Đặc điểm thị trường và khách hàng Mỹ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần thương mại đại lộc sang thị trường mỹ (Trang 67 - 69)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1Đặc điểm thị trường và khách hàng Mỹ

Mỹ nước tiêu dùng hàng may mặc lớn nhất thế giới. Hàng năm, người Mỹ tiêu dùng mặt hàng này gấp 1,5 lần người Châu Âu- thị trường tiêu dùng hàng may mặc thứ hai thế giới. Theo điều tra, một năm phụ nữ Mỹ mua 54 bộ quần áo.

Trong phong cách ăn mặc, người Mỹ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên, bình thường. Với người Mỹ sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi và quần âu vải sợi bông rộng thoáng còn nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần bò áo thun là phong cách ăn mặc đặc trưng nhất. Ở mọi nơi trên đất Mỹ đều có thể bắt gặp phong cách ăn mặc này.

Nhịp sống ở Mỹ rất khẩn trương và họ tiêu dùng các sản phẩm cũng rất khẩn trương. Một số sản phẩm mà họ chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn mặc dù chưa hỏng nhưng nó đã cũ hoặc là họ không thích thì họ sẽ mua cho mình những thứ mới. Khi đã đi mua thì họ sẽ mua sắm hàng loạt nhất là quần áo. Họ thích mua những quần áo độc đáo nhưng phải tiện lợi. Sau đó nếu thấy hết mốt hoặc cũ thì họ lại đem cho và lại đi mua đồ mới.

Trong mặt hàng may mặc, người Mỹ khá dễ tính trong việc lựa chọn các sản phẩm may nhưng lại khó tính đối với các sản phẩm dệt. Người Mỹ thích vải sợi bông, không nhàu, rộng và có xu hướng thích các sản phẩm dệt kim hơn.

Một đặc điểm trong điều kiện tự nhiên của Mỹ ảnh hưởng đến tiêu dùng hàng may mặc là khí hậu Mỹ rất đa dạng. Khí hậu đặc trưng của Mỹ là khí hậu ôn đới, không quá nóng về mùa hè và không quá lạnh về mùa đông. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn có khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và Florida, khí hậu hàn đới ở Alaska, cận hàn đới trên vùng bờ tây sông Mississipi và vùng khí hậu khô tại bình địa Tây Nam, nhiệt độ giảm thấp vào mùa đông tại vùng Tây Bắc nên cần chú ý sự khác biệt về địa lý khi sản xuất sản phẩm phục vụ cho người dân ở đây.

Hiện nay, Mỹ là nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân khoảng 44.115 USD/ người cộng với thói quen tiêu dùng nhiều, Mỹ là thị trường hấp dẫn đối với các mặt hàng nói chung và mặt hàng may mặc nói riêng. Tuy nhiên, ở Mỹ mức thu nhập cũng rất đa dạng tạo nên thị trường cũng rất đa dạng và thường chia làm ba phân đoạn. Đó là đoạn thị trường thượng lưu có thu nhập cao chuyên tiêu dùng hàng may mặc có chất lượng cao, có nhãn hiệu nổi tiếng; đoạn thị trường trung lưu tiêu dùng các mặt hàng cấp trung bình và đoạn thị trường dân nghèo tiêu dùng các mặt hàng cấp thấp. Sự đa dạng trong thu nhập cũng là điều kiện cho các nước xác định đoạn thị trường phù hợp với năng lực của mình.

Tiêu dùng với khối lượng lớn nên giá cả là yếu tố hấp dẫn nhất đối với người Mỹ. Họ thích được giảm giá, khi giảm giá họ sẽ mua được nhiều hàng hơn mà vẫn không phải tốn nhiều tiền. Sau giá cả là chất lượng hàng hoá và

hệ thống phân phối sẽ là lựa chọn tiếp theo cho việc tiêu dùng sản phẩm. Người Mỹ coi thời gian là tiền bạc nên con người ở đây luôn luôn chạy đua với thời gian. Mọi thứ ở Mỹ đều cần nhanh, tiện lợi nhưng không có nghĩa là không đẹp, không hợp thời trang. Vì vậy, hệ thống phân phối cần đảm bảo được điều này.

Nói chung, khác hẳn với thị trường Nhật- thị trường khó tính nhất thế giới, thị trường Mỹ là thị trường tương đối dễ tính. Sự đa dạng trong sắc tộc, tôn giáo, thu nhập và đặc biệt là tâm lý chuộng tự do cá nhân của người Ma Kỳ đã đem lại một thị trường tiêu dùng khổng lồ nhưng lại không quá cầu kỳ và yêu cầu khắt khe về sản phẩm như Châu Âu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần thương mại đại lộc sang thị trường mỹ (Trang 67 - 69)