Diện tích, sản lƣợng NTTS của TX Cửa Lò

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lê thị như phương (Trang 59 - 75)

Cá các loại Tôm các loại Tổng

Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) 2010 19,6 77 3 40 22,6 117 2011 35,1 94 3 39 38,1 133 2012 26 169 2 42 28 211 2013 28 150 3 30 31 180

Nguồn: Phòng thống kê TX Cửa Lị

Nghề NTTS nƣớc lợ của Nghệ An nói chung và Cửa Lị nói riêng cịn ở trình độ thấp so với tình trạng chung của cả nƣớc. Diện tích ni trồng và sản lƣợng khơng cao. Trình độ và kinh nghiệm của ngƣời ni cịn hạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chƣa nhiều nên dẫn tới năng suất thấp. Nguồn giống chƣa chủ động đƣợc theo thời vụ mà còn phải phụ thuộc vào các địa phƣơng khác.

3.3.3. Cơ sở dịch vụ và chế biến thủy sản

Tại vùng cửa Hội, tỉnh Nghệ An đã xây dựng cảng cá cửa Hội (bằng nguồn vốn ADB), gồm các cơng trình cơ bản là: cầu tàu dài 100m, 02 trạm biến áp tổng công suất 660 KVA, hệ thống cấp nƣớc ngọt, bãi có mái che 900 m2, nhà văn phịng 2 tầng, đƣờng nội bộ cảng, đƣờng ngoài cảng và một số cơng trình phụ trợ khác.

Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá do các doanh nghiệp đầu tƣ vào khn viên cảng hiện có: 01 cửa hàng xăng dầu, 05 cơ sở sản xuất đá lạnh với tổng công suất 50 tấn/ngày, 07 cơ sở chế biến và cấp đơng bảo quản hải sản. Ngồi ra, trên địa bàn Nghi Hải và Nghi Xn cịn có 14 cơ sở cấp đơng bảo quản hải sản, 07 cơ sở sản xuất đá lạnh, 01 cơ sở sửa chữa tàu thuyền, 01 nhà máy đông lạnh, 01 cơ sở chế biến nƣớc mắm.

Vị trí địa lý thuận lợi cùng với hệ thống giao thông đa dạng đã đem lại cho nghề cá cửa Hội những lợi thế rất lớn. Các mặt hàng hải sản từ Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, ngay cả các tỉnh miền Tây Nam Bộ nhƣ Tiền Giang, An Giang…

sản khác. Ngoài ra, các các mặt hàng thủy sản đƣợc tập kết tại đây cũng đƣợc đƣa ra các chợ trong tỉnh, xuất khẩu sang Lào, Trung Quốc. Các hoạt động này từng bƣớc đƣa cảng cửa Hội trở thành một cảng chợ đầu mối thủy sản cho vùng.

Các cơ sở sản xuất đá lạnh, cung ứng xăng dầu, điện… dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của nghề cá.

Bên cạnh đó, dịch vụ sửa chữa máy móc, cơ sở đóng mới cải hốn tàu cá cịn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển nghề cá.

3.3.4. Thách thức đối với nguồn lợi cá vùng cửa Hội, Nghệ An

3.3.4.1. Khai thác quá mức

Có thể nói, đây đƣợc xem đây là thách thức lớn nhất đối với nguồn lợi thủy hải sản nói chung và nguồn lợi cá nói riêng ở vùng cửa Hội. Số lƣợng tàu thuyền có cơng suất nhỏ vẫn chiếm tỉ lệ cao, hoạt động của những tàu thuyền này chủ yếu là gần bờ. Mật độ tàu thuyền khai thác ở vùng lộng và vùng ven bờ quá mức cho phép, đặc biệt vùng ven bờ (trung bình 1,4 km2/tàu thuyền) tạo ra áp lực khai thác rất lớn cho hai vùng này [7].

3.3.4.2. Khai thác bằng phương tiện và cách thức mang tính hủy diệt

Hiện tại, việc sử dụng các phƣơng tiện khai thác mang tính hủy diệt vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Nhiều tàu thuyền sử dụng kích thƣớc mắt lƣới nhỏ chƣa đúng quy định; tình trạng dùng chất nổ, xung điện để khai thác thủy sản vẫn cịn xảy ra. Bình qn 1 thuyền có 1 giã tôm dùng điện đánh bắt ở vùng cửa sông – ven biển [8].

