Lấy mẫu đa dạng sinh học tại khu vực biển Cửa Sót, Thạch Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 54 - 56)

Mẫu sinh vật nổi thu bằng lưới vớt kiểu Hensen: đường kính miệng lưới 0,25m; đường kính vịng hai 0,35m; chiều dài thân lưới 0,6m; chiều dài phần lưới lọc 1,0m. Vải lưới vớt thực vật nổi cỡ 70 (70 sợi/cm), vải lưới vớt động vật nổi cỡ

40. Tại mỗi trạm, thu một mấu định tính và một mẫu định lượng. Mẫu định lượng được thu theo chiều thẳng đứng từ độ sâu 5m đến tầng mặt. Tại các trạm nơng có độ sâu dưới 5m, thả lưới thẳng đứng từ đáy đến tầng mặt. Mẫu định tính được thả trơi theo phương nằm ngang trong thời gian 5-10 phút, hoặc kéo lưới ở tầng nổi xung quanh điểm thu mẫu nhiều lần.

Thu mẫu động vật đáy bằng gầu Petersen diện tích ngoạm bùn 0,025m2. Tại các vùng nước ven bờ có độ sâu dưới 2m, thu mẫu sinh vật đáy bằng lưới cào đáy, miệng lưới hình tam giác đều, chiều dài mỗi cạnh 0,2m, chiều dài lưới 0,7m, vải lưới cỡ 15 (15 sợi/cm). Trên vùng triều, thu mẫu động vật đáy bằng cuốc tay, diện tích các ơ định lượng: 0,25m2. Ngồi ra, cịn thu mua mẫu động đáy (giáp xác, thân mềm) từ các ngư dân vùng triều và từ các thuyền câu.

Điều tra, thu thập và chụp ảnh mẫu cá từ các thuyền bè đánh bắt dọc theo cửa sông, các điểm thu mua cá ven biển, đồng thời thu thập thông tin về các loài và nguồn lợi khai thác, mùa vụ khai thác từ các hồ ngư dân đánh bắt ở khu vực này.

Bảng3.1. Vị trí các điểm khảo sát mẫu khu vực cửa sông và biển ven bờ Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tháng 10/2013

TT Kí hiệu Địa danh Toạ độ

1 CửaSót Thạch Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh N18 26 28.3 E105 55 30.6 2 Cửa NhượngCẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh N18 15 15.6 E106 06 38.0 3 TK1.1 Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh N18 25 39.8 E105 58 07.2 4 TK1.2 Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh N18 26 18.6 E105 59 28.9 5 TK1.3 Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh N18 26 38.0 E106 01 14.5 6 TK2.1 Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh N18 24 25.4 E105 58 58.3 7 TK2.2 Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh N18 24 44.8 E106 00 30.2 8 TK2.3 Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh N18 25 04.2 E106 01 52.0 9 TK3.1 Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh N18 23 17.5 E105 59 49.4 10 TK3.2 Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh N18 23 43.4 E106 01 07.7 11 TK3.3 Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh N18 23 43.4 E106 02 39.6 Rừng ngập mặn:

Ngồi chức năng điều hồ khí hậu, hạn chế xói lở, mở rộng đất bồi ra biển, rừng ngập mặn là nguồn cung cấp chất hữu cơ để tăng năng suất vùng ven biển, là môi sinh để nuôi dưỡng ấu trùng hoặc là nơi sống lâu dài của nhiều loài hải sản như tơm, cua, cá, ngao, sị,…

Rừng ngập mặn ở Thạch Hà được mở rộng theo các cửa sông, ven đê sông nhờ trồng cây bảo vệ đê. Hiện nay, các dải rừng ngập mặn ở Thạch Hà đang có xu hướng tăng khá nhanh, tạo điều kiện tốt cho bảo vệ đê điều và nuôi trồng thuỷ sản. Các loại cây đang được trồng thêm là cây Đước, Sú, Tràm,…

Hình 3.5. Rừng ngập mặn tại khu vực sông Thạch Đồng, Thạch HàThực vậtnổi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 54 - 56)