Phân tích các yếu tố tự nhiên liên quan đến sự hình thành và phát triển Kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình markov – cellular automata dự báo biến đổi lớp phủ mặt đất huyện kiến thuỵ, thành phố hải phòng (Trang 40 - 44)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1.2. Phân tích các yếu tố tự nhiên liên quan đến sự hình thành và phát triển Kiến

thống hiếu học trong thời kỳ phong kiến có 14 tiến sỹ khố bảng. Trong tổng số 74 di tích lịch sử văn hố của huyện có 11 di tích cấp quốc gia và 29 cấp thành phố và nhiều cơ sở thờ tự, văn bia, thần phả sắc phong đƣợc lƣu giữ có giá trị to lớn về văn hố và kiến trúc nghệ thuật

2.1.2. Phân tích các yếu tố tự nhiên liên quan đến sự hình thành và phát triển Kiến Thụy Kiến Thụy

a. Đặc điểm địa hình

Địa hình huyện Kiến Thụy là đồng bằng ven biển, cao từ 0,3 đến 1,5 m, có nhiều ô trũng, cồn cát, với vài ngọn núi sót: Núi Đối, Núi Chè ở trung tâm huyện. Với diện tích 107,53 km2, huyệnKiến Thuỳ là vùng đất qui tụ đƣợc bốn loại địa hình cơ bản nhƣ: đồi, đồng bằng, bờ và đáy biển và đƣợc nhóm thành hai nhóm chính là nhóm địa hình lục địa ven bờ và nhóm địa hình bờ-đáy biển. Tồn bộ địa hình cơ bản trên lại đƣợc phân bố trong một không gian lục địa - biển của vùng cửa sông châu thổ Văn Öc – Thái Bình. Do vậy, địa hình huyện Kiến Thuỳ khá phong phú về kiểu loại, đa dạng về nguồn gốc:

- Địa hình lục địa ven bờ: bao gồm tồn bộ địa hình nằm trong đê biển (Địa hình đồi, địa hình đồng bằng, hệ thống sông, lạch, hệ thống đê ngăn lũ và ngăn mặn).

- Địa hình bờ và đáy biển:

+ Địa hình bờ biển của Kiến Thuỳ dài khoảng 4km thuộc xã Đại Hợp, + Địa hình đáy biển Kiến Thuỳ đƣợc trải rộng từ bờ ra đến ngoài đƣờng đẳng sâu 20m của vịnh Bắc bộ.

b. Đặc điểm địa chất

Các thành tạo đá gốc trƣớc Đệ Tứ. Các đá gốc trầm tích ở khu vực huyện Kiến Thuỳ đều thuộc về hệ tầng Đồ Sơn có tuổi Đêvon muộn (Ngơ Quang Tồn,

39

1993). Ngồi ra, trầm tích của hệ tầng này phân bố rải rác ở đồi núi phía bắc Thuỷ Nguyên và khá phổ biến ở quần đảo Bái Tử Long. Hệ tầng Đồ Sơn do tác giả Nguyễn Cơng Lƣợng xác lập năm 1985 và cịn đƣợc gọi là “cát kết Đồ Sơn” trong các văn liệu địa chất thời Pháp.

Các trầm tích bở rời hệ Đệ tứ ở khu vực huyện Kiến Thuỳ cơ bản thuộc về bốn hệ tầng. Tên của các hệ tầng đặt theo địa phƣơng có các lỗ khoan chuẩn lần đầu xác lập hệ tầng (Hồng Ngọc Kỷ 1976). Đó là các hệ tầng Hà Nội và Vĩnh Phúc có tuổi Cánh tân (Pleistocen) và các hệ tầng Hải Hƣng và Thái Bình có tuổi Tồn tân (Holocen). Ngồi ra, cịn có các tích tụ sản phẩm phong hố đá gốc nằm trên mặt và sƣờn đồi núi đá gốc.

c. Đặc điểm khí hậu

Kiến Thuỳ là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hƣởng của biển, có hai mùa rõ rệt:

- Mùa hè: nóng ẩm, mƣa nhiều, thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Thời gian này nhiệt độ thƣờng xun cao, thích hợp với việc ni trồng thuỷ hải sản, nhƣng thƣờng có mƣa to, gió lớn làm thiệt hại cho nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản

- Mùa đơng: Khơ hanh, có nhiều gió mùa đơng bắc, thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ thời gian này thấp, thích hợp với việc phát triển cây vụ đơng nhƣng khơng thích hợp với ni trồng thuỷ sản

Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng từ 23 - 240C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm đạt khoảng 1476 mm. Lƣợng mƣa tập trung vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 8.

