Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cấu trúc không gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế thương mại lao bảo (Trang 43 - 46)

b. Đặc điểm thủy văn

2.5.3. Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cấu trúc không gian

trúc không gian

a. Hạ tầng xã hội

- Cơng trình cửa khẩu: Nhà ga, quốc mơn đã được đầu tư một bước, cơ bản đáp ứng yêu cầu hiện tại, trong tương lai cần đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, chợ: Trung tâm thương mại Lao Bảo với diện tích sàn 10.000 m2

hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2003, thu hút 400 hộ và hàng chục doanh nghiệp vào hoạt động. Chợ Khe Sanh với quy mô 500 hộ kinh doanh cố định được xây dựng kiên cố; chợ Tân Phước có quy mơ 150-200 hộ kinh doanh cũng đã được quy hoạch xây dựng lại.

Cơ quan trực thuộc cấp tỉnh, huyện, 2 thị trấn, các xã phần lớn đã được quy hoạch xây dựng nhà cấp 3.

- Nhà ở: nhà ở của dân là nhà thấp tầng và tập trung dọc theo quốc lộ 9, nhà cao tầng tập trung chủ yếu ở thị trấn Khe Sanh, thị trấn Lao Bảo thường kết hợp với cửa hàng, cửa hiệu dịch vụ thương mại.

- Cơ sở hạ tầng văn hóa - xã hội: Có 3 trường PTTH, 5 trường PTCS và các trường tiểu học mẫu giáo được đầu tư xây dựng cao tầng kiên cố.

Bệnh viện đa khoa 100 giường bệnh được xây mới tại thị trấn huyện lỵ Khe Sanh. Tất cả các xã, thị trấn đều có trung tâm y tế hoặc phịng khám đa khoa được đầu tư xây mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như các nhà đầu tư, các lao động đến đầu tư, làm việc tại Khu kinh tế thương mại Lao Bảo.

Sân vận động 10.000 chỗ, nhà thi đấu 2.000 chỗ ngồi, nhà văn hóa huyện 1.000 chỗ ngồi đã đưa vào sủ dụng. Phát thanh truyền hình đã phủ sóng cho khu vực,…

b. Hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông: QL 9 được nâng cấp giai đoạn II và hoàn thành cuối năm 2006. Đường Hồ Chí Minh đã hồn thành là tuyến giao thông hết sức quan trọng nối liền khu vực với hai đầu đất nước, nhất là các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên.

Hệ thống giao thông nội thị, liên xã được quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thiện phục vụ dân sinh khu vực. Ngoài ra trên địa bàn cịn có các đầu mối của các tuyến đường giao thông tới những địa bàn kinh tế trọng điểm của huyện Hướng Hóa như vùng Lìa, Hướng Phùng và trung tâm các xã.

Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn là 118,2 km (tăng 6,2

km đường xã so với năm 2000), trong đó quốc lộ 25, tỉnh lộ 3 km, huyện lộ 9

km, còn lại là đường liên xã 81,2 km (tăng 6,2 km so với năm 2000).

Chất lượng đường, đường rải nhựa có 44,4 km; đường bê tơng hóa có 29,8 km; đường đá dăm, cấp phối là 21,7 km và đường đất là 22,3 km [9].

- Hiện trạng nền đất: thị trấn Lao Bảo có địa hình thương đối bằng phẳng và đã xây dựng được rất nhiều cơng trình ở các cao độ khác nhau và khơng bị ngập. Khu vực khác phần lớn là nhà do dân tự xây, khu gần sông Sepon bị ngập từ 0,5-1,0 m.

Thị trấn Khe Sanh có địa hình đồi núi, hiện tại đã xây dựng nhiều cơng trình ở các cao độ khác nhau, phù hợp với địa hình miền núi.

39

Khu vực các xã địa hình có dạng đồi núi hiện tại đã xây dựng được nhiều cơng trình theo các cao độ khác nhau, phù hợp với địa hình miền núi.

Khu vực các xã địa hình có dạng đồi núi, dốc thoải, nhà ở đây do dân tự xây dựng theo kiểu nhà vườn, không bị úng ngập.

