói túi bao đen (Carex altrivaginata), Bời lời (Litsea spp.), Dung (Symplocos spp.), Bùi (Ilex spp.), Linh (Eurya spp.), các đại diện của họ Hoa hồng (Rosaceae), Thiết sam (Tsuga dumosa), Vót lá tim (Viburnum cordifolium),…và các loài trúc nhƣ Trúc Phan si păng (Chimonobambusa fansipanensis), Trúc đũa (Bashania fansipanensis), Trúc tăm (Borinda
fansipanensis)…
Qua những thống kê và mô tả ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng thảm thực vật có sự thay đổi cả về cấu trúc không gian và trạng thái theo các đai độ cao khác nhau. Sự biến đổi theo đai độ cao của thảm thực vật xét theo trạng thái của thảm thực vật, đƣợc thể hiện trong bảng 13 nhƣ sau:
Bảng 13. Sự biến đổi trạng thái của thảm thực vật theo độ cao Đai độ
cao Thảm thực vật đặc trƣng Số tầng cây gỗ
Dƣới 700m
Rừng nhiệt đới thƣờng xanh (RNĐTX) gió mùa trên núi
thấp cây lá rộng 2
Rừng tre (thuần loại hoặc mọc xen cây gỗ) Trảng cây bụi
Trảng cỏ nhiệt đới (dạng lúa cao, lúa thấp và không dạng lúa)
Từ 700m
đến 1600m
RNĐTX gió mùa trên núi thấp cây lá rộng 3 RNĐTX gió mùa trên núi thấp hỗn giao cây lá rộng - cây lá
kim 2
RNĐTX gió mùa trên núi thấp ƣu thế cây lá kim 2 Rừng tre (thuần loại hoặc mọc xen cây gỗ)
Trảng cỏ nhiệt đới (dạng lúa cao và không dạng lúa)
Từ 1600m
đến 2200m
Rừng nhiệt đới thƣờng xanh gió mùa trên núi trung bình
cây lá rộng 3
Rừng nhiệt đới thƣờng xanh gió mùa trên núi trung bình
hỗn giao cây lá rộng - cây lá kim 2
Rừng nhiệt đới thƣờng xanh gió mùa trên núi trung bình ƣu
thế cây lá kim 2
Trảng trúc
Trảng cây bụi, Trảng cỏ á nhiệt đới Từ
2200m đến 2800m
Rừng nhiệt đới thƣờng xanh tƣơng đối ẩm núi cao cây lá
rộng 2
Rừng nhiệt đới thƣờng xanh tƣơng đối ẩm núi cao hỗn giao
cây lá rộng - cây lá kim 2
Trảng tre, Trảng bụi và Trảng cỏ á nhiệt đới chịu hạn Từ
2800m đến 3143m
Rừng nhiệt đới thƣờng xanh tƣơng đối ẩm núi cao cây lá
rộng 1
Rừng nhiệt đới thƣờng xanh tƣơng đối ẩm núi cao hỗn giao
cây lá rộng - cây lá kim 1
Trảng tre, Trảng bụi và Trảng cỏ á nhiệt đới chịu hạn
Từ bảng 13 ta thấy, ở độ cao dƣới 700 m, mặc dù theo lý thuyết có thể xuất hiện rừng kín nhiệt đới thƣờng xanh gió mùa trên núi thấp nhƣng do sự tác động mạnh của con ngƣời nên ở khu vực Hoàng Liên Sơn khơng cịn kiểu rừng này mà thay thế vào đó là các kiểu rừng thứ sinh, tối đa chỉ có 2 tầng cây gỗ.
Ở độ cao từ 700 m đến 2200 m, mức độ tác động của con ngƣời ít hơn và vì thế rừng có cấu trúc từ 2 đến 3 tầng . Do đặc điểm của địa hình và khí hậu, ở độ cao trên 2200m, rừng có xu hƣớng giảm số tầng, giảm chiều cao của cây, bản chất thảm thực vật chuyển dần từ á nhiệt đới thấp tầng trên (2 tầng) sang á nhiệt đới núi vừa tầng dƣới (1 tầng), thảm thực vật có bản chất giống với thực vật ơn đới theo vĩ độ.
Mặt khác tỷ lệ của trảng (gồm trảng cỏ và trảng cây bụi) cũng thể hiện sự phân hóa của thảm thực vật theo độ cao. Nếu nhƣ ở các vùng thấp, trảng đƣợc hình thành do tác động chặt phá khai thác gỗ hoặc đốt nƣơng làm rẫy làm suy thối rừng thì ở những đai cao, trảng đƣợc hình thành một cách tự nhiên (do điều kiện khí hậu hoặc do cháy rừng tự nhiên). Do đó hiện tại diện tích trảng của các đai là khá lớn nhƣng trong tƣơng lai, với việc quản lý tốt cơng tác phát triển rừng thì rõ ràng diện tích trảng của các đai thấp là thấp hơn so với các đai cao.
3.5. NHẬN XÉT MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI THEO ĐAI ĐỘ CAO ĐỘ CAO
Nhƣ đã biết, đất chính là giá thể sống chính của thực vật. Nó vừa là nơi sống vừa là nguồn cung cấp dinh dƣỡng ni sống cây. Vì vậy, có thể nói Đất chính là yếu tố quan trong quyết định sự sống của thực vật. Nhƣ đã nghiên cứu sự phân tầng thảm thực vật theo đai độ cao ở trên cho thấy rằng : ở độ cao dƣới 2200m đất có tầng đất sâu và nhiều chất dinh dƣỡng nên thảm thực vật phát triển tốt, số lƣợng lồi phong phú. Cịn từ độ cao 2200m trở nên, đất dốc và lớp đất mặt nông, dễ bị rửa trôi để lộ các đã lớn nên thảm thực vật phân bố chủ yếu ở đây là cây có chiều cao trung bình thấp, số lƣợng lồi ít phong phú hơn. Ngồi ra, độ mùn của đất ở tầng mặt càng giàu thì thành phần, số lƣợng lồi thực vật càng phong phú, càng nhiều loài thực vật phát triển mạnh mẽ.