Độ ẩm tƣơng đối trung bình hàng năm khoảng 88÷ 92%. Chế độ gió thay đổi theo mùa, mùa hè thƣờng có gió Nam và Đơng Nam. Mùa Đơng thƣờng có gió Bắc và Đơng Bắc.

Bão và giơng thƣờng tập trung trong các tháng 7 ÷ 9. Vì vậy cần có sự lựa

chọn, tính tốn kỹ khi xác định cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ để giảm bớt tối đa sự thiệt hại do bão lũ gây ra.

Hình 2.2. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trong năm của Hải Phịng

Điều kiện khí hậu ở Kiến Thuỳ thích hợp với nhiều loại cây trồng và vật ni có giá trị kinh tế cao. Đây là một trong những thuận lợi để huyện có thể đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với các loại sản phẩm rau quả, cây thực phẩm, cây công nghiệp và sản phẩm của ngành chăn nuôi.

d. Thuỷ văn hình thái các sơng, hồ.

Hệ thống sơng ngịi của huyện tƣơng đối đơn giản, trên địa bàn huyện hiện chỉ có 2 con sơng lớn chảy qua đó là:

- Sơng Văn Ưc: Chảy qua địa bàn huyện Kiến Thụy dài 14,75km (từ đò Sáu, xã Ngũ Phúc đến cửa sơng giáp biển). Vì nằm ở hạ lƣu giáp biển nên nƣớc sông ở đoạn thuộc địa bàn Kiến Thụy, có độ mặn thƣờng xun cao hơn phía thƣợng lƣu thuộc An Lão ( Mùa mƣa đạt bình quân 1 - 10%o, mùa khô lên tới 10 - 20%o).

- Sông Đa Độ: Sau khi chảy qua An Lão và phƣờng Bắc Hà quận Kiến An. Sông Đa Độ chảy vào Kiến Thụy từ khu vực giáp ranh giữa xã Thuận Thiên và phƣờng Bắc Hà quận Kiến An chảy theo hƣớng nam rồi đổ ra cửa sơng Văn Ưc qua cống Cổ Tiểu (dài 29 km). Những năm gần đây nƣớc sông Đa Độ đƣợc khai thác để cấp nƣớc cho nhu cầu của thành phố Hải Phòng, khu du lịch Đồ Sơn.

41

đ. Hệ thực vật

Do những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội thay đổi, huyện Kiến Thuỳ có các đặc điểm của hệ động - thực vật đồng bằng – khu dân cƣ ven biển miền Bắc Việt Nam. Có thể chia thành các kiểu hệ nhƣ sau:

- Thực vật đồi núi: Đây là hệ thực vật khơng đặc trƣng lắm cho Kiến Thuỳ vì đồi núi chiếm diện tích rất nhỏ, chỉ là hai quả đồi thấp 40 – 50 m. Tại sinh cảnh này khơng cịn những cây tự nhiên có kích thƣớc lớn do đã bị khai phá từ lâu.

- Thực vật trên đồng bằng: Kiến Thuỳ đƣợc tạo nên bởi đất phù sa của hai con sông lớn là Lạch Tray và Văn Ưc thuộc hệ thống sống Thái Bình hình thành một dải đồng bằng màu mỡ nhƣng không lớn lắm. Mặt khác do tác động của biển nên một phần đất phù sa ấy lại bị nhiễm mặn với sự có mặt của các lồi thực vật ngập mặn nhƣ cói, muống biển, láng… Với khí hậu nóng ẩm, lƣợng mƣa trung bình và mƣa mùa nhiệt đới rất thích hợp với các lồi thực vật thƣờng gặp ở đồng bằng sông Hồng. Trên đất phù sa, phần lớn diện tích đều cấy lúa 2 hay 3 vụ hoặc 1 vụ lúa, 2 vụ màu.

Ngoài hệ thực vật trên cạn, huyện Kiến Thuỳ cịn có hệ thực vật biển nhƣ: Thực vật phù du; Rong tảo, cỏ biển và Thực vật ngập tràn.

Thống kê sơ bộ cho thấy, ở huyện Kiến Thuỳ có khoảng 300 lồi thực vật bậc cao của 250 họ thuộc các ngành khác nhau nhƣ ngành mộc lan hạt kín, ngành thơng hạt trần, ngành dƣơng xỉ, ngành rong đỏ, và ngành nấm. Đây là nguồn gen phong phú của khu hệ thực vật địa phƣơng.

Hình 2.3. Rừng ngập mặn ven biển xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình markov – cellular automata dự báo biến đổi lớp phủ mặt đất huyện kiến thuỵ, thành phố hải phòng (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)