Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 46 - 49)

1 .Cơ sở lý luận

2.3. Phương pháp luận

Tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài dựa trên hai cách tiếp cận là:

2.3.1. Tiếp cận hệ thống

Cách tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc mô tả mối liên kết giữa các yếu tố và tương tác cũng như bản thân yếu tố và tương tác. Một hệ thống là một tập hợp

các thành tố tương tác với nhau. Sự thay đổi một thành tố sẽ làm thay đổi một thành tố khác, từ đó làm thay đổi thành tố thứ 3. Bất cứ một tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính ngun nhân, vừa có tính điều khiển.

Môi trường là một hệ thống mở, phát triển hay suy thoái là xu thế biến động của hệ thống mơi trường. Vì vậy, tiếp cận hệ thống là phương pháp tiếp cận toàn diện giúp cho các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển cộng đồng có thể xem xét các vấn đề mơi trường theo quan điểm động, tiến hố, trong mối quan hệ tổng hoà với các thành tố khác cùng thời hay khác thời với thành tố đang xét theo logic nguyên nhân - kết quả.

Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ sử dụng tiếp cận hệ thống để xác định sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội để xác định nguyên nhân tác động tới đa dạng sinh học và tìm kiếm giải pháp hợp lý trong sử dụng tài nguyên, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái ven biển.

2.3.2. Tiếp cận hệ sinh thái

Tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ

HỆ XÃ HỘI

Khai thác và đổ thải quặng sắt

- Phá hủylớp đất mặt

- Lấy đi các tài nguyên hữu ích - Sử dụng tài nguyên nước cho khai thác

- Sử dụng máy móc cho khai thác - Xả chất thải vào môi trường - Lấn biển gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực

HỆ TỰ NHIÊN Hệ sinh thái

-Làm giảm năng lượng của sóng, gió biển.

-Điều hịa khí hậu.

-Mơi trường sống cho các lồi sinh

vật.

-Lưu giữ lịch sử địa chất về quá

trình hình thành và phát triển cồn cát. -Lưu giữ nguồn nước ngọt.

-Lưu giữ sự đa dạng về nguồn gen các loài động thực vật

- Mất lớp phủ thực vật, phá hủy cảnh quan. - Mất chức năng, dịch vụ hệ sinh thái

- Suy giảm và cạn kiệt nguồn nước.

-Môi trường bị ơ nhiễm sinh vật khó phát triển khó khăn cho cơng tác PHMT sau khai thác

sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sửdụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy, phương pháp này thích hợp sử dụng trong đề tài giúp đánh giá và ra quyết định hợp lý trong sử dụng tài nguyên, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái ven biển.

Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng. Trong phạm vi đề tài, việc bảo tồn cấu trúc, chức năng và duy trì dịch vụ của hệ sinh thái được xem là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái. Tác giả sẽ vận dụng tiếp cận hệ sinh thái để đưa ra bức tranh toàn cảnh về hiện trạng các hệ sinh thái, cùng với các chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái.

2.3.3. Vận dụng phương pháp luận vào thực tế khu vực nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là khu vựckhai thác và đổ thải lấn biển mỏquặngsắt Thạch Khê, Hà Tĩnh. Hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực mỏ sắt Thạch khê bao gồm: hệ sinh thái rừng phòng hộ, hệ sinh cồn cát, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái biển. Bên cạnh đó là các hệ sinh thái tự nhiên khác gần kề khu vực chứa quặngsắt. Các quá trình diễn ra trong hệ tự nhiên thường là các quá trình sống của sinh vật và các q trình chuyển hóa năng lượng bên trong khu vực này. Mơi trường vật lý của hệ tự nhiên là các yếu tố cảnh quan, địa hình, thủy văn, khí tượng, khí hậu của khu mỏ. Khi chưa có tác động từ bên ngồi vào hệ thống này thì các thành phần của hệ tự nhiên vẫn có tương tác nhưng ở mức thấp hơn: Ví dụ: sử dụng cồn cát cho mục đích du lịch, khai thác nước ngọt, khai thác đất phục vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân. Các hoạt động này ít làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ thống.

Khi có tác động từ bên ngồi vào theo hướng nhất định: cụ thể ở đây là khai thác và đổ thải tại mỏ sắt Thạch Khê sẽ phá vỡ hệ sinh thái sẵn có. Cùng với phá hủy lớp phủ thực vật, phá hủy cồn cát để lấy đi các phần ngun liệu khốngsảncó ích; phá hủy một phần diện tích biển, kèm theo với việc đưa vào các lồi thực vật bổ sung trong q trình phục hồi mơi trường sẽ làm thay đổi địa hình, cấu trúc hệ sinh thái, từ đó làm thay đổi các chức năng, dịch vụ của hệ sinh thái và gây ra các tác động tiêu cực tới các thành phần môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)