1 .Tính cấp thiết của đề tài
8. Cấu trúc của luận văn
3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên TP Hải Dương
3.1.1 Vị trí địa lý
Hải Dương nằm trên trục đường Quốc lộ 5A cách thủ đô Hà Nội 59 km về phía Đơng, cách Thành Phố Hải Phịng 47 km về phía Tây, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng.
Thành phố Hải Dương là thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại hai thuộc tỉnh Hải Dương. Phía bắc giáp huyện Nam Sách, phía đơng giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, Phía tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đơng nam giáp hai huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ.
Đơn vị hành chính hiện có 15 phường: Bình Hàn; Cẩm Thượng; Hải Tân; Lê Thanh Nghị; Nhị Châu; Ngọc Châu; Nguyễn Trãi; Phạm Ngũ Lão; Quang Trung; Tân Bình; Thanh Bình; Trần Hưng Đạo; Trần Phú; Tứ Minh; Việt Hòa. Và 6 xã: Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thạch Khôi, Thượng Đạt.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
* Đặc điểm địa hình
TP Hải Dương có diện tích 71 km2, Thành Phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng thấp trũng hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Trong Thành Phố có nhiều ao hồ, kênh mương nối liền với nhau thành hệ thống tiêu nước chảy thông tới các sông, chia Thành phố ra làm các lưu vực.
* Đặc điểm thời tiết khí hậu
TP Hải Dương mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều và có gió bão. Mùa đơng thường lạnh, khơ hanh, cuối mùa có mưa phùn, độ ẩm khơng khí cao.
Nhiệt độ trung bình năm 23,4oC , tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7,
tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1. Lượng mưa bình quân từ 1200mm-1900mm, độ ẩm trung bình là 84%.
Trên địa bàn thành phố có sơng Thái Bình và sông Sặt chảy qua nên chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của hai con sông này. Mức nước cao nhất vào lúc đỉnh triều của sông đề cao hơn độ cao trung bình của Thành Phố.
* Đặc điểm địa chất
Địa chất công trình: Thành Phố Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nên đất thuộc loại phù sa cổ sơng Hơng và sơng Thái Bình. Các lớp đất ở độ sâu 8 - 10m là lớp đất á sột, sột, sột pha, bùn sột có cường độ chịu tải R < 1 kg/ cm2. Các cơng trình tõ 3 - 4 tầng đều phải xử lý nền móng.
Địa chất thuỷ văn: Thành Phố Hải Dương nằm ở vùng trũng, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 0,5m - 1 m về mùa mưa và 1 - 2 về mùa khô.
Mực nước mạch sâu trong tầng cuội sái phixtoxen nếu khai thác nhiều có thể nhiễm mặn
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số:
Năm 2010 TP Hải Dương có 214.055 người trong đó dân số khu vực thành thị có 171.439 người, dân số khu vực nơng thơn có 42.616 người, mật độ dân số 2.996 người/km2, tốc độ tưng dân số bình quân 10.09 %/năm. Mật độ dân cư phân bố không đều, tập trung cao nhất ở các phường trung tâm như: Trần Phú, Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi….
* Lao động và việc làm
Những năm gần đây, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại của thành phố phát triển với tốc độ nhanh. Hiện TP có 3 khu cơng nghiệp và 5 cụm cơng nghiệp với tổng diện tích trên 900ha và gần 200 dự án trong đó có nhiều dự án lớn nên thu hút khá đơng lực lượng lao động từ các vùng xung quanh với tổng số lao động 83.970 người, trong đó lao động phi nơng nghiệp có 72.193 người, lao động nơng nghiệp có 11.777 người, lực lượng lao động khơng chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng, số lao động qua đào tạo tăng dần qua từng năm, vì vậy hàng năm số lao động được giải quyết việc làm bình quân là 6.284 người.
* Thu nhập và mức sống
Mức sống của người dân chịu tác động trực tiếp của tình hình phát triển nền kinh tế - xã hội. Năm 2010 mức thu nhập bình quân 25 triệu đồng/người/năm. Ngày càng có nhiều hộ khá, giàu, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5.5% năm 2005 xuống còn 2.47% năm 2010. Tỷ lệ số hộ có điện thắp sang là 100%, số người sử dụng nước hợp vệ sinh là 98.3% (Trong đó có 84% số hộ được dùng nước sạch).
* Kinh tế
Trong 5 năm (2005-2010) nền kinh tế của thành phố liên tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, từng bước đi vào khai thác lợi thế của một trung tâm kinh tế lớn của tỉnh.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 ước đạt 7.630 tỷ đồng, tăng bình quân 39.54%/năm, tăng gấp 5.3 lần so với năm 2005.
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 2.410 tỷ đồng tăng gấm 2.4 lần.
Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình quân 17,14%/năm, tăng gấp 2.2 lần so với năm 2005.
Thu nhập bình quần đạt 25 triệu đồng/người/năm.
Nhờ xác định đúng hướng phát triển và có chính sách hợp lý nên cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010 cơ cấu giữa các ngành kinh tế như sau: Công nghiệp xây dựng – dịch vụ - nông nghiệp và thủy sản là 55.05% - 42.8% - 2.15% (năm 2005 là 51.02% - 46.36% - 2.62%). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động, số lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng nhanh, lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động dư thừa giảm dần.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiên cho người sản xuất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Tác giả chuẩn hóa CSDL HTSDĐ thí điểm trên địa bàn Phường Hải Tân – TP Hải Dương
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí Phường Hải Tân
Phường Hải Tân nằm phía nam của thành phố Hải Dương, cách trung tâm thành phố khoảng 3km, Phía Bắc giáp phường Trần Phú, phía Nam giáp huyện Tứ Kỳ, phía Đơng giáp phường Trần Hưng Đạo, phía Tây giáp phường Thanh Bình, Thạch Khơi, xã Tân Hưng.
Phường có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc chung của địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, thấp dần về phía sơng Thái Bình, phường có những khu vực rất trũng thường ngập nước vào mùa mưa.
Trên địa bàn phường có những tuyến đường tỉnh lộ 391 chạy qua nối liền phường, thành phố với Hải Phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho phường thu hút đầu tư, tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại với các huyện trong tỉnh và lân cận.