Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế thương mại lao bảo (Trang 40 - 43)

b. Đặc điểm thủy văn

2.5.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1.832,4 tỷ đồng (giá hiện hành), gấp 7 lần so với năm 1999 (năm mới thành lập), trong đó:

+ Thương mại - dịch vụ: 1.038,5 tỷ đồng, chiếm 56,7%. + Công nghiêp - xây dựng: 635,0 tỷ đồng, chiếm 34,7%. + Nông - lâm - thủy sản: 159,0 tỷ đồng, chiếm 8,7%.

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2000-2010 tăng bình quân 27,5%/năm (huyện Hướng Hóa là 22,3%/năm), trong đó: GTSX cơng nghiệp - TTCN tăng 32,5%/năm; nông - lâm - thủy sản tăng 14,8%/năm và dịch vụ tăng 28,3%/năm.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp - TTCN, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng lên đạt

35

56,7%; tỷ trọng cơng nghiệp - xây dựng giảm cịn 34,7%; nơng - lâm - thủy sản giảm xuống còn 8,6% [43].

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Được thành lập từ năm 1998, đến nay trong khu đã hình thành một số cụm công nghiệp, khu công thương mại, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư cơ bản. Từ một khu vực miền núi heo hút, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội yếu kém, người dân khơng có nước sạch, điện sinh hoạt, giao thơng cách trở,... đã dần hình thành một trung tâm giao dịch thương mại tầm cỡ. Một số cơng trình thiết yếu đã được xây dựng đồng bộ và hiện đại. Bên cạnh đó, Nhà nước đã dầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho cơng tác xây dựng cơ sở hạ tầng trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây (từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến Đà Nẵng) là những động lực thúc đẩy giao thương phát triển kinh tế của khu vực.

a. Thực trạng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2001-2010 đạt 13,5%/năm, trong đó nơng nghiệp tăng 14,1%/năm, thủy sản tăng 25,8%/năm và lâm nghiệp giảm 1,9%/năm. Cơ cấu nông, lâm, thủy sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp và thủy sản, giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp: ngành nông nghiệp từ 91,1% năm 2001 đạt 95,3% năm 2010; ngành thủy sản 1,2% và ngành lâm nghiệp 3,5%.

- Tỷ trọng cơ cấu nơng nghiệp có sự chuyển biến tốt theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi so với trồng trọt.

- Năm 2010 diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 4.060,8 ha, sản lượng đạt 8.791,7 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 219,56 kg/người/năm. Ngồi ra cịn có các loại cây công nghiệp như: cà fê, hồ tiêu, cao su,…

- Về lâm nghiệp: các xã, thị trấn trên địa bàn Khu có 6.107,35 ha đất lâm nghiệp có rừng, chủ yếu là rừng nghèo, sản phẩm chủ yếu là tre nứa. Cơng tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phịng chống cháy rừng được quan tâm

đẩy mạnh. Công tác khoanh nuôi, tái sinh rừng được tăng cường. Diện tích đất được che phủ rừng vì thế tăng nhanh [43].

b. Khu vực kinh tế cơng nghiệp

Khi mới hình thành, tại Khu kinh tế thương mại Lao Bảo giá trị sản xuất khơng đáng kể, đến năm 2005 giá trí sản xuất cơng nghiệp đạt (giá hiện

hành) 208.600 triệu đồng và năm 2010 đạt 942.068 triệu đồng, đã có hàng

chục nhà máy xí nghiệp đầu tư đưa vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: chế biến nông lâm sản xuất khẩu, vật liệu xây dựng,…

Sự phát triển của cơng nghiệp kích thích sự gia tăng mạnh hoạt động thương mại dịch vụ tại khu vực và đã góp phần làm tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp chung của tỉnh cũng như chỉ số bán lẻ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

c. Khu vực thương mại, dịch vụ

- Thương mại - dịch vụ: Khu kinh tế thương mại Lao Bảo ngày càng thể hiện rõ là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ du lịch với thị trường Đông Hà, các tỉnh trong cả nước và một số nước trong khu vực và đã đóng góp 56,7% giá trị sản xuất các ngành. Thương mại và dịch vụ phát triển cả về số lượng, quy mô, chất lượng cũng như các loại hình kinh doanh, làm cho môi trường kinh doanh thương mại tại khu vực ngày càng sôi động. Hệ thống các khu thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bưu chính viễn thơng, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải và các loại dịch vụ khác được đầu tư phát triển mạnh, từng bước đi vào đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng trên địa bàn.

Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo có sự tăng trưởng mạnh, nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 47,8%/năm thời kỳ 2006-2010. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 đạt 58 triệu USD, trong đó xuất khẩu 31 triệu USD và nhập khẩu 27 triệu USD; đến năm 2009 tăng lên đạt 148,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu 26,9 triệu USD và nhập khẩu

37

121,6 triệu USD. Bên cạnh đó các hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu,... cũng diễn ra sôi động tại khu vực.

Xuất nhập cảnh và du lịch: Hoạt động xuất nhập cảnh và dịch vụ du lịch cũng có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng khách và phương tiện làm thủ tục XNC tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Nhịp độ tăng lượng người xuất nhập cảnh là 26,3%/năm (xuất cảnh tăng 26,5%/năm, nhập cảnh tăng

26,1%/năm) do các nguyên nhân sau: cơ chế chính sách được thơng thống;

đường xuyên Á và đường 9 được nâng cấp [43].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế thương mại lao bảo (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)