Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam tại thị

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam trên thị trường nội địa (Trang 46 - 69)

trường nội địa

2.2.1.Nhóm chỉ tiêu định lượng

Doanh thu

Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam giai đoạn 2018-T6/2021

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2018 2019 2020 T6/2021

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 52629 56400 59722 28906

Giá vốn hàng hóa 27950 29745 31967 15984

Chi phí tài chính 118 186 308 154

Chi phí quản lý kinh doanh 1133 1396 1958 979

Lợi nhuận sau thuế 10205 10554 11235 5618

(Nguồn: Tổng hợp, Báo cáo tài chính Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam các năm 2018, 2019, 2020)

Giai đoạn từ năm 2018-2020, nhìn chung các chỉ tiêu đặt ra của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam ln có xu hướng tăng, cụ thể: Năm 2018, cơng ty có doanh thu là 52629 tỷ đồng. Năm 2019, doanh thu của công ty là 56400 tỷ đồng, tăng 3771 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng tăng 7,17%. Năm 2020 có doanh thu là 59722 tỷ đồng, tăng 3322 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 5,89%. Nhìn chung tổng doanh thu có tăng nhưng tăng khơng nhiều, một phần là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu.

Về giá vốn hàng bán của Công ty tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2018, cơng ty có mức giá vốn là 27950 tỷ đồng. Năm 2019, mức giá vốn của công ty là 29745 tỷ đồng, tăng 1795 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng tăng 6,42%. Năm 2020 có mức giá vốn là 31967 tỷ đồng, tăng 2222 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng tăng 7,47%. Nguyên

nhân tăng giá vốn hàng bán là do nguồn nguyên vật liệu đầu vào tăng về số lượng và giá, số lượng lao động làm việc tăng,... Cơng ty cũng đang có những chiến lược, đàm

phán với đối tác để thỏa thuận thêm về các ưu đãi cho thuê để giảm bớt mức giá vốn hàng bán.

Chi phí tài chính của cơng ty trong giai đoạn này có giá trị khá nhỏ so với tổng chi phí của cơng ty. Năm 2018, chi phí tài chính của cơng ty là 118 tỷ đồng. Năm 2019, chi phí tài chính của cơng ty là 186 tỷ đồng, tăng 57,63% so với năm 2018. Năm 2020, chi phí tài chính là 308 tỷ đồng, tăng 65,59% so với năm 2019.

Ở giai đoạn này, chi phí quản lý kinh doanh của cơng ty có xu hướng tăng, do việc mở rộng thị trường kinh doanh phải chi trả nhiều cho các chi phí như: chi phí trang thiết bị, chi phí con người, chi chí vận chuyển,…Cụ thể: Năm 2018, chi phí quản lý kinh doanh của công ty là 1133 tỷ đồng. Năm 2019, chi phí quản lý kinh doanh của cơng ty là 1396 tỷ đồng, tăng 23,21% so với năm 2018. Năm 2020, chi phí quản lý kinh doanh là 1958 tỷ đồng, tăng 6,45% so với năm 2019.

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Bảng 2.4: Chỉ tiêu kinh doanh Công ty Cổ phần sữa Việt Nam giai đoạn 2018 – T6/2021 Đơn vị: Tỷ đồng 2018 2019 2020 T6/2021 tổng tài sản 34667 37366 44700 48432 vốn chủ sỡ hữu 23873 26271 29731 33647 vốn cổ phần 14515 17417 17417 20900 tổng nợ phải trả 10794 11095 14969 17850

ROA( lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản) 29.44% 28.24% 25.13% 11.60%

ROE( lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu) 42.75% 40.17% 37.79% 16.70%

(Nguồn: Tổng hợp, Báo cáo tài chính Cơng ty Cổ phần sữa Việt Nam các năm 2018, 2019, 2020)

Biểu đồ 2.3: Chỉ số sinh lời Công ty Cổ phần sữa Việt Nam giai đoạn 2018 – T6/2021

