Thành phần nguyên tố chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chuyên hóa địa hóa urani của một số phức hệ magma trũng tú lệ luận văn ths khoáng vật học và địa hóa học 60 44 02 05 (Trang 49 - 53)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm địa hóa của một số tổ hợp magma khu vực trũng Tú Lệ

3.2.1. Thành phần nguyên tố chính

Thành phần các nguyên tố chính của một số phức hệ magma axit vùng trũng Tú Lệ được thể hiện trong Bảng 3.1.

Các số liệu cho thấy các đá phun trào kiểu Tú lệ và Ngịi thia có hàm lượng oxit silic (SiO2) dao động trong khoảng từ 62,2% đến 79,6% tương ứng với tổng

oxit kiềm (Na2O + K2O) từ 2.31% đến 13.3 %, và tỷ lệ K2O/Na2O trong khoảng (1,01 - 3,80). Trên biểu đồ Na2O+K2O-SiO2 (hình 3.1 ) cho thấy đa số các mẫu đá phun trào kiểu Tú lệ và kiểu Ngòi thia đều rơi vào trường Ryolit, một số mẫu khác nằm trong trường trachyt.

Hình.3.1. Biểu đồ (Na2O+K2O)-SiO2 phân loại đá axit vùng trũng Tú lệ: a)theo Cox và nnk (1979) phân loại các đá xâm nhập (felsic); b) theo Le Bas (1986) phân loại đá phun trào

42

Bảng 3.1. Đặc điểm thành phần nguyên tố chính (%tl) của các phức hệ magma axit vùng trũng Tú Lệ

Thành phần Phức hệ Tú Lệ Phức hệ Ngòi Thia Phức hệ Phu Sa Phìn Phức hệ Yê Yên Sun

Min Max TB Min Max TB Min Max TB Min Max TB

SiO2 62,24 79,63 71,76 70,09 76,39 73,30 57,00 76,10 70,15 70,02 79,02 76,08 TiO2 0,07 1,89 0,59 0,22 1,20 0,48 0,13 1,72 0,80 0,01 0,72 0,27 Al2O3 9,64 16,20 12,66 9,18 13,68 11,71 9,28 17,37 13,62 9,44 13,23 11,19 Fe2O3 0,17 5,02 2,05 0,53 3,88 2,28 1,27 4,27 2,73 0,01 4,05 1,89 FeO 0,19 5,02 2,19 0,11 2,89 1,47 0,43 6,73 1,80 0,79 2,90 1,52 MnO 0,01 0,33 0,09 0,04 0,66 0,13 0,01 0,24 0,07 0 0,17 0,07 MgO 0,09 1,05 0,42 0,01 2,07 0,62 0,10 1,91 0,68 0,05 1,00 0,28 CaO 0,13 2,72 0,62 0,13 1,40 0,62 0,14 3,78 0,98 0,23 2,89 0,72 Na2O 0,16 5,06 3,36 0,34 5,87 3,46 2,10 4,33 3,32 0,36 7,43 4,01 K2O 2,15 8,24 4,77 3,38 5,73 4,72 2,30 4,96 4,11 1,5 5,52 3,53 P2O5 0,00 0,38 0,08 0,01 0,88 0,15 0,01 6,73 0,46 0,01 0,21 0,04 Tổng 92,79 101,48 99,86 99,26 101,86 100,28 95,33 104,17 98,37 98,93 100,18 99,61 K2O/Na2O 0,62 31,56 1,42 0,77 16,21 1,36 0,53 1,92 1,24 0,20 15,33 0,88 Na2O+K2O 5,21 12,46 8,13 4,62 10,64 8,19 5,94 8,46 7,43 5,88 8,93 7,54 ASI 0,84 1,82 1,07 0,53 2,02 0,98 0,88 1,84 1,16 0.78 1.1 1.01 AI 0,49 0,98 0,84 0,41 1,60 0,92 0,45 1,04 0,73 0,57 1,25 0,93 A/NK 1,02 2,04 1,19 0,63 2,45 1,08 0,96 2,24 1,37 0,80 1,76 1,07 FeO*/MgO 3,79 64,51 9,52 1,84 280,20 5,71 1,13 54,38 6,26 4,14 83,25 11,39

Ghi chú: ASI = Al2O3/(Na2O+K2O+CaO) (slpt) AI = (Na2O+K2O)/Al2O3 A/NK = Al2O3/(Na2O+K2O)

Đối với các đá xâm nhập thuộc phức hệ Phu Sa Phìn, có lượng oxit silic

(SiO2) dao động trong khoảng từ 57.00% đến 76.1%, tương ứng với tổng oxit kiềm (Na2O + K2O) từ 4.4% đến 9.29%. Trên biểu đồ Na2O+K2O-SiO2 (hình 3.1) cho thấy hầu hết chúng thuộc trường granit và granit kiềm. Hàm lượng Al2O3 dao động trong khoảng từ 9.28-17.37%, oxit sắt Fe2O3 (1.27-4.27%), khá thấp MnO (0.01- 0.24%), TiO2 (0.13-1.72%), MgO (0.1-1.94%). Trên biểu đồ harker (hình 3.2) cho thấy, về cơ bản hàm lượng của các nguyên tố này có tương quan nghịch với hàm lượng SiO2 (các nguyên tố này giảm theo chiều tăng hàm lượng SiO2).

Còn các đá thuộc phức hệ Yê Yên Sun, qua biểu đồ phân loại Na2O+K2O-

SiO2 (hình 3.1) cho thấy chúng đều thuộc trường granit và một số mẫu rơi vào trường granit kiềm với hàm lượng SiO2 dao động trong khoảng 70-79%. Xem xét tương quan giữa hàm lượng các oxit tạo đá (Al2O3, Fe2O3, TiO2, MgO, MnO) với hàm

lượng oxit silic (SiO2) trên biểu đồ dạng Harker (hình 3.2 ) cũng cho thấy mối tương quan nghịch khá rõ.

Các biểu đồ đặc trưng của các đá magma axit vùng trũng Tú Lệ (Hình 3.3,

3.4) cho thấy các phức hệ đá magma axit này hầu hết rơi vào các trường á kiềm, cao kali. Tổng kiềm dao động trong khoảng từ 5,2-12.5% với hàm lượng K2O thường trội hơn Na2O. Chỉ có phức hệ Yê Yên Sun có đa số mẫu rơi vào trường K trung bình.

44

Hình.3.2. Biểu đồ tương quan giữa các oxit tạo đá và SiO2 trong một số phức hệ

magma axit khu vực trũng Tú Lệ

Hình .3.3. Biểu đồ K2O-SiO2 [25] với các

đường phân chia các trường cao kali, kali

trung bình và thấp kali

Hình .3.4. Biểu đồ (Na2O+K2O) – SiO2 (TAS) [27]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chuyên hóa địa hóa urani của một số phức hệ magma trũng tú lệ luận văn ths khoáng vật học và địa hóa học 60 44 02 05 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)