Bố trí sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình markov – cellular automata dự báo biến đổi lớp phủ mặt đất huyện kiến thuỵ, thành phố hải phòng (Trang 50)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN KIẾN THUỲ ĐẾN

2.3.2.1. Bố trí sử dụng đất

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu về đất đai để mở rộng đƣờng sá, cho các khu dân cƣ, cho phát triển công nghiệp, và các khu vui chơi giải trí, ngày càng tăng cao. Kiến Thuỳ là huyện có diện tích đát tự nhiên khơng lớn và khơng cịn khả năng mở rộng thêm, cho nên việc sử đất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất là yêu cầu cấp bách đối với huyện trong thời gian tới.

Việc bố trí sử dụng đất hợp lý của huyện Kiến Thuỳ nhằm đạt các mục tiêu sau:

49

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sử dụng đất phù hợp điều kiện sinh thái, hồn thiện hệ thống thuỷ nơng nhằm tăng vụ, nâng cao hệ số gieo trồng, tạo hiệu quả cao, làm cho từng ha đất tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện trên con đƣờng công nghiệp hoá và hiện đại hố nơng nghiệp nơng thôn. Triệt để tiết kiệm đất, thực hiện phƣơng châm "tấc đất tấc vàng" đảm bảo có đủ đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng, để phát triển cơng nghiệp, đảm bảo có đủ diện tích chỗ ở cho nhân dân, đồng thời có đủ diện tích đáp ứng các u cầu vui chơi, du lịch nghỉ dƣỡng.

- Thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất một cách hợp lý và khoa học. Đầu tƣ thích đáng để đƣa phần đất chƣa đƣợc sử dụng thành đất sử dụng có hiệu quả.

Tính đến năm 2008 dân số đơ thị của Kiến Thuỳ mới có 3.552 ngƣời, chiếm 2,8% tổng dân số toàn huyện. Dự báo đến năm 2020 lƣợng dân cƣ đô thị của Kiến Thuỳ sẽ đạt khoảng 20 - 25% tổng dân số toàn huyện. Trong tƣơng lai Kiến Thuỳ cũng nhƣ An Dƣơng, Thuỷ Nguyên là những khu vực có tốc độ đơ thị hố rất nhanh, do vậy lƣợng dân cƣ đô thị cũng sẽ tăng nhanh đặc biệt ở khu vực thị trấn và các thị tứ do vậy diện tích đất đơ thị sẽ chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

Hiện nay diện tích đất khu dân cƣ của huyện chiếm 11% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Dự báo đến năm 2010 đất khu dân cƣ của huyện chiếm khoảng 13,4% và đến năm 2020 chiếm khoảng 19,6% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất nơng nghiệp của huyện từ nay đến 2010 sẽ có sự biến động nhiều, trong các năm tới sự biến động của diện tích đất nơng nghiệp sẽ thể hiện mạnh do việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp sang các loại đất khác. Dự báo đến năm 2010 và 2020 diện tích đất nơng nghiệp của huyện cịn khoảng 45,5% và cịn khoảng 33,8% tổng diện tích đất tự nhiên. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, diện tích đất chuyên dùng sẽ tăng mạnh để đáp ứng yêu cầu phát triển giao thông, phát triển các trung tâm thị trấn, thị tứ, các cơng trình phúc lợi cơng cộng. Dự báo đến năm 2010 diện tích đất chuyên dùng của huyện sẽ chiếm khoảng 28 - 29% và đến năm 2020 sẽ chiếm khoảng 33 - 34% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2008 2010 2020 Tổng diện tích đất 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 51, 5 45,5 33,8 2. Đất khu dân cƣ 10, 9 13,4 19,6 3. Đất lâm nghiệp 3, 2 3,8 4,0 4. Đất chuyên dùng 26, 0 28,5 33,2 5. Đất thuỷ sản 4,1 5,3 7,3 6. Đất chƣa sử dụng 4, 3 3,5 2,1

Bảng 2.4. Dự báo cơ cấu sử dụng đất huyện Kiến Thuỵ đến năm 2020 2.3.2.2. Phát triển các tiểu vùng lãnh thổ

Trong giai đoạn 2009 - 2020 trên địa bàn huyện sẽ đƣợc tổ chức theo 3 tiểu vùng nhƣ sau:

- Tiểu vùng 1: Gồm thị trấn Núi Đối và các xã Đông Phƣơng, Đại Đồng, Thanh Sơn, Thụy Hƣơng, Minh Tân, Hữu Bằng, Thuận Thiên với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 3.592 ha với 49.135 nhân khẩu. Tại đây sẽ tập trung phát triển các hoạt động dịch vụ trong đó chú trọng sản xuất công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ sản xuất rau hàng hoá, phát triển chăn nuôi gia cầm. Tập trung đầu tƣ phát triển mở rộng thị trấn Núi Đối và lấy đây làm động lực phát triển của toàn tiểu vùng.

