KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lê thị như phương (Trang 34 - 38)

3.1. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Cửa Hội là cửa sơng lớn nhất của Nghệ An, Hà Tĩnh. Bờ phía trái sơng thuộc địa phận tỉnh Nghệ An, còn bờ phía phải thuộc địa phận Hà Tĩnh. Cửa Hội là tên gọi chung của các phƣờng Nghi Hải, Nghi Hòa và xã Nghi Xuân - nằm ở cực Nam của thị xã Cửa Lị. Diện tích tự nhiên của vùng là 1564,42 ha (trong đó phƣờng Nghi Hải là 522,66 ha, Nghi Hòa là 418,84 ha và xã Nghi Xuân là 622,92 ha).

Vùng cửa Hội nằm trong khoảng 18045’06’’ đến 18046’03’’ vĩ độ Bắc, 105043’31’’ đến 105044’46’’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp Nghi Hƣơng, thị xã Cửa Lị. Phía Nam giáp sơng Lam và tỉnh Hà Tĩnh. Phía Đơng giáp biển Đơng.

Phía Tây giáp huyện Nghi Lộc.

3.1.1.2. Khí hậu [4]

Cửa Hội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khơ và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đơng Bắc lạnh, ẩm ƣớt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình là 23 - 240C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 6, tháng 7) là 330C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,7 0C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 đến tháng 2 năm sau) là 190C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ơn là 3.5000C - 4.0000C.

Chế độ mưa: lƣợng mƣa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 - 2.000mm/năm, phân bố cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia thành hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lƣợng mƣa chỉ chiếm từ 15 - 20% lƣợng mƣa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và 2 lƣợng mƣa chỉ đạt từ 7 - 60mm/tháng.

- Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung chiếm 80 - 85% lƣợng mƣa cả năm, tháng mƣa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lƣợng mƣa từ 220 - 540mm/tháng. Mùa này thƣờng kèm theo áp thấp nhiệt đới và bão.

Độ ẩm khơng khí: trị số độ ẩm trung bình hàng năm dao động từ 80 - 90%.

Độ ẩm khơng khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khơ nhất tới 18 - 19% .

Chế độ gió: vùng cửa Hội chịu ảnh hƣởng của hai mùa gió chủ yếu là: gió

mùa Đơng Bắc và gió phơn Tây Nam.

- Gió mùa Đơng Bắc thƣờng xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình qn mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đơng Bắc, mang theo khơng khí lạnh, khơ làm nhiệt độ giảm từ 5 – 100C so với nhiệt độ trung bình năm.

- Gió phơn Tây Nam là một loại thời tiết đặc trƣng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thƣờng xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khơ, nóng và hạn hán, ảnh hƣởng khơng tốt đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt đời sống của nhân dân trong khu vực nghiên cứu.

Bên cạnh những yếu tố chủ yếu nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, gió, độ ẩm khơng khí, cửa Hội còn là khu vực chịu nhiều ảnh hƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 – 3 cơn bão, mùa bão thƣờng vào tháng 8 – 10. Bão về kèm theo mƣa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió, gây ra lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn.

3.1.1.3. Thủy, hải văn

Thủy triều: chế độ thủy triều ở vùng cửa Hội là chế độ bán nhật triều khơng

đều. Hằng tháng có gần nửa số ngày có 2 lần nƣớc lớn, 2 lần nƣớc rịng trong ngày, các ngày này thƣờng xảy ra thời kỳ nƣớc triều kém. Triều dâng nhanh, thời gian

dài khoảng 14 giờ. Mức triều cao nhất là 0,5m, thấp nhất là 1,9m. Biên độ thủy triều cao nhất là 2,3 đến 2,4m, triều lên mạnh nhất vào tháng 10, 11, 12 [8].

Sóng biển: chủ yếu theo hƣớng Bắc và Đông, khi vào gần bờ thì chuyển hƣớng sang Đơng và Đơng Bắc. Khi thủy triều lên nếu gặp bão, sóng dâng rất cao (sóng thần), đã có lúc sóng dâng tới 12 m.

Chế độ dịng chảy: mang tính chất mùa rõ rệt. Dòng chảy phụ thuộc chủ yếu

vào lƣợng mƣa từ thƣợng nguồn đổ về. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 – 10, lũ lớn nhất thƣờng vào tháng 8 – 9. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. Vào mùa lũ, lƣợng dòng chảy chiếm 60 – 75% lƣợng dịng chảy năm. Mùa khơ chiếm 25 – 40 % lƣợng nƣớc dịng chảy; tháng 2 và 3 có lƣợng dịng chảy nhỏ nhất, chỉ từ 7 – 10%.

Nhiệt độ nước và một số chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa [8]:

- Nhiệt độ nước: nhiệt độ trung bình của nƣớc mặt trong vùng cửa Hội dao động

trong khoảng 23,30C đến 28,90C. Vào mùa khơ, nhiệt độ trung bình (dao động 23,30C – 25,50C) thấp hơn mùa mƣa (dao động từ 27,90C – 28,90C).

