3.2.1. Thành phần loài thực vật nổi
TVN được phân loại để phục vụ cho việc xác định các chỉ số sinh học. Kết quả phân tích định tính 23 mẫu trong đợt khảo sát tháng 11 năm 2016 tại khu vực ĐNN Đồng Rui - Quảng Ninh đã xác định được 113 loài TVN thuộc 17 họ, 10 bộ, 4 lớp và 3 ngành là: Tảo Lam (Cyanobacteriophyta), tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Giáp (Dinophyta). Chi tiết về thành phần loài TVN được thể hiện ở Bảng 3.2:
Bảng 3.2 : Thành phần loài thực vật nổi tại khu vực ĐNN Đồng Rui
Ngành tảo Lớp Bộ Họ Loài Số họ % Số loài % Tảo Lam (Cyanobacteriophyta) 1 1 1 6 5 4 Tảo Silic (Bacillariophyta) 2 7 14 82 98 87 Tảo Giáp (Dinophyta) 1 2 2 12 10 8 Tổng cộng 4 10 17 100 113 100
Ngành tảo silic có số lượng lồi nhiều nhất: 98 loài, thuộc 14 họ, 7 bộ và 2 lớp là: lớp tảo silic trung tâm và tảo silic lơng chim. Trong đó, lớp tảo silic trung tâm có số loài và số họ nhiều hơn so với tảo silic lông chim, nhưng số bộ của lớp tảo silic trung tâm ít hơn tảo silic lơng chim (Chi tiết thể hiện ở phần phụ lục 1).
Tảo Silic trung tâm gồm 2 bộ là bộ Discales và bộ Soleniales.
Bộ Discales có số họ nhiều nhất là 7 họ, nhưng số lượng lồi trong họ khơng cao, trừ họ Coscinodiscaceae có số lồi nhiều nhất (12 lồi). Bộ Soleniales có số họ ít (3 họ) nhưng số lượng loài khá cao là: Chaetoceros (24 loài), Biddulphiaceae (11 loài), Rhizosolenia (9 loài).
Tảo silic lơng chim có 3 bộ là Araphales, Diraphinales và Aulonoraphales. Trong đó, hai họ có số lượng lồi tương đối cao là: họ Nitzschiaceae (9 loài) thuộc bộ
Aulonoraphales và họ Naviculaceae (10 loài) thuộc bộ Diraphinales. Như vậy, số lượng loài của lớp tảo silic trung tâm chiếm ưu thế hơn so với lớp tảo silic lông chim.
Ngành tảo Lam có số lượng lồi tảo ít nhất (5 lồi), thuộc 1 Họ Oscillatoriaceae. Ngành tảo Giáp có 10 loài, thuộc 2 họ là Ceratiaceae và Dinophysiaceae. Họ Dinophysiaceae có số lượng lồi ít nhất là 1 lồi.
Trong ba ngành tảo thì ngành tảo silic chiếm ưu thế về thành phần các loài tảo (chiếm 87%), chiếm tỷ lệ thấp là ngành tảo giáp (9%) và ngành tảo lam (4%) (Hình 3.10). Như vậy, ngành tảo silic chiếm ưu thế về thành phần lồi, trong đó lớp tảo silic trung tâm có số lượng lồi nhiều hơn so với tảo silic lông chim.
Hình 3.10. Thành phần lồi thực vật nổi tại khu vực ĐNN Đồng Rui
Điều này rất phù hợp với những nghiên cứu trước đó của một số tác giả về đa dạng TVN khu vực cửa sông ven biển: Trương Ngọc An (1980), Nguyễn Thị Hồng Hải (2008), Nguyễn Thị Hằng (2012), Nguyễn Thị Thu Hè (2012), Nguyễn Thị Thu (2015) và Lê Thu Hà (2015) [2, 11, 12, 13, 22, 32]. Sự phân bố của các nhóm, lồi tảo trong vùng được kiểm soát bởi nguồn dinh dưỡng, tốc độ dòng chảy và mức độ hịa trộn nước sơng và nước biển, đồng thời biến động theo mùa, theo nhịp điệu của
4%87% 87% 9% Tảo Lam (Cyanobacteriophyta) Tảo Silic (Bacillariophyta) Tảo Giáp (Dinophyta)
Tuy nhiên, tần suất xuất hiện các loài TVN tại khu vực nghiên cứu không đồng đều, một số loài xuất hiện phổ biến như: Coscinodiscus rothii (Ehr.) Grunow,
Guinardia flaccida Peragallo, Stephanopyxis palmeriana Grunow, Rhizosolenia alata Brightwell, Chaetoceros muelleri Lemmerm, Thalassiothrix frauenfeldii
Grunow, Thalassionema nitzchiaides Grunow,… nhưng một số lồi xuất hiện rất ít như: Dinophysis caudata Saville-Kent, Surirella javanica A.W.F.Schmidt,
Campilodiscus daemelianus Grunow, Trachyneis aspera Cleve, Amphipleura pellucida Kuetz, Licmophora abbreviata Agardh, Biddulphia mobiliensis Bailey, Oscillatoria subbrevis Schmidle,… Qua kết quả phân tích cho thấy, đa số TVN tại
khu vực ĐNN Đồng Rui là những loài khá phổ biến ở vùng cửa sông ven biển. Tại đây xuất hiện một số loài tảo nước ngọt chịu độ mặn thấp là Oscillatoria và một số loài tảo Silic nước ngọt: Melosira momiliformis, Nitzchia closterium,
Amphiprora alata, Pleurosigma angulatum,… một số loài tảo thường xuất hiện ở
khu vực có độ muối cao như: Chaetoceros atlanticus, Chaetoceros densus, Chaetoceros peruvianus, Rhizosolenia crassispina, Thalassiothrix longgisma,…và
một nhóm lồi rộng muối thuộc chi: Guinardia, Rhizosolenia, Ceratium, Thallasiothrix [1, 2, 20]. Ngoài ra, khu vực nghiên cứu cịn xuất hiện lồi chỉ thị nước bẩn Oscillatoria limosa J. Agardh tại một số vị trí ĐR1, 2, 18, 19, 20, 21, 22, 23 và một số loài tảo gây độc và thường xuất hiện trong điều kiện phú dưỡng như:
Skeletonema costatum Cleve, Ceratium fucrca var. berghia [15].
Trong nghiên cứu về hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh của Đinh Hồng Duyên (2012) đã xác định được 128 loài TVN khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh, trong đó khu vực cửa sơng Tiên n có 69 lồi TVN [8], hay trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự về đa dạng TVN khu vực cửa sông Tiên Yên xác định được 195 loài TVN thuộc 31 họ, 9 lớp, 6 ngành, hiện nay do diện tích RNM bị thu hẹp và dịng chảy của các con sơng có nhiều thay đổi nên khu hệ TVN có nhiều biến động về thành phần loài và mật độ cá thể [19]. Cho thấy, đa dạng TVN khu vực ĐNN Đồng Rui thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trước đó của một số tác giả tại khu vực Tiên Yên.
Một số loài TVN xuất hiện tại khu vực nghiên cứu được quan sát dưới kính hiển vi điện tử qt SEM (Hình 3.11).
(Nguồn ảnh: Nguyễn Thùy Nhung)
Hình 3.11. Một số lồi tảo xuất hiện tại khu vực nghiên cứu
a. Surirella ovalis Brebisson e. Coscinodiscus subtilis Ehr. b. Pleurosigma angulatum W. Smith g. Bacteriastrum hyalinum Lauder c. Chaetoceros peruvianus Brightwell h. Gyrosigma limosum Sterrenburg
b e c a d g h i