- Tiểu vùng 2 : gồm các xã Đại Hợp, Tú Sơn, Đồn Xá, Tân Phong với diện tích đất tự nhiên là 3266 ha và 35.469 nhân khẩu. Tiểu vùng 2 có ƣu thế về phát triển các ngành chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản và phát triển các ngành nghề phụ, phát triển cơng nghiệp cơ khí tàu thuyền, cơng nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, các cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá. Đầu tƣ xây dựng Tú Sơn trở thành thị trấn thị trấn thứ hai của huyện, đồng thời đầu tƣ xây dựng tại Đại Hợp một thị tứ làm đầu mối phục vụ thƣơng mại cảng biển.

- Tiểu vùng 3 : gồm các xã Đại Hà, Tân Trào, Ngũ Đoan, Kiến Quốc, Du Lễ, Ngũ Phúc với diện tích đất tự nhiên là 3895 ha và 42.417 nhân khẩu. Đây là tiểu

51

vùng có thế mạnh về chăn ni gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới để phát huy thế mạnh của vùng, cần tập trung đầu tƣ phát triển mạnh việc chăn ni các loại sản phẩm hàng hố phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng các vùng trồng cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, ngồi ra cần tập trung đầu tƣ phát triển các cơ sở cơng nghiệp cơ khí sửa chữa vừa và nhỏ cùng các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm tại đây. Trong tƣơng lai khi cầu Dƣơng Áo đƣợc xây dựng và hồn thành thì vùng này sẽ có thuận lợi rất lớn để phát triển các hoạt động dịch vụ, giao lƣu trao đổi hàng hố với các huyện phía nam Thành phố. Đầu tƣ phát triển thị tứ tại Ngũ Đoan và Đại Hà cùng thị trấn Tân Trào, xây dựng Tân Trào trở thành trung tâm phát triển của tiểu vùng và là 1 trong 3 thị trấn của huyện.

2.3.2.3. Phát triển đô thị và nông thôn

- Phát triển đơ thị: Q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố ln gắn liền với q trình đơ thị hóa chúng có tác động qua lại lẫn nhau, tạo cơ sở và làm động lực để thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Việc hình thành và phát triển các thị tứ, trung tâm tiểu vùng, các trung tâm mang chức năng là cụm kinh tế - xã hội của một số xã theo quy hoạch sẽ tạo ra động lực để phát triển các tiểu vùng, giảm thiểu tối đa tình trạng đơ thị hố tự phát. Trong những năm qua quá trình đơ thị hố ở Kiến Thuỳ diễn ra chậm, trên tồn huyện chỉ có thị trấn Núi Đối và khu vực đƣờng 353 là đƣợc đầu tƣ phát triển khá tồn diện trên tất cả các mặt, cịn lại hầu hết các trung tâm ở các vùng hiện nay chỉ diễn ra các hoạt động dịch vụ nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng hầu nhƣ chƣa có gì.

Trong giai đoạn tới tập trung đầu tƣ phát triển toàn diện các trung tâm, các thị tứ, đƣa chúng trở thành các đô thị vệ tinh của thị trấn Núi Đối. Tại các trung tâm này cần đầu tƣ phát triển các cơ sở dịch vụ, cơ sở công nghiệp và hệ thống hạ tầng cơ sở nhƣ đƣờng xá, điện nƣớc, thông tin - liên lạc cũng nhƣ các cơng trình phúc lợi cơng cộng khác. Tiến hành đầu tƣ các trọng điểm với các trung tâm nhƣ: Tân Trào- Đại Hà - khu vực chợ Mõ, Tú Sơn.

Đối với thị trấn Núi Đối cần phát triển mạnh mẽ để trở thành đô thị vệ tinh của Thành phố trong những năm gần đây nhất, Phấn đấu đến năm 2010 thị trấn Núi Đối có quy mơ khoảng 5000 - 6000 dân và tới năm 2020 có quy mô 13.000 - 15.000

dân, Với hệ thống hạ tầng cơ sở đủ năng lực đáp ứng cho lƣợng dân cƣ sống tại đây. Về mặt địa giới hành chính của thị trấn Đối sẽ đƣợc quy hoạch mở rộng ra toàn bộ phần đất của xã Thanh Sơn và một phần của xã Minh Tân. Trong giai đoạn từ nay đến 2020 dự kiến diện tích đất của thị trấn Núi Đối mới sẽ có khoảng 500 - 700ha.