- Hàm lượng oxy hịa tan (DO): hàm lƣợng trung bình của oxy hịa tan trong vùng

cửa Hội dao động từ 5,0 đến 6,6 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép đối với thủy sinh vật và nuôi trồng thủy sản. Vào mùa khơ, hàm lƣợng DO trung bình của nƣớc dao động từ 5,8 – 6,6 mg/l và luôn cao hơn mùa mƣa (dao động từ 5,0 – 5,5 mg/l).

- Độ muối: độ muối vùng cửa Hội chịu sự chi phối bởi mối tƣơng tác giữa khối nƣớc ngọt (sông Lam) và khối nƣớc mặn (vịnh Bắc Bộ). Mùa mƣa, khối nƣớc ngọt xâm lấn vùng cửa sông làm độ muối giảm, chỉ dao động từ 0,5‰ – 0,8‰. Mùa khô, khối nƣớc mặn lấn áp khối nƣớc ngọt làm độ muối tăng lên, dao động từ 0,7‰ – 15,5‰.

3.1.1.4. Địa chất

Địa hình vùng cửa Hội có đặc trƣng địa hình núi thấp và đồi, đồng bằng chiếm khoảng 13% diện tích. Độ cao bình qn của tồn lƣu vực khoảng 290m, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Đông Nam và từ Tây Nam đến Đông Bắc.

3.1.1.5. Nguồn lợi sinh vật cửa sơng – ven biển

Hiện nay chƣa có tài liệu thống kê về nguồn lợi thủy sản riêng cho vùng cửa Hội, mới chỉ có số liệu tổng hợp chung cho vùng cửa sông – ven biển của cả tỉnh Nghệ An [10]:

a. Sinh vật phù du

Về thực vật nổi (Phytoplankton) ở 6 cửa sông ven biển thuộc Nghệ An đã xác định đƣợc 55 loài, thuộc 5 ngành: tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Lam (Cyanophyta), tảo Giáp (Pyrophyta) và Mắt (Eulenophyta). Ngành tào Silic có số lồi chiếm ƣu thế tuyệt đối với hơn 80% tổng số thực vật nổi đã đƣợc phát hiện.

Động vật nổi (Zooplankton) đã xác định đƣợc 48 lồi, chủ yếu thuộc nhóm động vật giáp xác chân mái chèo, nhóm này quyết định mật độ số lƣợng động vật phù du. Khối lƣợng động vật nổi ở biển Nghệ An lớn nhất vào mùa hè, các mùa khác có biển đổi nhƣng không đáng kể.

b. Rong biển

Ở vùng cửa sông, ven biển, bãi triều và vùng nƣớc lợ của Nghệ An đã phát hiện và xác định đƣợc 55 loài, thuộc 27 giống của 4 ngành rong gồm: Lam, Lục, Nâu và rong Đỏ.

c. Nhuyễn Thể

- Nhóm Ốc: có giá trị kinh tế ở vùng biển Nghệ An nhƣ ốc Hƣơng, ốc Tù và, ốc Bù giác, ốc Lơng, ốc Gai... Trong đó, ốc Hƣơng là lồi kinh tế nhất và có phạm vi phân bố rộng, phân bố chủ yếu ở vùng biển Diễn Châu.

- Nhóm 2 mảnh vỏ: gồm các lồi giá trị kinh tế nhƣ: Hàu, Vẹm, Sị Lơng, Ngao, Điệp ...

- Nhóm Mực: Mực phân bố rộng trên khắp vùng biển Nghệ An, gồm: mực Ống 10 loài, mực Nang 10 lồi. Trữ lƣợng Mực ƣớc tính 3.000 tấn, khả năng khai thác 1.500 tấn/năm,

nhƣng chỉ có một số nhóm lồi đạt sản lƣợng cao: mực cơm, mực ống và mực nang… Mực phân bố ở vùng độ sâu trên 40 mét chiếm tới 63%.

d. Tôm biển

Tôm biển đƣợc xác định khoảng 20 lồi, thuộc 8 giống, 6 họ. Những lồi có phân bố rộng và có sản lƣợng tƣơng đối cao là: tôm He mùa, tôm Sắt, tôm Vàng, tơm Bộp và tơm Hùm. Các bãi tơm chính là bãi tơm Vịnh Diễn Châu, Lạch Quèn, Cờn và bãi tơm cửa Hội. Trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 700 tấn, khả năng khai thác 359 tấn/năm, trong đó tơm He chiếm 31%.

e. Cá biển

Cá biển có khoảng 267 lồi, thuộc 91 họ. Cá sống ở vùng ven bờ có 121

lồi, chiếm 45,32%, trong đó nhóm cá đáy và gần đáy có 101 lồi. Cá sống xa bờ gồm 146 lồi, chiếm 54,68%, trong đó cá đáy và gần đáy có 107 lồi, cá nổi 39 lồi.

Vùng biển Nghệ An có tổng trữ lƣợng các lồi cá, tơm, mực khoảng 78.750 tấn/năm; trong đó vùng có độ sâu 30 mét vào bờ (ven bờ): 47.250 tấn/năm; vùng có độ sâu 30 trở ra (khơi): 31.500 tấn/năm. Khả năng khai thác cho phép tƣơng ứng là: 31.820 tấn/năm, 18.620 tấn và 13.200 tấn (bảng 1).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lê thị như phương (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)