Phần lớn tàu thuyền khai thác với quy mơ hộ gia đình nhỏ lẻ, tình trạng khai thác không theo Quy định mùa vụ; khai thác cả vào mùa cá sinh sản, đánh bắt cá con, khai thác tại các vùng cấm khai thác.

Những phƣơng tiện và phƣơng thức khai thác này gây tác hại lớn đến nguồn lợi thủy hải sản của vùng, ảnh hƣởng đến khả năng tái sản xuất nguồn lợi khi hải sản đƣợc đánh bắt gồm nhiều cá thể đang ở giai đoạn sinh trƣởng ban đầu của vòng đời và cá bố mẹ đang sinh sản xuất hiện ở vùng gần bờ.

3.3.4.3. Ô nhiễm nguồn nước

Chất lƣợng nƣớc vùng cửa Hội đang bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân sau: - Chất thải từ các tàu thuyền tại cảng cá: tại vùng cửa Hội, tỉnh Nghệ An đã xây

dựng cảng cá cửa Hội nên có khoảng 700 tàu thuyền đánh cá thƣờng xuyên ra vào cửa Hội, gồm có tàu cá của Cửa Lị, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu và của 11 tỉnh khác (Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hồ, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Phú Yên…). Đa số tàu cá vào cửa Hội là tàu có cơng suất lớn, thƣờng neo đậu tập trung ở bờ Sông Lam thuộc Phƣờng Nghi Hải - TX Cửa Lò. Các tàu thuyền thƣờng xuyên xả trực tiếp nƣớc thải xuống sơng. Ngồi ra, do số lƣợng tàu thuyền nhiều, dẫn tới làm xáo trộn nƣớc, ảnh hƣởng trực tiếp tới môi trƣờng sống của các lồi sinh vật vùng cửa sơng [7].

- Chất thải từ các cơ sở, xí nghiệp trên địa bàn: Cửa Hội còn phải chịu một lƣợng nƣớc thải lớn của các nhà máy trên lƣu vực chƣa đƣợc xử lý hoặc xử lý chƣa triệt để thải thẳng xuống sông gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Qua điều tra cho thấy, nhà máy giấy Sơng Lam đóng tại địa bàn xã Hƣng Lam với lƣợng hóa chất xử lý lên tới 10 tấn/ngày. Lƣợng nƣớc thải này đổ trực tiếp xuống sông chƣa qua xử lý. Điển hình là vào tháng 5/2005, nƣớc thải của nhà máy này đã gây ô nhiễm trầm trọng trên khoảng 10 km, làm cho cá tôm chết trôi dạt vào bờ [8].

- Chất thải sinh hoạt từ khu vực dân cư: với mật độ dân cƣ cao, các chất thải sinh hoạt hầu hết không qua xử lý, đổ trực tiếp xuống sông, làm ô nhiễm môi trƣờng sống, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới các sinh vật vùng cửa sông.

- Các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động nông nghiệp: nông nghiệp không phải là nghề chủ yếu của dân cƣ trong khu vực, tuy nhiên vùng cửa sông – ven biển Nghệ An có truyền thống trồng rau màu nhƣ lạc, vừng, đậu, cải bắp, xu hào, cà chua... nên sử dụng một lƣợng khá lớn phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ và kích thích sinh trƣởng. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc sông.

3.3.4.4. Công tác quản lý và ý thức người dân

- Do tập quán nghề nghiệp khai thác có từ lâu đời và điều kiện kinh tế của ngƣ dân cịn khó khăn nên số lƣợng tàu thuyền có cơng suất lắp máy dƣới 90CV tập trung khai thác ở vùng lộng và ven bờ còn quá lớn; cơ cấu nghề nghiệp cũng bất hợp lý. - Do phần lớn tàu thuyền khai thác với quy mơ hộ gia đình nhỏ lẻ, nên rất khó quản lý, kiểm sốt. Do đời sống khó khăn, nên ý thức bảo vệ nguồn lợi của ngƣời dân còn thấp.

- Một số ít chủ phƣơng tiện chƣa chấp hành tốt quy định nhà nƣớc về công tác đăng ký, đăng kiểm bảo đảm an toàn cho ngƣời và phƣơng tiện hoạt động khai thác thủy sản. Trang thiết bị an toàn cứu sinh, cứu hỏa, hàng hải, … chƣa đƣợc trang bị đầy đủ hoặc trang bị nhƣng sử dụng lâu đã kém chất lƣợng chƣa đƣợc thay mới.