Để đạt đƣợc mục tiêu 13.000 - 15.000 dân vào năm 2020, ngay từ bây giờ cần thực hiện quy hoạch chi tiết toàn bộ thị trấn, trong đó đặc biệt chú ý tới việc bố trí hệ thống các cơng sở, khu dân cƣ và các khu dịch vụ. Phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tiến hành xây dựng các khu dân cƣ tập trung đảm bảo tính văn minh hiện đại. Về bố trí dân cƣ ở thị trấn Núi Đối mới sẽ đƣợc bố trí theo hai khu tập trung chính đó là:

+ Từ khu dân cƣ hiện tại (phía sau chợ Đối) đƣợc mở rộng ra tới sát ranh giới với xã Hữu Bằng và phát triển sang bên kia đƣờng 405 (sát bệnh viện trung tâm).

+ Khu dân cƣ tập trung theo tuyến đƣờng 402, theo hƣớng về núi Trà Phƣơng, phát triển mạnh về phía Đơng Nam bám theo sơng Đa Độ về phía Cổ Tiểu thuộc khu vực thị trấn Núi Đối (hiện nay là xã Thanh Sơn).

Tổ chức các trung tâm dịch vụ công cộng, dải cây xanh, trung tâm thƣơng mại, sân vận động, cơng viên, nhà văn hố, sân thi đấu thể thao, câu lạc bộ thể dục thể thao, bơi lội, lƣớt ván trên sông Đa Độ. Khu du lịch nghỉ ngơi bố trí ở phía Nam thị trấn, dọc sông Đa Độ, kết hợp các điểm vui chơi, thắng cảnh, khu di tích lịch sử trong huyện. Lấy trục 402 từ trung tâm qua Đa Độ về núi Trà Phƣơng là trục phố chính của trung tâm thị trấn.

Để giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là số lao động làm việc tại các khu công nghiệp và phục vụ nhu cầu cho khách tham quan du lịch nghỉ ngơi, trong thời gian tới cần triển khai các dự án xây dựng các khu dân cƣ mới tại các khu vực nhƣ: Minh Tân - Đông Phƣơng - Thị trấn Núi Đối - Tân Trào - Đoàn Xá.

Tổ chức xây dựng đồng bộ các cơng trình điện, đƣờng, cấp và thốt nƣớc, các cơng trình văn hoá, thƣơng mại - du lịch, của hai thị trấn và các thị tứ trong

53

vùng nhằm tạo đà cho các bƣớc phát triển tiếp theo. - Phát triển khu vực nông thôn

Phát triển khu vực nông thôn sẽ đƣợc tổ chức theo từng giai đoạn thích hợp, trên quan điểm tiết kiệm quỹ đất xây dựng và hạn chế việc dùng đất trồng lúa làm nhà ở, Khuyến khích nhân dân làm nhà cao tầng để tiết kiệm đất, bố trí dân cƣ nơng thôn theo các khu, cụm tập trung. Đồng thời, việc cấp đất làm nhà ở phải chặt chẽ theo định mức Nhà nƣớc đã quy định cụ thể cho từng vùng, Kết hợp phát triển đất ở với phát triển kết cấu hạ tầng (đƣờng, điện, cấp thoát nƣớc), thực hiện cơng nghiệp hố nơng thơn theo hƣớng hình thành các trục phân bố dân cƣ nơng thơn gắn với hình thành trung tâm xã tiện lợi cho việc đi lại, học tập, vui chơi, giải trí, hƣởng thụ văn hoá, v.v. Các vùng nguyên liệu cũng dần đƣợc hình thành theo hƣớng tập trung gắn với cơng nghiệp chế biến. Trƣớc mắt cần tập trung phát triển các nghề truyền thống nhƣ chế biến đồ gỗ, sản xuất bánh đa, chế biến mắm, rƣợu, đậu phụ tại một số xã nhƣ: Đông Phƣơng - Tú Sơn - Thuỳ Hƣơng, bên cạnh đó cần chỉ đạo thực hiện dự án phát triển làng nghề mây tre đan xuất khẩu tại các xã Thanh Sơn, từng bƣớc nhân rộng mơ hình này ra các xã nhƣ: Hữu Bằng - Thuận Thiên - Đại Đồng.

Thực hiện việc tổ chức phân công lao động theo hƣớng cơng nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn, khuyến khích nhân dân làm giàu thông qua việc đầu tƣ phát triển sản xuất.Tiếp tục xây dựng mơ hình phát triển nơng thơn mới kết hợp với việc xây dựng làng văn hoá mới, nhân rộng mơ hình làng văn hố cấp huyện, cấp Thành phố trên toàn huyện. Tiến hành phát triển hệ thống giao thông nông thôn, cải tạo nâng cấp hệ thống cung cấp điện, trƣờng học, trạm xá, bƣu điện.

