5. Kết cấu của đề tài
2.2.6. Đối thủ cạnhtranh trong và ngoài nước
Sau WTO, ngành dệt may sẽ tránh được mối lo về hạn ngạch xuất khẩu nhưng lại phải đối mặt với những khó khăn lớn. Đó là sự cạnh tranh rất khốc liệt, đặc biệt là mảng phân phối. Hiện nay ở Việt Nam, các cửa hàng nhỏ chiếm tới 70%, còn các cửa hàng tự chọn của các công ty bán lẻ chưa phát triển. Sau khi vào WTO sẽ có
nhiều công ty bán lẻ nước ngoài nhảy vào và cạnh tranh trong cùng một sân chơi. Khi đó, sức ép về giá đối với sản phẩm may mặc Việt Nam là rất lớn. Nếu không tính toán tốt chi phí sản xuất đầu vào, sản phẩm giá cao, chúng ta không thể cạnh tranh và việc bị loại khỏi cuộc chơi là khó tránh khỏi.
Đối với thị trường quan trọng của công ty là Mỹ , từ năm 2005 – 2009, tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ đã giảm do khủng hoảng kinh tế kéo dài. Hàng may mặc Việt Nam đã không tạo ra được làn sóng tăng trưởng ồ ạt vào Mỹ như của Trung Quốc như các chuyên gia kinh tế đã dự đoán.
Lý do hàng may mặc Việt Nam cũng như của công ty khó tạo được làn sóng tăng trưởng xuất khẩu ồ ạt vào Mỹ như của Trung Quốc xuất phát từ nội tại sản xuất của hàng may mặc Việt Nam từ nhiều năm qua: Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc, trong khi đó, có 80% hàng may mặc phải nhập khẩu. Đặc biệt, ngành dệt may cũng bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa mất dần và vòng tay “bao cấp” hỗ trợ của Nhà nước không còn nữa. Hết ưu đãi cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào ngành dệt nhuộm sẽ bị giảm đi rất nhiều, do đó, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều vải nguyên liệu hơn. Như vậy, mục tiêu nội địa hoá khó thành hiện thực.
Bên cạnh Trung Quốc, các doanh nghiệp còn gặp phải sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt từ các doanh nghiệp may mặc của các nước khác như Ấn Độ, Banglades, Mexico, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ... Những nước này đều có lợi thế cạnh tranh là giá nhân công rẻ và nguyên liệu dồi dào. Do đó Việt Nam chỉ dựa vào lợi thế về lao động và giá nhân công rẻ thì sẽ khó lòng mà cạnh tranh với các đối thủ này trong tương lai.
Ngoài ra trong nước công ty còn phải đói đầu các công ty nằm trong khu vực miền Trung và trên thị trường Đà Nẵng như: công ty Dệt may 29/3, công ty dệt may Hòa Thọ, công ty may VINATEX...
Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tích cực nâng cao chất lượng của sản phẩm may mặc. Thông qua các biện pháp như nghiên cứu thị trường, đầu tư thiết kế những sản phẩm mới, hợp thời trang, thậm chí có thể nhờ các hãng tư vấn thiết kế
ngoài nước tư vấn và doanh nghiệp có thể thiết kế theo mẫu. Nhờ vậy mới có thể tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc của công ty trên thị trường quốc tế.