0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nguồn vốn và tài sản

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI LỘC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 53 -61 )

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Nguồn vốn và tài sản

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào thì vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu, quyết định đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh sẽ dễ dàng thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp doanh nghiệp thu mua được tối đa lượng nguyên liệu dệt may và có kinh phí để kinh doanh khi sản xuất hàng hoá dự trữ.

Sau đây tôi sẽ phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn để làm rõ thêm cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty.

Qua bảng 2.5: Bảng phân tích quy mô tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn năm 2009-2011

Tài sản:

Qua 2 năm 2009-2010, nhìn chung tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp có chiều hướng tăng lên cụ thể:

Trong tổng tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn đang có xu hướng giảm xuống cụ thể là năm 2009 có 9253507976 đồng chiếm 47.04% nhưng đến năm 2010 giảm -638774588 đồng còn 8614733388 chiếm 42.23 % trong tổng tài sản của công ty. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn năm 2009 là 23.28 % trong tổng tài sản ngắn hạn. Chứng tỏ công ty đã bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn. Nguyên nhân là do việc thanh toán các hợp đồng xuất khẩu hàng thường diễn ra sau một thời gian khi xuất hàng hoá chứ người ta chưa thanh toán ngay. Như đối với thị trường Mỹ là một ví dụ điển hình. Khi xuất khẩu sang Mỹ công ty chỉ được thanh toán 30% giá trị hàng hoá, còn lại 70% thanh toán sau. Bởi vì hàng hoá xuất sang Mỹ phải được FDA kiểm tra chặt chẽ, thời gian kiểm tra lại kéo dài. Sau khi hàng hoá được FDA chấp nhận thì khách hàng mới chấp nhận thanh toán phần còn lại. Cụ thể năm 2009, các khoản phải thu là 4580337662 đồng. Năm 2010 các khoản phải thu là 3491009800 đồng, giảm - 1089327862 đồng, tương đương tỷ lệ giảm là -23.78 so với năm 2009.

Bên cạnh đó hàng tồn kho cũng chiếm một tỷ lệ tương đối thấp vì công ty có số vốn khá ít nên hàng sản xuất ra là bán ngay hoặc bán theo đơn đặt hàng nên hàng tồn kho của công ty đang có xu hướng giảm. Năm 2010 hàng tồn kho đã giảm xuống -286481108 đồng tương đương tỷ lệ giảm là -7.76 % so với năm 2009

Trong tổng tài sản thì tài sản dài hạn chiếm phần lớn, chiếm tỷ trọng hàng năm trên 50% trong tổng tài sản. Cụ thể, năm 2009 tài sản dài hạn chiếm 52.96 % . Năm 2010 tài sản dài hạn chiếm 57.77 % trong tổng tài sản, tăng 11.58 % so với năm 2009. Tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm phần lớn. Điều này là do đặc điểm của ngành may mặc, luôn cần một lượng tài sản cố định dùng để đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho thu mua nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu hàng.

Trong cơ cấu tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn, chiếm trên 50%. Việc tăng lên của tài sản dài hạn là do tài sản cố định đã tăng so với năm 2009, tăng 939955504 đồng. Tài sản cố định tăng chứng tỏ cơ sở vật chất của doanh nghiệp được tăng cường. Mặt khác, trong năm 2010 tài sản

dài hạn khác cũng tăng 424711822 đồng, tương đương tỷ lệ tăng 1.38 % so với năm 2009, chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư cho cơ sở vật chất nhiều hơn.

Nguồn vốn:

Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 80% trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2009 nợ phải trả là 16191444934 đồng, năm 2010 nợ phải trả là 17487535216 đồng, tăng 1296090282 đồng tương đương tỷ lệ tăng 8.00 % so với năm 2009. Nợ phải trả tăng 8.00% chứng tỏ tình hình thanh toán nợ của doanh nghiệp giảm, vốn do đi vay là chủ yếu. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 96% so với tổng nợ phải trả, và khoản nợ ngắn hạn này đã tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009, nợ ngắn hạn là 8959205152 đồng, năm 2010 nợ ngắn hạn là 9551741412 đồng, tăng 592536260 đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 6.61 % so với năm 2009. Việc nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng nợ phải trả và tăng lên qua các năm, điều này là hợp lý vì công ty đã dùng nguồn vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản ngắn hạn, dùng để mua nguyên liệu đầu vào, thuê thêm công nhân nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, năm 2009 là năm mà tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, làm nguyên liệu đầu vào tăng đòi hỏi công ty phải tăng nguồn vốn vay để tiếp tục đầu tư, duy trì và mở rộng, phát triển sản xuất trong điều kiện khó khăn như hiện nay. Ngoài ra nợ dài hạn của công ty cũng tăng lên. Trong năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu giảm -570097604 đồng, tương đương tỷ lệ giảm là -16.48% so với năm 2009 điều này cho thấy cổ đông đã chưa tích cực trong viêc đóng góp vốn của mình vào công ty.