2.4. VAI TRÕ CÁC YẾU TỐ LỊCH SỬ, CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ

2.4.1. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Huyện Kiến Thụy

Di chỉ khảo cố học ở Núi Voi cho thấy vào thời văn hóa Phùng Ngun- Đơng Sơn, ở vùng đất này đã có ngƣời Việt cổ sinh sống. Quá trình biển lùi đến đâu, con ngƣời tiến ra khai phá lập làng đến đó. Đa số ngƣời Kiến Thụy là ngƣời Việt cổ - ngƣời Kinh. Q trình lịch sử có thêm ngƣời Hoa, ngƣời Mã Lai cổ di cƣ đến vùng đất này. Trải qua quá trình khai khẩn lập làng, dựng xây quê hƣơng diễn

ra đồng thời với tiến trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta, lớp lớp ngƣời Kiến Thụy, ngƣời đến trƣớc, ngƣời đến sau đều cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hƣơng. Mỗi tên làng, tên núi, tên sơng ở Kiến Thụy đều ghi dấu tích và thấm đẫm biết bao mồ hơi, cơng sức, máu xƣơng của các thế hệ ngƣời Kiến Thụy.

Huyện Kiến Thụy xưa

Trong lịch sử Kiến Thụy thời trung đại, việc Mạc Đăng Dung, ngƣời làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan làm quan tại triều Lê nhận thấy sự bất lực của nhà Lê trƣớc chính sự của đất nƣớc mà phế truất vua Lê Cung Hoàng, lập nên nhà Mạc. Huyện Nghi Dƣơng (Kiến Thụy ngày nay) quê hƣơng của Mạc Đăng Dung đƣợc chọn làm Dƣơng Kinh - Kinh đô thứ 2 của Vƣơng triều Mạc từ năm 1527 đến năm 1592. Năm 1527, sau khi lên làm Vua, Mạc Đăng Dung đặt Nghi Dƣơng làm Dƣơng Kinh, trích phủ Thuận An của trấn Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hƣng, Kiến Xƣơng, Thái Bình của trấn Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dƣơng Kinh. Trung tâm của Dƣơng Kinh là Làng Cổ Trai (nay là xã Ngũ Đoan Huyện Kiến Thụy), đất phát tích của Nhà Mạc. Đƣơng thời, nhà Mạc đã xây dựng ở đây một kinh đô bề thế với nhiều cung thất, lầu phủ, chùa chiền. Năm 1592, sau khi đánh bật nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, Trịnh Tùng đã cho qn đánh chiếm và đốt phá tồn bộ các cơng trình kiến trúc - nghệ thuật này. Kiến Thụy thời ấy xứng đáng với một trung tâm chính trị và kinh tế ở miền Dun Hải phía Đơng Tổ Quốc.

Trong lịch sử Việt Nam, thời cận đại đƣợc phân kỳ từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc nƣớc ta (1858), cho đến khi Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta làm nên cuộc cách mạng tháng Tám 1945 vĩ đại. Trong tiến trình lịch sử này, với truyền thống yêu quê hƣơng, đất nƣớc nồng nàn, ngƣời Kiến Thụy đã mở đầu thời kỳ lịch sử cận đại của quê hƣơng mình bằng việc tổ chức và tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại sự xâm lƣợc và đô hộ của thực dân Pháp.

Huyện Kiến Thụy thời kỳ đổi mới

Những năm 1980-1988, huyện Kiến Thụy cũng hợp nhất với thị trấn Đồ Sơn thành huyện Đồ Sơn, đi đầu trong thực hiện đổi mới cơ chế quản lý sản xuất nông nghiệp trong cả nƣớc. Trƣớc tình hình mới, căn cứ đề nghị của thành phố Hải Phòng, ngày 5/3/1980, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ra Quyết định số

55

71/QĐ-HĐBT điều chỉnh địa giới huyện An Thụy, thị xã Đồ Sơn, thị xã Kiến An thành lập huyện Đồ Sơn và huyện Kiến An. Huyện Đồ Sơn gồm huyện Kiến Thụy (cũ) và thị xã Đồ Sơn, huyện lỳ đóng tại thị trấn Núi Đối. Cũng tại thời kỳ này Kiến Thụy trở thành quê hƣơng của cơ chế khoán sản phẩm.

Xuất phát từ yêu cầu của quá trình triển khai thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, ngày 6/6/1988, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình markov – cellular automata dự báo biến đổi lớp phủ mặt đất huyện kiến thuỵ, thành phố hải phòng (Trang 50)