Hệ phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chuyên hóa địa hóa urani của một số phức hệ magma trũng tú lệ luận văn ths khoáng vật học và địa hóa học 60 44 02 05 (Trang 41 - 44)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Hệ phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu cũng như nội dung nghiên cứu, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

2.2.1. Nhóm phương pháp khảo sát địa chất, lấy mẫu

Học viên đã tiến hành khảo sát thực địa tại diện lộ của một số tổ hợp magma như: Tú Lệ, Ngịi Thia, Phu Sa Phìn, n Sun… kết hợp lấy tổng cộng 64 mẫu

đá gốc. Các mẫu này được lấy với trọng lượng 0.5 kg tại những phần cịn tươi,

khơng bị biến đổi, mang tính đại diện cho cả phức hệ, sau đó mẫu được bảo quản

trong các túi vải trước khi đem về gia cơng và phân tích. Số lượng mẫu tối thiểu là 15 mẫu/1 phức hệ để đảm bảo tính thống kê.

34

2.2.2. Các phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích thạch học bằng kính hiển vi phân cực

Phương pháp nghiên cứu dưới kính hiển vi phân cực là phương pháp phân tích mẫu lát mỏng thạch học, được tiến hành dưới kính hiển vi phân cực dùng ánh

sáng thấu quang, nhằm thu thập các thơng tin cần thiết về các khống vật tạo đá,

khoáng vật phụ cũng như các dạng kiến trúc, cấu tạo của đá, để gọi tên đúng các đá. Các đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài là các đá thuộc phức hệ phun trào axit (phức hệ Tú Lệ, Ngòi Thia) cũng như dãy á núi lửa - xâm nhập Phu Sa Phìn, Yê Yên Sun. Phương pháp này được thực hiện tại Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam

Phương pháp XRF (Huỳnh quang tia X)

Nguyên lý của phương pháp: Sử dụng nguồn phát tia X, kích thích các điện tử của mẫu, tạo ra sự phát xạ tia X thứ cấp, dựa vào việc ghi lại phổ phân tích được thành phần hóa học của vật rắn.

Với ưu điểm cho kết quả nhanh, dụng cụ và chuẩn bị mẫu đơn giản, cho kết quả chính xác trong phân tích định lượng ngay cả với những ngun tố có hàm lượng thấp (giới hạn dị tìm cỡ ppm). Học viên đã sử dụng phương pháp XRF để xác định thành phần các nguyên tố chính của một số phức hệ magma trũng Tú Lệ. Phương pháp phân tích này được thực hiện tại Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam

Phương pháp phổ khối plasma (ICP-MS)

Phương pháp phổ khối plasma (Inductively couple plasma mass spectrometry - ICP-MS) dựa trên các nguyên tắc của sự bay hơi, phân tách, ion hóa của các nguyên tố hóa học khi chúng được đưa vào mơi trường plasma có nhiệt độ cao. Sau đó các ion này được phân tách ra khỏi nhau theo tỷ số khối lượng / điện tích (m/z) của chúng bằng thiết bị phân tích khối lượng có từ tính và độ phân giải cao, từ đó phát hiện, khuyếch đại tín hiệu và đếm bằng thiết bị điện tử kĩ thuật số.

Phương pháp phân tích có độ nhạy và độ chính xác cao, giới hạn phát hiện từ hàm lượng cỡ ppb đến ppt đối với rất nhiều nguyên tố. Phương pháp ICP-MS được

ứng dụng tốt xác định các nguyên tố vết, đặc biệt là nhóm REE, nhóm Pt, Au và các

nguyên tố Hf, Ta, Nb, Mo, W, Zr.. Trong luận văn học viên sử dụng phương pháp này để xác định thành phần các nguyên tố hiếm - vết, hàm lượng urani trong các

phức hệ magma mà mình quan tâm. Các kết quả phân tích ICP-MS được thực hiện tại Viện Địa chất – Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam

2.2.3. Các phương pháp xử lý số liệu

- Các kết quả phân tích được xử lý bằng các phép tốn thống kê, thơng qua các phần mềm chuyên dụng (Statistica, exel) nhằm xác định hàm lượng trung bình, giá trị phơng, dị thường của các nguyên tố trong các phức hệ magma

- Sử dụng công cụ GIS: để xây dựng các loại bản đồ, biểu đồ trên cơ sở các phần mềm: Mapinfo, Grapher...

36 Chương 3.

ĐẶC ĐIỂM THẠCH ĐỊA HÓA CỦA MỘT SỐ PHỨC HỆ MAGMA TRONG KHU VỰC TRŨNG TÚ LỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chuyên hóa địa hóa urani của một số phức hệ magma trũng tú lệ luận văn ths khoáng vật học và địa hóa học 60 44 02 05 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)