- Thời gian khai thác hữu ích chƣa cao, ngƣ dân chỉ quen khai thác ven bờ, tối đi sáng về hoặc sáng đi chiều về; không thông thạo ngƣ trƣờng vùng khơi. Các tàu xa bờ có cơng suất lớn thì thời gian bám biển của từng chuyến cũng không dài, chỉ 7 - 15 ngày, tối đa là 20 ngày.

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ VÙNG CỬA HỘI, NGHỆ AN

3.4.1. Sử dụng hợp lý nguồn lợi cá

 Những loài cấm khai thác

Qua thực tế, chúng tơi đề nghị cấm khai thác 2 lồi cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), bao gồm cá Mòi chấm Konosirus punctatus và cá Mòi cờ hoa

Clupanodon thrissa, đặc biệt vào thời gian cá di cƣ sinh sản.

 Những loài hạn chế khai thác

Trừ hai lồi cá nêu trên, những lồi cá cịn lại có thể khai thác. Tuy nhiên, hằng năm chính quyền địa phƣơng cần cơng bố thời gian cấm và khu vực cấm khai thác tại các bãi đẻ để hạn chế tình trạng khai thác tràn lan, đặc biệt khai thác trong mùa sinh sản của các loài cá.

3.4.2. Các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá vùng cửa Hội cần tiến hành song song và triệt để. Ngoài việc cấm khai thác các loài cá trên tại các bãi đẻ trong mùa sinh sản, địa phƣơng cần có những chính sách cụ thể để bảo vệ, phát triển nguồn lợi cá để giảm áp lực khai thác với khu hệ cá tự nhiên nhƣng đồng thời vẫn đảm bảo cuộc sống ổn định cho các ngƣ dân trong vùng. Nội dung chính của các biện pháp tập trung vào các vấn đề sau:

a. Giảm số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác gần bờ

Tiến hành cải hốn những tàu có cơng suất nhỏ để có thể khai thác ở cá tuyến xa hơn, hạn chế và tiến tới cấm đóng mới các tàu có cơng suất nhỏ. Đẩy mạnh khai thác xa bờ để vừa giảm áp lực khai thác cho vùng gần bờ vừa tạo hiệu quả kinh tế cao. Địa phƣơng cần hỗ trợ kinh phí cho các tàu đóng mới hoặc cải hốn tàu để có cơng suất lớn.

b. Chuyển dịch cơ cấu nghề phù hợp

Hạn chế số lƣợng tàu thuyền sử dụng lƣới kéo (giã cào) khai thác gần bờ; chủ động dịch chuyển theo hƣớng nghề chủ đạo là lƣới vây, câu khơi, lƣới kéo đôi công suất lớn khai thác xa bờ.

c. Nâng cao hiệu quả khai thác

Hiệu quả khai thác đƣợc kể đến là sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm khai thác, trong đó chất lƣợng sản phẩm vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Muốn khai thác đạt hiệu quả cao, cần đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào khai thác, bảo quản và chế biến thủy sản. Muốn làm đƣợc điều này, chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ vốn, mở lớp đào tạo nhằm ứng dụng KHKT vào việc khai thác, bảo quản và chế biến thủy sản. Đồng thời cần tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị hiện đại cho tàu cá, đặc biệt là hệ thống bảo quản lạnh; phát triển theo hƣớng tăng về kích thƣớc, số lƣợng và hiện đại trang thiết bị cho các tàu hậu cần dịch vụ trên biển.

d. Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước

Để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở khu vực cửa Hội, cần phải:

- Hạn chế nƣớc thải và rác thải chƣa qua xử lý đổ ra sơng. Chính quyền địa phƣơng cần quản lý chặt chẽ các nguồn nƣớc thải từ các cơ sở chế biến thủy sản, những xí nghiệp sản xuất khai thác trong khu vực. Yêu cầu các đơn vị này phải xử lý nƣớc thải trƣớc khi đổ xuống sông.