Năm 2020, VNM sản xuất khoảng 0,87 triệu tấn sữa (+6,3%). Trong khi đó, nguồn sữa tươi nguyên liệu trong nước của VNM đạt gần 0,32 triệu tấn, đáp ứng ~37% năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Sữa nguyên liệu chiếm khoảng 50% chi phí sản xuất các sản phẩm của VNM. Với khoảng 60% nguyên liệu là sữa bột nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận của VNM chịu tác động lớn từ biến động giá sữa bột thế giới. Trung bình giai đoạn 2015 – 2019, giá sữa bột thế giới giảm 26% so với giai đoạn 2010 – 2014, tạo điều kiện thuận lợi cho VNM đạt mức tỷ suất lợi nhuận gộp trên 40%. Trong năm 2015 – 2016, giá sữa bột thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất 10 năm (giảm hơn 48% so với mức đỉnh năm 2013) còn 2.457 USD/tấn do Trung Quốc (quốc gia nhập khẩu sữa lớn nhất thế giới) giảm nhập khẩu sữa bột (-17% ) vàEU (khu vực sản xuất sữa lớn nhất thế giới) bỏ hạn ngạch sản xuất sữa (áp dụng từ năm 1984) khiến nguồn cung sữa từ khu vực này khi đó đã tăng khoảng 5%. Sau năm 2017, giá sữa bột nguyên liệu phục hồi và dao động ở mức trung bình 3.150 USD/tấn.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần sữa Việt Nam 2020)

Biểu đồ 2.4: Thị phần ngành sữa năm 2020

Tại thị trường Việt Nam, ước tính tới cuối năm 2020, Vinamilk vẫn chiếm thị phần cao nhất ngành sữa với 43,3%. Nếu tính thêm cả Mộc Châu Milk, hai doanh nghiệp này chiếm hơn 45% thị trường. Đứng sau Vinamilk là FrieslandCampina với 15,8%, còn lại các doanh nghiệp khác giữ dưới 10% thị phần. Năm 2020 ghi nhận hơn 200 nhà phân phối với hơn 240,000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, phủ rộng hầu hết tại các siêu thị và các điểm bán lẻ tại 63 tỉnh thành.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần sữa Việt Nam 2020)

Biểu đồ 2.5: Thị phần các ngành hàng sữa tại Việt Nam năm 2020

Với hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa tại Việt Nam, VNM giữ vị trí dẫn đầu tại tất cả các ngành hàng chính, và đặc biệt có ưu thế tại ngành hàng sữa chua và sữa đặc. Theo khảo sát của Kantar Worldpanel, năm 2019 là năm thứ 08 liên tiếp thương hiệu sữa “Vinamilk” của VNM được bình chọn là thương hiệu được ưa dùng nhất tại Việt Nam, ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Bên cạnh “Vinamilk”, thương hiệu sữa đặc “Ngôi Sao Phương Nam” của VNM cũng là một trong những thương hiệu được ưa chuộng.

Tại thị trường nước ngồi, tính đến quý 2 năm 2021, mảng xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng hai chữ số với doanh thu thuần đạt 1.606 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Trung Đơng tiếp tục đóng vai trị chủ chốt trong mảng xuất khẩu của Vinamilk và duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các hợp đồng từ các thị trường khác như Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu phục hồi về nhu cầu tiêu dùng. Ngồi ra, Cơng ty đã nhận được các đơn đặt hàng số lượng lớn từ các thị trường lớn nước ngoài, đặc biệt trong tháng 6, với các sản phẩm như sữa đặc, sữa chua ăn, sữa đậu nành,… Thành công này là nhờ sự tin tưởng và đồng hành của

các đối tác lớn vào Vinamilk với kinh nghiệm dày dặn và khả năng cung ứng linh hoạt. Trong bối

cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ở nhiều thị trường, Vinamilk vẫn có thể linh hoạt và đáp ứng được các đơn hàng với nhiều yêu cầu đa dạng của từng khách hàng, nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh tiềm năng. Hơn nữa, Vinamilk đang tích cực thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ thương mại và xúc tiến thương mại hiệu quả nhằm đẩy mạnh doanh số xuất khẩu. Những hoạt động kinh doanh này đang nhận được nhiều phản hồi tích tực từ các đối tác trong các thị trường lớn trên thế giới.

Đối với các chi nhánh nước ngoài, doanh thu thuần đạt 859 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng này được dẫn dắt bởi sự phục hồi của Driftwood với doanh thu đạt tăng trưởng hai chữ số sau khi các trường học tại Mỹ dần mở cửa trở lại sau hơn một năm đóng cửa do Covid-19. Angkor Milk tiếp tục tăng trưởng dương trong Quý 2 dù mức tăng này thấp hơn mức tăng của Quý trước do Campuchia chịu nhiều ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 mới giống như các quốc gia Đông Nam Á khác.

