Ngôn ngữ UML

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn hóa cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất thành phố hải dương luận văn ths địa lý tự nhiên 60 44 02 14 (Trang 41 - 46)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

8. Cấu trúc của luận văn

1.5 Ngôn ngữ UML

1.5.1 Tổng quan về UML

a) Khái niệm

UML (Unified Modeling Language) là một ngơn ngữ mơ hình hóa thống nhất có phần chính bao gồm những ký hiệu hình học, được các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống. Nó là một ngơn ngữ để đặc tả, trực quan hóa, xây dựng và làm sưu liệu cho nhiều khía cạnh khác nhau của một hệ thống có nồng độ phần mềm cao. UML có thể được sử dụng làm công cụ giao tiếp giữa người dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm.

UML gồm các phần có quan hệ mật thiết với nhau sau:

- Ký hiệu (Notation): là một tập các ký hiệu, biểu tượng được dùng trong mơ

hình

- Ngữ nghĩa (Semantics): Cho biết ý nghĩa của mỗi biểu tượng, chúng được

hiểu như thế nào khi nằm trong hoặc không nằm trong ngữ cảnh của biểu tượng khác

- Cú pháp (Syntax): Cho biết hình dạng các biểu tượng và cách sử dụng

chúng

- Văn phong thực tế (Pragmatic): Định ý nghĩa của biểu tượng để sao cho

mục đích của mơ hình được thể hiện và mọi người có thể hiểu được

Các loại biểu đồ trong UML là:

- Biểu đồ lớp - Biểu đồ đối tượng

- Biểu đồ Use case - Biểu đồ trạng thái - Biểu đồ trình tự - Biểu đồ cộng tác - Biểu đồ hành động - Biểu đồ thành phần - Biểu đồ triển khai

b) Đặc tính cơ bản của UML

Tính ngơn ngữ (Language): Ngôn ngữ cho phép chúng ta giao tiếp, truyền

đạt thông điệp về một vấn đề, chủ đề nào đó. Trong q trình phát triển hệ thống các chủ đề, vấn đề này bao gồm các yêu cầu, phương pháp và thành phần, yếu tố tạo xây dựng lên hệ thống.

Tính mơ hình (Modeling): Mơ hình là sự thể hiện của vấn đề, chủ đề nào đó.

Hình 1.6: Tính mơ hình

Số 8 được biểu diễn trong ngôn ngữ số học sẽ rất khó cho những học sinh mới học hiểu được ý nghĩa của con số, nhưng với 8 chấm trịn hay 8 que tính thì chắc hẳn ai cũng đếm và hiểu được ý nghĩa của con số 8.

Tính hợp nhất, thống nhất (Unified): Tạo ra một ngôn ngữ thống nhất, giúp

cho tất cả những ai biết về UML đều có thể dễ dàng giao tiếp được với nhau. Nếu khơng có một ngơn ngữ chung, thống nhất sẽ rất khó cho các thành viên mới của một nhóm có thể nhanh chóng bắt tay ngay vào sản xuất và đóng góp năng lực vào quá trình phát triển hệ thống.

c) Mục đích của UML

- Mơ hình hóa các hệ thống sử dụng các khái niệm hướng đối tượng.

8

- Thiết lập một kết nối từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mơ hình hóa.

- Giải quyết các vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp, có nhiều ràng buộc khác nhau.

- Tạo một ngơn ngữ mơ hình hóa có thể sử dụng được bởi người và máy.

1.5.2 Mơ hình hóa với UML

Khi xây dựng hệ thống với UML, người ta không chỉ xây dựng duy nhất một mơ hình. Sẽ có nhiều mơ hình khác nhau trong những giai đoạn phát triển khác nhau, nhắm đến các mục đích khác nhau. Trong giai đoạn phân tích, mục đích của mơ hình là nắm bắt tất cả các yêu cầu đối với hệ thống và mơ hình hóa nền tảng bao gồm các lớp và các cộng tác "đời thực". Trong giai đoạn thiết kế, mục đích của mơ hình là mở rộng mơ hình phân tích, tạo thành một giải pháp kỹ thuật khả thi, có chú ý đến mơi trường của công việc xây dựng (viết code). Trong giai đoạn xây dựng code, mơ hình chính là những dòng code nguồn thực sự, được viết nên và được dịch thành các chương trình. Và cuối cùng, trọng giai đọan triển khai, một lời miêu tả sẽ giải thích hệ thống cần được triển khai ra sao trong kiến trúc vật lý.