- Ngăn ngừa các tác nhân ô nhiễm từ trên sơng: đó chính là những nguy cơ về rác và chất thải từ chính các tàu thuyền khai thác và neo đậu tại khu vực cửa Hội.

e. Bồi dưỡng, đào tạo trình độ chun mơn cho cán bộ, ngư dân

Chính quyền địa phƣơng cần có chính sách bồi dƣỡng chun môn cho các cán bộ trong ngành thủy sản để có thể tiếp thu đƣợc KHKT và quản lý điều hành tốt việc sản xuất, khai thác và chế biến thủy sản. Với ngƣ dân, cần đào tạo cho các thuyền trƣởng, máy trƣởng để họ có đủ khả năng ứng dụng KHKT vào việc đánh bắt và bảo quản thủy sản.

f. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ nguồn lợi

Cần quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, Chính phủ và các Bộ, Ngành cũng nhƣ các văn bản của tỉnh Nghệ An về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển nghề cá tới từng chủ thuyền, từng hộ dân. Đặc biệt là những quy định về cấm đánh bắt các loài quý hiếm, cấm dùng các hình thức, phƣơng tiện khai thác mang tính hủy diệt. Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh và có tính răn đe đối với những trƣờng hợp vi phạm.

g. Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi cá cho cộng đồng

Cùng với việc quản lý bằng các quy định pháp luật cần tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục giúp ngƣ dân hiểu đƣợc tầm quan trọng và lợi ích lâu dài của việc bảo vệ nguồn lợi mà họ đang khai thác. Để thực hiện tốt cần có sự phối hợp giữa các cơ quan khuyến ngƣ các cấp và các hiệp hội của địa phƣơng. Ngoài ra, cần kết hợp các chƣơng trình giáo dục bảo vệ mơi trƣờng và nguồn lợi cho các học sinh để nâng cao nhận thức cho các em và từ đó có thể lan rộng ra các gia đình và tồn thể cộng đồng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Tại khu vực cửa Hội đã xác định đƣợc 116 loài cá thuộc 42 họ nằm trong 9 bộ, trong đó bộ cá Vƣợc (Perciformes) chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các bậc phân loại. Trung bình mỗi bộ có 4,67 họ và 12,89 lồi, mỗi họ có 2,76 lồi.

2. Trong tổng số 116 loài, đã xác định đƣợc 32 loài cá nổi thuộc 3 họ và 3 bộ; 84 loài cá đáy thuộc 34 họ và 7 bộ; cá cửa sơng chiếm ƣu thế hơn với 74 lồi thuộc 27 họ và 9 bộ, cá biển có 42 lồi nằm trong 19 họ và 5 bộ.

3. Trong vùng có 2 lồi nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 61 loài cá kinh tế thuộc 28 họ, 7 bộ với 36 loài là cá đáy và 25 loài cá nổi.

4. Nghề cá tại khu vực cửa Hội tuy đang phát triển nhƣng bộc lộ nhiều tồn tại: số lƣợng tàu thuyền có cơng suất nhỏ vẫn chiếm tỉ lệ cao, chủ yếu khai thác gần bờ nên chất lƣợng cá khai thác thấp, tỉ lệ cá tạp, cá con còn nhiều. Các áp lực khai thác này cùng với những phƣơng thức khai thác mang tính hủy diệt và ơ nhiễm mơi trƣờng từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt đã làm cho nguồn lợi cá trong vùng bị đe dọa.

5. Để bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản nói chung và cá nói riêng tại vùng cửa Hội cần tập trung giảm áp lực khai thác ở vùng gần bờ, nâng cao hiệu quả khai thác, ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi.

KIẾN NGHỊ

1. Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về đa dạng sinh học cá tại khu vực cửa Hội, chú trọng vào việc nghiên cứu biến động thành phần loài, sự phân bố nguồn lợi cá theo không gian và thời gian.

2. Dịch chuyển cơ cấu khai thác nghề với phƣơng châm đẩy mạnh khai thác các ngƣ trƣờng xa bờ, khai thác hợp lý, không làm suy kiệt nguồn lợi. Cấm khai thác các lồi cá có nguy cơ suy giảm và cạn kiệt (Cá Mòi cờ hoa, cá Mòi chấm…).

3. Phối hợp giữa các cấp, các ngành và cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi. Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền cho ngƣời dân địa phƣơng về ý thức bảo vệ nguồn lợi, môi trƣờng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Hữu Tuấn Anh (2013), Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng cửa sông Văn Úc, Luận văn

thạc sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

2. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà

Nội.

3. Bộ Khoa học Công nghệ và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

Sách Đỏ Việt Nam phần I. Động vật, NXB Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học lê thị như phương (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)