Mạng đường trong khu vực trung tâm của 2 thị trấn đã được rải nhựa, các khu vực trong khu dân cư hiện vẫn là đường mòn, đường đất.

- Hệ thống thoát nước: khu vực thị trấn Lao Bảo đã từng nước xây dựng được hệ thống thoát nước mưa theo quy hoạch, chiều dài 3 km, hệ thống thoát nước thải mới chỉ xây dựng một vài tuyến, khu vực trung tâm chưa xây dựng. Khu vực thị trấn Khe Sanh hệ thống thốt nước hầu như chưa có, chỉ có hai cống thốt nước nằm hai bên đường quốc lộ 9, chiều dài 4 km, cịn các khu vực khác chưa có hệ thống thốt nước, nước được thốt theo địa hình tự nhiên xuống sông Sepon [9].

- Hệ thống cấp nước: thị trấn Lao Bảo sử dụng nước của nhà máy nước mặt Lao Bảo, có cơng suất 3.000 m3/ngày. Thị trấn Khe Sanh sử dụng nước của nhà máy nước mặt Khe Sanh, có cơng suất 1.700 m3

/ngày.

- Hệ thống cấp điện, lưới điện: nguồn cấp điện cho Khu kinh tế thương mại Lao Bảo nằm trong hệ thống cấp điện của tỉnh Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị

được cấp điện từ nguồn điện quốc gia, chủ yếu từ trạm 220/110kV 1x25MVA Ngự Bình (Huế) và trạm 220/110kV 1x25MVA Đồng Hới). Hệ thống lưới điện

trong khu vực nghiên cứu gồm có lưới 110kV, 35kV, 22 và 10kV.

c. Hiện trạng cấu trúc khơng gian

Hình thái khơng gian của một đô thị nhỏ biên giới, xây dựng thấp tầng. Phát triển theo hành lang đường 9 với hai đô thị Lao Bảo và Khe Sanh ở hai đầu tuyến và các thị tứ trung tâm của 5 xã nằm ở khoang kết nối.

Các khu vực không gian trọng tâm, trung tâm đô thị nằm trên các đoạn tuyến trục đường 9 qua khu vực đô thị.

- Không gian kiến trúc của đô thị hiện trạng: tập trung tại khu vực lõi trung tâm, đường phố nhỏ hẹp, kiểu nhà ở chủ yếu là nhà ở dân tự xây. Không gian khu vực trung tâm đông dân cư được tổ chức theo kiểu ô phố.

Đô thị tại Khe Sanh thiếu các cơng trình điểm nhấn, hình ảnh đơ thị khơng có những nét đặc trưng cơ bản, cơng trình nhỏ bé, nhà ở là dân tự xây, hình thức kiến trúc nhiều kiểu dáng chưa phù hợp với thẩm mỹ đô thị. Đối với đô thị Lao Bảo khơng gian khu vực trung tâm có phần nổi bật của trung tâm thương mại Lao Bảo.

Trong q trình đơ thị hóa, các dự án xây dựng đơ thị đang triển khai trên địa bàn, do vậy cảnh quan tuyến phố và các không gian công cộng chưa được củng cố nhiều.

- Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực nông thôn: khu vực nông thôn nằm dọc theo quốc lộ 9, là loại hình nhà ở có vườn, chất lượng kiến trúc thấp, chủ yếu là của người Kinh. Về hình dáng ngơi nhà được xây dựng đơn giảm và thấp tầng.

Khu vực bản làng của người Vân Kiều, xây dựng ít, ở đó có các thửa đất lớn và trồng cây công nghiệp. Nhà ở hoặc các cơng trình phục vụ hoạt động nơng nghiệp nằm rải rác. Kiến trúc thoe kiểu truyền thống đơn sơ hòa nhập với phong cảnh đó là nhà sản nhỏ. Tại các bờ sơng, suối các nhà được tập trung thành một khu trải dọc theo dịng chảy. Chỗ bằng phẳng, các ngơi nhà xếp thành vịng trịn hay hình bầu dục, ở giữa là nhà cơng cộng. Một số nơi người Vân Kiều đã có xu hướng ở nhà trệt [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu kinh tế thương mại lao bảo (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)