Tần suất hạn các tại các trạm đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của một số nhân tố quy mô lớn trong điều kiện hạn hán ở việt nam001 (Trang 43 - 45)

Có thể nhận thấy, đối với hai trạm đảo ở phía bắc (Bạch Long Vỹ và Hồng Sa) tần suất xuất hiện hạn của chỉ số J ở ngƣỡng khá cao, khoảng 55-65% khả năng sẽ xảy ra hạn hán; lần lƣợt đến chỉ số SPI (xấp xỉ 35%) và chỉ số Ped (khoảng 20- 25%). Còn đối với 3 trạm phía nam, con số này chỉ dừng lại ở khoảng 40-45% đối với chỉ số J, và khơng có sự khác biệt nhiều đối với hai chỉ số SPI và Ped.

Đánh giá về mức độ khô hạn: Đối với ngƣỡng hạn nhẹ: chỉ số J và SPI cũng gần nhƣ nhau, trung bình vào khoảng 22-27%. Riêng chỉ số Ped chiếm tỉ lệ thấp hơn so với 2 chỉ số còn lại, chỉ dao động quanh ngƣỡng 15-20%. Đối với ngƣỡng hạn vừa, hạn nặng: Nhìn về tổng thể, chỉ số J vẫn chiếm ƣu thế so với hai chỉ số còn lại. Và điều đáng lƣu ý, đó là đối với chỉ số J tần suất xuất hiện hạn nặng và hạn vừa khá là cao, khoảng 25-35%, trong đó hạn nặng xuất hiện còn nhiều hơn hạn vừa. Hai chỉ số còn lại khá là thấp, không chênh lệch nhau nhiều, chỉ phổ biến dƣới 10% và hạn hặng thì hầu nhƣ là rất ít xuất hiện, chiếm tỉ lệ khơng đáng kể, chỉ khoảng 1%.

Khi so sánh tần suất hạn theo các tháng (Hình 3.7), có thể nhận thấy: Trong giai đoạn từ tháng 5-9, cả 4 trạm đảo (trừ trạm Cồn Cỏ) chúng ta có thể thấy tần suất xuất hiện rất thấp (dƣới 10%) và hầu nhƣ là khơng có, đây chính là những tháng mùa mƣa, với chỉ số hạn ở ngƣỡng ẩm ƣớt nhất, đặc biệt là vào các tháng 6,7,8. Lý giải cho điều này, đó chính là hoạt động của áp cao cận nhiệt đới ở vị trí cao nhất về phía bắc (trong tháng 8), dải mƣa chính cũng dịch chuyển đến vĩ độ cao nhất, vắt qua Bắc Bộ là nguyên nhân tăng mƣa nhiều tại các trạm đảo Hoàng Sa và Bạch Long Vỹ.

Tại hai trạm phía nam là Cơn Đảo và Trƣờng Sa, thuộc khí hậu miền nam, trong giai đoạn này, hạn hán cũng hầu nhƣ ở mức xuất hiện rất thấp, do đây chính là những tháng mùa mƣa với hoạt động của đới gió mùa tây nam. Thêm vào đó, cùng với sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới là tác nhân gây tăng mƣa cho khu vực.

Do nằm ở phía bắc khu vực, 2 trạm đảo phía bắc, tần suất xuất hiện hạn hán cũng tuân theo quy luật khí hậu, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa đông, bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau với tần suất hạn trên 80% (từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau). Cịn tại các trạm đảo phía nam, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khi bắt đầu những tháng mùa đông tại Bắc Bộ với gió mùa đông bắc hoạt động mạnh dần sẽ thay thế hồn tồn đới gió tây nam gây mƣa cho khu vực nên tại đây mƣa giảm, hạn hán bắt đầu diễn ra rõ nét hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của một số nhân tố quy mô lớn trong điều kiện hạn hán ở việt nam001 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)