Hình 1.7: Một hệ thống được miêu tả trong nhiều mơ hình

1.5.3 UML và các giai đoạn của chu trình phát triển

a) Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ

UML đưa ra khái niệm Use Case để nắm bắt các yêu cầu của khách hàng (người sử dụng).

UML sử dụng biểu đồ Use case (Use Case Diagram) để nêu bật mối quan hệ cũng như sự giao tiếp với hệ thống.

b) Giai đoạn phân tích

Sau khi nhà phân tích đã nhận biết được các lớp thành phần của mơ hình cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau, các lớp cùng các mối quan hệ đó sẽ được mơ tả bằng cơng cụ biểu đồ lớp (class diagram) của UML. Sự cộng tác giữa các lớp nhằm thực hiện các Use case cũng sẽ được miêu tả nhờ vào các mơ hình động (dynamic models) của UML.

c) Giai đoạn thiết kế

Trong giai đoạn này, kết quả của giai đoạn phân tích sẽ được mở rộng thành một giải pháp kỹ thuật. Các lớp mới sẽ được bổ sung để tạo thành một hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Giao diện người dùng, các chức năng để lưu trữ các đối tượng trong ngân hàng dữ liệu, giao tiếp với các hệ thống khác, giao diện với các thiết bị ngoại vi và các máy móc khác trong hệ thống,... Các lớp thuộc phạm vi vấn đề có từ giai đoạn phân tích sẽ được "nhúng" vào hạ tầng cơ sở kỹ thuật này, tạo ra khả năng thay đổi trong cả hai phương diện: Phạm vi vấn đề và hạ tầng cơ sở. Giai đoạn thiết kế sẽ đưa ra kết quả là bản đặc tả chi tiết cho giai đoạn xây dựng hệ thống.

d) Giai đoạn xây dựng

Trong giai đoạn xây dựng (giai đoạn lập trình), các lớp của giai đoạn thiết kế sẽ được biến thành những dòng code cụ thể trong một ngơn ngữ lập trình hướng đối tượng cụ thể (khơng nên dùng một ngơn ngữ lập trình hướng chức năng). Phụ thuộc vào khả năng của ngôn ngữ được sử dụng. Khi tạo ra các mơ hình phân tích và thết kế trong UML, tốt nhất nên cố gắng né tránh việc ngay lập tức biến đổi các mơ hình này thành các dịng code. Trong những giai đoạn trước, mơ hình được sử dụng để dễ hiểu, dễ giao tiếp và tạo nên cấu trúc của hệ thống. Giai đoạn xây dựng là một giai đoạn riêng biệt, nơi các mơ hình được chuyển thành code.

e) Thử nghiệm

Một hệ thống phần mềm thường được thử nghiệm qua nhiều giai đoạn và với nhiều nhóm thử nghiệm khác nhau. Các nhóm sẻ dụng nhiều loại biểu đồ UML

khác nhau làm nền tảng cho cơng việc của mình: Thử nghiệm đơn vị sử dụng biểu đồ lớp (class diagram) và đặc tả lớp, thử nghiệm tích hợp thường sử dụng biểu đồ thành phần (component diagram) và biểu đồ cộng tác (collaboration diagram), và giai đoạn thử nghiệm hệ thống sử dụng biểu đồ Use case (use case diagram) để đảm bảo hệ thống có phương thức hoạt động đúng như đã được định nghĩa từ ban đầu trong các biểu đồ này.

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHUẨN HĨA CSDL HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn hóa cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất thành phố hải dương luận văn ths địa lý tự nhiên 60 44 02 14 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)