Bảng 2.5: Bảng phân tích quy mô tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn (2009-2010)

ĐVT: Đồng

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2010/2009

Chỉ tiêu Số tiền (đ) (%) Số tiền (đ) (%) Chênh lệch (%)

Tài sản 19,672,045,420 100.00 20,397,938,098 100.00 725,892,678 3.69

A) Tài sản ngắn hạn 9,253,507,976 47.04 8,614,733,388 42.23 -638,774,588 -6.90

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 524,777,906

2.67

984,132,948

4.82 459,355,042 87.53

II. Các khoản phải thu ngắn hạn

khác 4,580,337,662 23.28 3,491,009,800 17.11 -1,089,327,862 -23.78 III. Hàng tồn kho 3,689,631,810 18.76 3,403,150,702 16.68 -286,481,108 -7.76 IV. Tài sản ngắn hạn khác 458,760,598 2.33 736,439,938 3.61 277,679,340 60.53 B) Tài sản dài hạn 10,418,537,444 52.96 11,783,204,710 57.77 1,364,667,266 13.10 I. Tài sản cố định 10,111,628,784 51.40 11,051,584,288 54.18 939,955,504 9.30

II. Tài sản dài hạn khác

306,908,600 1.56 731,620,422 3.59 424,711,822 1.38

A. Nợ phải trả 16,191,444,934 82.31 17,487,535,216 85.73 1,296,090,282 8.00

I. Nợ ngắn hạn 8,959,205,152 45.54 9,551,741,412 46.83 592,536,260 6.61

II. Nợ dài hạn 7,232,339,782 36.76 7,935,793,804 38.90 703,454,022 9.73

B. Nguồn vốn CSH 3,480,500,486 17.69 2,910,402,882 14.27 -570,097,604 -16.38

I. Vốn CSH 3,460,033,442 17.59 2,889,935,838 14.17 -570,097,604 -16.48

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 20,467,044 0.59 20,467,044 0.10 0 0.00

Phân tích thêm mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:

Xem bảng 2.6: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Một số chỉ tiêu:

- Hệ số nợ so với tài sản =

- Hệ số tài sản so với nguồn vốn =

- Hệ số nợ so với vốn CSH =

Σ Nợ phải trả

Σ Tài sản

Σ Nợ phải trả

ΣVốn CSH

Σ Nợ phải trả

Σ Vốn CSH

Bảng 2.6: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ĐVT: Đồng Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu kí hiệu Năm 2009 Năm 2010 /- (%) 1. Tổng tài sản 1 19,672,045,420 20,397,938,098 725,892,678 3.69 2. Nợ Phải trả 2 16,191,444,934 17,487,535,216 1,296,090,282 8.00 3. Nguồn Vốn CSH 3 3,480,500,486 2,910,402,882 -570,097,604 - 16.38

4. Hệ số nợ phải trả so với tài sản (4)=(2)/(1) 0.82 0.86 1.79 2.17

5. Hệ số tài sản so với vốn CSH (5)=(1)/(3) 5.65 7.01 1.27 0.23

6. Hệ số Nợ so với CSH (6)=(2)/(3) 4.65 6.01 2.27 0.49

Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2. 6: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, ta thấy: - Hệ số nợ so với tài sản của công ty trong năm 2009 là 0.82, còn năm 2010 là 0.86. Hệ số này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Có nghĩa cứ 1 đồng tài sản thì có 0.82 đồng được đầu tư từ các khoản công nợ vào năm 2009 và năm 2010 là 0.86 đồng. Điều này cho thấy nguồn tài sản của doanh nghiệp được đầu tư từ các khoản công nợ có xu hướng tăng, chứng tỏ tính chủ động trong hoạt động kinh doanh chưa cao , khả năng thanh toán của công ty vẫn chưa được cải thiện mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp cao.

- Hệ số tài sản so với vốn CSH: Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn CSH. Hệ số này càng thấp thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao.

Trong năm 2009 hệ số này là 5.65 đến năm 2010 hệ số này là 7.01 chứng tỏ mức độ đầu tư bằng vốn CSH vào nguồn tài sản doanh nghiệp tăng lên. Điều này cho thấy hầu hết tài sản doanh nghiệp đã được đầu tư bằng nguồn vốn CSH và có xu hướng tăng, cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp trong năm 2010 tăng so với năm 2009.

- Hệ số nợ so với vốn CSH: Hệ số này cho biết cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Trong năm 2009 hệ số này là 4.65còn năm 2010 hệ số này tăng lên 6.01 Có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản tài trợ bằng vốn CSH thì tương ứng với 4.56 đồng được tài trợ bằng nợ phải trả vào năm 2009 và năm 2010 là 6.01 đồng được tài trợ bằng nợ phải trả.

Tóm lại: Các khoản nợ của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng dần, nguồn vốn

CSH có xu hướng giảm, mức độ tự chủ về mặt tài chính chưa được cải thiện . Song nhìn chung nguồn tài sản của công ty chủ yếu được đầu tư từ nguồn vốn vay. Đây cũng là tình trạng chung của các công ty xuất khẩu may mặc. Vốn vay, nợ nhiều là biểu hiện không tốt của tình hình hoạt động của công ty, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI LỘC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 53 -61 )

×