Đối với hoạt động liên doanh, Vinamilk đã hoàn tất khâu sản xuất sản phẩm và sẽ xuất lô hàng đầu tiên đến đối tác ở Philippines trong tháng 7. Dự kiến, sản phẩm từ kết quả liên doanh này sẽ xuất hiện trên kệ hàng ở Philippines vào tháng 8 năm 2021.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất đạt 28.970 tỷ đồng, hoàn thành gần 47% kế hoạch năm. Doanh thu thuần là 28.906 tỷ đồng, trong đó, doanh thu thuần nội địa đạt 24.430 tỷ đồng, doanh thu thuần xuất khẩu đạt 2.772 tỷ đồng và doanh thu thuần từ các chi nhánh nước ngoài đạt 1.705 tỷ đồng.

Biên lợi nhuận gộp hợp nhất Q2-2021 đạt 43,6%, duy trì ngành mức Q1-2021 và giảm 245 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái. Mức sụt giảm này chủ yếu do mức tăng của chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Công ty đã đàm phán các hợp đồng mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung nhằm ổn định chi phí sản xuất và chốt giá một số nguyên liệu sản xuất chính đến hết năm 2021. Ngồi ra, Cơng ty kỳ vọng chương trình tiêm chủng vaccine diện rộng mà Chính phủ đang thực hiện sẽ giúp Việt Nam sớm đạt miễn dịch cộng đồng ngay trong năm 2021, khi đó các yếu tố vĩ mô bao gồm sức mua của người tiêu dùng được dự kiến sẽ cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi giúp Công ty gia tăng sản lượng bán hàng nội địa, giúp tỷ trọng định phí giảm xuống và qua đó mở rộng biên lợi nhuận gộp.

2.2.2.Nhóm chỉ tiêu định tính

Uy tín cơng ty

Sự đa dạng trong các kênh phân phối sản phẩm

Sự đa dạng trong các kênh phân phối sản phẩm, cũng như khẳng định dấu ấn thương hiệu trên bản đồ quốc tế đã thúc đẩy vị thế dẫn đầu của Vinamilk. Điều này thể hiện sự đón nhận và tin tưởng của người tiêu dùng với chất lượng sản phẩm, khơng chỉ trong nước và nước ngồi, các sản phẩm của Vinamilk luôn được đánh giá cao:

- Kênh truyền thống:

Do thị trường nơng thơn đóng góp hơn 70% cơ cấu vào doanh thu nội địa của VNM, kênh truyền thống với các điểm bán lẻ rộng khắp cả nước là kênh chủ lực của doanh nghiệp. Các sản phẩm của VNM được phân phối tới hơn 200 đối tác là nhà phân phối chính, sau đó được chuyển tới hơn 254.000 điểm bán lẻ (tạp hóa, đại lý bán lẻ…) trên toàn quốc. So với các doanh nghiệp sữa, thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh đang hoạt động tại Việt Nam, VNM sở hữu số điểm bán lẻ rất lớn.

- Kênh khách hàng chiến lược:

Các khách hàng chính của VNM tại kênh này là các trường học (chương trình Sữa học đường, doanh thu ~1.000 tỷ đồng/năm, khoảng 2% cơ cấu doanh thu nội địa), nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp, hãng hàng không… Trong Q1-2020, kết quả kinh doanh của VNM tại kênh khách hàng chiến lược bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 khiến trường học, nhà hàng đóng cửa, hãng hàng khơng ngừng bay. Từ Q2-2020, hoạt động kinh doanh tại kênh này cơ bản đã trở lại bình thường.

- Kênh hiện đại:

Sản phẩm của VNM tại kênh bán hàng này được phân phối tại các cửa hàng chuyên doanh “Giấc mơ sữa việt” của VNM, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, online và được triển khai chủ yếu tại khu vực thành thị. Theo báo cáo đánh giá của Kantar Worldpanel (Tháng 10/2019), kênh bán lẻ hiện đại dù chỉ chiếm 20% thị phần ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam, nhưng đóng góp tới 66% vào giá trị tăng trưởng của thị

trường. Đặc biệt sau tác động của dịch Covid-19, xu hướng mua sắm online được nhận định sẽ tăng

mạnh. Tới nay, VNM đã xây dựng chuỗi cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt”, cũng như phát triển hệ thống giao hàng tận nhà, mua hàng online trên toàn quốc, tận dụng được lợi thế và cơ hội tại kênh phân phối này.

Sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Vinamilk ý thức được nhiệm vụ giữ vững an ninh thực phẩm đòi hỏi sản phẩm phải chất lượng, cung cấp nguồn dinh dưỡng lành mạnh và thiết thực; chuỗi giá trị phải linh hoạt, hiệu quả và bền vững đồng thời phải tích hợp sáng kiến ở đa dạng khía cạnh từ chất lượng đến dinh dưỡng, từ tài chính đến cơng nghệ, từ bảo vệ mơi trường đến thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự kết nối thông tin, kế thừa thực hành dinh dưỡng giữa các tập đoàn hàng đầu về dinh dưỡng. Qua hơn 43 năm, Vinamilk luôn quan tâm khách hàng và dẫn đầu xu hướng bằng trách nhiệm, đam mê sáng tạo không ngừng và kiên định với tầm nhìn và sứ mệnh. Tính đến nay, Vinamilk đã có hơn 250 sản phẩm với 13 nhóm ngành hàng.

- Ngôi nhà dinh dưỡng:

Dinh dưỡng là nguồn thức ăn cần thiết cho cơ thể phát triển và khỏe mạnh. Trong bối cảnh, khi ngày càng có nhiều vụ bê bối thực phẩm xảy ra, tỷ lệ béo phì gia tăng trên tồn cầu, tình trạng thấp cịi ở trẻ Việt Nam và những lo ngại về sức khỏe ngày càng leo thang, dinh dưỡng ngày càng trở thành chủ đề nóng hơn. Đối với Vinamilk, dinh dưỡng không chỉ giới hạn trong việc cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu mà còn cung cấp những giá trị tốt, phù hợp cho sức khỏe và đặc tính của từng thể trạng. Do đó, Vinamilk nỗ lực khơng ngừng đặt nền móng vững chãi cho “Ngơi nhà dinh dưỡng” – nơi mà mỗi người tiêu dùng khơng chỉ tìm thấy những lựa chọn dinh dưỡng được nghiên cứu và phát triển phục vụ chuyên biệt cho nhu cầu của mình, tự tin với sản phẩm từ doanh nghiệp 43 năm sáng tạo mà còn hạnh phúc với giá trị và trải nghiệm do sản phẩm và dịch vụ Vinamilk mang đến.

Đơ thị hóa, sự bùng nổ về dân số, thu nhập ngày càng tăng… là những yếu tố chính tác động đến hành vi của người tiêu dùng, từ đó khơng những làm tăng nhu cầu về protein trong dinh dưỡng mà còn thúc đẩy các mối quan tâm về sức khỏe và môi trường, tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường protein thay thế. Một trong số

những nguồn thay thế nổi bật chính là sữa có nguồn gốc thực vật. Bằng việc nghiên cứu và cho ra đời

các dịng sản phẩm sữa hạt, Vinamilk góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm, định hình xu thế dinh dưỡng mới và đồng hành cùng phong cách sống lành mạnh và thân thiện với thiên nhiên. Tại Việt Nam, các sản phẩm Sữa hạt của Vinamilk được người tiêu dùng đón nhận tích cực. Các sản phẩm từ các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, đậu nành, đậu đỏ… được xem là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của những người hướng đến lối sống “ăn sạch - sống xanh”. Sản phẩm cung cấp protein nhanh chóng và tiện lợi, bổ sung năng lượng hiệu quả. Đặc biệt, các sản phẩm sữa hạt có hàm lượng chất béo thấp, ít cholesterol được coi là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho tim mạch, chứa vitamin và khoáng chất, phù hợp với người không dung nạp lactose, là sản phẩm lý tưởng cho đối tượng theo xu hướng ăn chay, hạn chế đạm động vật. Các sản phẩm sữa hạt Vinamilk được sản xuất khép kín theo cơng nghệ chuẩn châu Âu với ngun liệu chọn lọc 100% không biến đổi gen, các loại hạt óc chó, hạnh nhân cao cấp nhập khẩu từ Mỹ. Sản phẩm được đầu tư nghiên cứu, phát triển để vừa “chuẩn vị” các loại hạt, vừa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và dinh dưỡng của người tiêu dùng. Không dừng ở thị trường trong nước, tháng 6/2020, Vinamilk ký thành công hợp đồng xuất khẩu trị giá 1,2 triệu USD bao gồm sữa đậu nành hạt sang Hàn Quốc. Đây là con số không nhỏ trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chịu tác động của Covid-19. Là đất nước phát triển với mức sống cao, Hàn Quốc chưa từng là thị trường dễ chinh phục.

Trong hơn 43 năm hình thành và phát triển, Vinamilk luôn nỗ lực mang đến những giải pháp dinh dưỡng tối ưu phù hợp với thể trạng người Việt Nam, hướng đến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về cả chủng loại sản phẩm lẫn chất lượng, đặc biệt là mang những sản phẩm dinh dưỡng tiêu chuẩn quốc tế đến gần hơn với người tiêu dùng trong

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam trên thị trường nội địa (Trang 46 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w