Khái quát hiện trạng xây dựng và quản lý CSDL hiện trạng sử dụng đất ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn hóa cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất thành phố hải dương luận văn ths địa lý tự nhiên 60 44 02 14 (Trang 46 - 49)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

8. Cấu trúc của luận văn

2.1 Khái quát hiện trạng xây dựng và quản lý CSDL hiện trạng sử dụng đất ở Việt

Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay đã và đang tiến hành xây dựng các phần mềm cũng như cơ sở dữ liệu để quản lý đất đai khá phong phú. Việc xây dựng CSDL hiện trạng sử dụng đất đang được tiến hành tại các địa phương cũng như trên toàn quốc gia, mỗi hệ thống quản lý CSDL được xây dựng phục vụ những mục đích nhất định. Cục cơng nghệ thơng tin thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành triển khai xây dựng CSDL Quốc gia về Tài nguyên và Mơi trường với mục tiêu:

- Xây dựng, hồn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường ở hai cấp: Trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường) nhằm đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế, các nhu cầu khác của xã hội và phát triển Chính phủ điện tử tại ngành tài ngun và mơi trường;

- Thiết lập và phát triển hệ thống thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, tích hợp, đồng bộ dữ liệu và chia sẻ, phân phối thông tin trực tuyến qua hệ thống mạng thông tin ngành tài nguyên và môi trường, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống được thống nhất và đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

- Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về thông tin dữ liệu thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành tài ngun và mơi trường, nâng cao giá trị đóng góp và vị thế của ngành trong nền kinh tế quốc dân vì sự phát triển bền vững của đất nước.

2.1.1 Các phần mềm chuyên ngành xây dựng CSDL hiện trạng sử dụng đất [6]

+ Phần mềm Vilis của Bộ Tài nguyên và Môi trường được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thông tư 1990/TT-TCĐC.

Hiện nay Trung tâm Viễn thám quốc gia đã tiến hành xây dựng phiên bản 2.0 của phần mềm Vilis. Phiên bản 2.0 được xây dựng dựa trên các phát triển mới nhất của công nghệ ArcGIS của hãng ESRI (Hoa Kỳ) và công nghệ thông tin như WebGIS, ASP.NET. Vilis 2.0 sử dụng công nghệ ánh xạ cơ sở dữ liệu đối tượng tới cơ sở dữ liệu quan hệ. Công nghệ này cho phép thay đổi hệ quản trị CSDL nền mà khơng ảnh hưởng tới ứng dụng chạy trên nó. Phiên bản 2.0 có khả năng mã hóa rất cao. Các dữ liệu nhạy cảm đều được mã hóa bằng thuật tốn RSA đảm bảo tính an tồn, khơng để lộ thơng tin. Việc truy cập vào hệ thống được phân thành nhiều lớp kiểm tra do đó đảm bảo an ninh mạng.

Hệ thống phần mềm Vilis bao gồm 2 modules: - Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính. - Hệ thống đăng ký và quản lý biến động.

Qua quá trình triển khai áp dụng trong thực tế, phần mềm Vilis đã ngày càng hoàn thiện và đáp ứng tốt hơn các nội dung phức tạp và đa dạng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai

+ Phần mềm ELis do cục công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường viết để quản lý cơ sở dữ liệu đất đai.

ELis được thiết kế mở, có thể tủy chỉnh để phù hợp với đặc thù công tác quản lý đất đai và môi trường của tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc và được cập nhật liên tục đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật mới nhất về công tác quản lý đất đai và môi trường.

ELis là một bộ sản phẩm bao gồm nhiều phân hệ phần mềm với rất nhiều chức năng hỗ trợ công tác quản lý đất đai và môi trường:

- Phân hệ đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động đất đai. - Phân hệ quản lý quy trình và luân chuyển hồ sơ.

- Phân hệ thiết kế quy trình nghiệp vụ. - Phân hệ quản lý thông tin môi trường. - Phân hệ hỗ trợ định giá bất động sản. - Phân hệ quản lý thông tin đất đai cấp xã.

- Phân hệ đồng bộ dữ liệu.

- Cổng thông tin đất đai và môi trường.

+ Phần mềm eMap do công ty eK viết là một hệ thống công cụ thành lập bản đồ địa chính chuyên nghiệp chạy trong môi trường CAD Microstation, gồm các phân hệ chính:

- Xử lý số liệu trị đo từ máy toàn đạc điện tử. - Xây dựng mơ hình dữ liệu khơng gian thửa đất. - Cập nhật thông tin thửa đất.

- Biên tập bản đồ địa chính.

+ Phần mềm TMV.Cadas là phần mềm nằm trong Bộ phần mềm xây dựng dữ liệu địa chính được eKGIS phát triển và triển khai áp dụng từ năm 2003, qua thực tiễn sử dụng TMV.Cadas đã chứng minh là công cụ phần mềm hiệu quả phục vụ công tác kê khai đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại Việt Nam.

Phần mềm được xây dựng trên nền tảng các quy định của nhà nước như: - Luật đất đai năm 2003.

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.

- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02 tháng 08 năm 2007 hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 21 tháng 10 năm 2009 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Phần mềm quản trị CSDL bản đồ địa chính Lis GeoAdmin do cơng ty eK viết đã thu thập, tích hợp, quản trị các lớp thơng tin địa lý từ nhiều định dạng khác nhau thành CSDL không gian trong hệ quản trị CSDL Postgres.

2.1.2 Các cơng trình xây dựng CSDL hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay[6] nay[6]

Các cơng trình ứng dụng CSDL HTTĐL đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nói chung và trong việc quản lý các biến động về đất đai nói riêng. Sau đây là một số cơng trình và tên tuổi lớn như sau:

- PGS TS Nguyễn Trần Cầu, là người đi tiên phong trong lĩnh vực sử dụng GIS ở Việt Nam với các đề tài nghiên cứu chính như: "Hệ thơng tin địa lý và xây dựng CSDL địa lý bản đồ hành chính để quản lý lãnh thổ", "Xây dựng hệ thống thông tin địa lý GIS cho 3 tỉnh thử nghiệm tại miền núi Việt Nam, những kinh nghiệm và phương hướng sắp tới".

- PGS TS Nguyễn Cẩm Vân với luận án Tiến sĩ về "Xây đựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý và sử dụng đất đai ở cấp tỉnh", " Hệ thống thông tin địa lý và thành lập bản đồ Tây Nguyên".

- PGS TS Phạm Văn Cự với đề tài " Áp dụng Viễn Thám và hệ thông tin địa lý trong bài tốn đánh giá thích nghi cây trồng".

- PGS TS Nguyễn Đình Dương với đề tài "Xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ công tác quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Kiên Giang".

- Tác giả Trần Vĩnh Phước với cơng trình "áp dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam".

Các đề tài đã góp phần hồn thiện về mặt lý thuyết và công nghệ liên quan đến các vấn đề quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuẩn hóa cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất thành phố hải dương luận văn ths địa lý tự nhiên 60 44 02 14 (Trang 46 - 49)