Xác định mối tương quan giữa các thông số môi trường và các chỉ số sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá chất lượng môi trường nước và đa dạng thực vật nổi khu vực (Trang 34 - 36)

Mức độ ô nhiễm H' D Diat. Ind

Ô nhiễm rất nặng 0 - 1 0 – 1 3 – 6

Ô nhiễm nặng 1 - 2 1 – 2

0,2 – 3

Ô nhiễm vừa 2 - 3 2 – 3

Không ô nhiễm > 3 3 – 4,5 0 – 0,2

Dựa vào chỉ số H’ [35] và chỉ số D [33] để đánh giá mức độ đa dạng của quần xã TVN theo 4 mức sau:

Bảng 2.5: Mối tương quan giữa chỉ số H’, D và mức độ đa dạng sinh học

Mức độ đa dạng H’ D

Đa dạng sinh học tốt và rất tốt > 3 >2,5 Đa dạng sinh học trung bình khá 2 - 3 1,5 - 2,5 Đa dạng sinh học trung bình kém 1 - 2 0,5 - 1,5

Đa dạng sinh học kém và rất kém 1 < 0,5

2.4.4.3. Xác định mối tương quan giữa các thông số môi trường và các chỉ số sinh học sinh học

Mối tương quan giữa các thơng số thủy lý hóa và các chỉ số đa dạng sinh học được phân tích bằng mối tương quan đơn biến và phân tích hồi quy đa biến để đánh giá sự tác động của các thông số môi trường đến sinh vật thủy sinh (TVN).

- Phân tích mối tương quan đơn biến để đánh giá tác động của từng yếu tố môi trường tới sinh vật thông qua các chỉ số sinh học sử dụng hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient, kí hiệu r) bằng phần mềm XLSTAT. Về nguyên tắc, tương quan Pearson sẽ tìm ra một đường thẳng phù hợp nhất với mối quan hệ tuyến tính của 2 biến. Hệ số tương quan Pearson (r) sẽ nhận giá trị từ (-1 đến +1).

Nếu r > 0 cho biết một sự tương quan thuận giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm tăng giá trị của biến kia và ngược lại.

Nếu r < 0 cho biết một sự tương quan nghịch giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm giảm giá trị của biến kia và ngược lại [18].

Mối tương quan giữa hai biến được phân loại thuận và nghịch, mức độ tương quan giữa hai biến phụ thuộc vào hệ số tương quan (r) được xác định như sau:

Bảng 2.6: Mức độ tương quan của hệ số tương quan Pearson [18]

Hệ số tương quan Pearson Mức độ tương quan

0 ≤ r ≤ 0,5 Tương quan yếu

0,5 ≤ r < 0,7 Tương quan trung bình

0,7 ≤ r< 0,9 Tương quan chặt

0,9 ≤ r< 1 Tương quan rất chặt

Sau khi xác định được mối tương quan tuyến tính giữa các thơng số thủy, lý, hóa và chỉ số đa dạng sinh học bằng hệ số tương quan Pearson. Sau đó đánh giá về mặt có ý nghĩa thống kê dựa vào chỉ số p, nếu (p<0,05) thì phép kiểm định có ý

nghĩa thống kê, nếu (p>0,05) thì phép kiểm định khơng có ý nghĩa thống kê.

- Phân tích mối tương quan hồi quy đa biến được sử dụng để đánh giá sự tác động đồng thời của các nhân tố môi trường lên sinh vật thông qua các chỉ số sinh học bằng phần mềm SPSS (Statistical Product and Services Solutions) [25]. Các nhân tố môi trường được coi là các biến độc lập (xi), các chỉ số sinh học là các biến phụ thuộc (y). Sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới sinh vật được biểu diễn dưới dạng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến như sau:

y = α + β1 x1 + β2 x2+…+ βn xn + ε

Trong đó: α là hằng số, β là hệ số hồi quy, ε là phần dư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá chất lượng môi trường nước và đa dạng thực vật nổi khu vực (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)