Tồn Khu hiện cịn 3.553,63 ha đất chưa sử dụng, chiếm 21,94% tổng diện tích đất tồn Khu, gồm đất đồi núi chưa sử dụng diện tích 3.553,63 ha, phân bố ở các xã và thị trấn trên địa bàn Khu. Đây là những khu vực đồi núi có địa hình cao, dốc, ít có khả năng cải tạo để sản xuất nông nghiệp nhưng phù hợp cho việc trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngồi ra cũng có thể khai thác một phần diện tích cho mục đích phát triển trồng các loại cây lâu năm, nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.
Đánh giá khái quát tình hình thực hiện quy hoạch
Qúa trình triển khai quy hoạch của Khu kinh tế thương mại Lao Bảo kể từ khi có quyết định thành lập đến nay đã và đang đảm nhận vai trị và tính chất như đã được xác định. Theo quy hoạch, hiện tại Khu có các chức năng sau: Khu cơng thương mại dịch vụ Lao Bảo; Cụm cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; Khu du lịch, dịch vụ và văn hóa thể thao; Khu công nghiệp Tân Thành; khu dân dụng tại 2 thị trấn và dọc theo QL9; Khu Dịch vụ - Du lịch Làng Vây.
Do nhu cầu tăng mạnh của nhà đầu tư, Khu sẽ mở rộng quy hoạch Cụm cửa khẩu, cụm SXCN phía Tây Bắc thị trấn Lao Bảo, quy hoạch khu du lịch sinh thái thác ồ ồ. Điều chỉnh quy hoạch kinh tế xã hội và một số quy hoạch chi tiết tạo nên chuỗi đô thị từ cửa khẩu Lao Bảo đến trạm kiểm soát liên hợp Tân Hợp.
Quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý, cơ bản đáp ứng định hướng sự phát triển của Khu. Định hướng đến năm 2020, Khu sẽ trở thành đô thị động lực cấp 1, đòi hỏi phải xem xét bổ sung và phấn đấu triển khai hồn thành thì mới hội tụ tiêu chuẩn lên đô thị theo quy hoạch.
Một số điểm đề xuất cho quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Trên cơ sở tình hình thực hiện theo quy hoạch đã phê duyệt, Khu kinh tế tiếp tục phát triển các định hướng quy hoạch đã phê duyệt và cập nhật các định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển đơ thị đến năm 2020. Vì vậy, một số điểm cần xem xét, điều chỉnh trong quy hoạch như sau:
- Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của Khu, tính tốn quy mơ phát triển như một đô thị loại III, cấp vùng tỉnh, quy mô đất đai nội ngoại thị.
- Đề xuất về định hướng tổ chức không gian, tổ chức khai thác du lịch trong Khu kinh tế thương mại Lao Bảo.
- Đề xuất về vùng nông thôn, sản xuất nông lâm nghiệp: hướng khai thác và bảo vệ khu vực sinh thái tự nhiên.
- Đề xuất hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và các cơng trình đầu mối như hệ thống giao thông đường sắt, xử lý chất thải,…
3.2. Xu thế biến động sử dụng đất đến năm 2020
Từ những tiềm năng và lợi thế so sánh, thời cơ và thách thức đối với Khu KT - TM Lao Bảo; mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Khu đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn đặt ra như sau:
51
- Sử dụng hợp lý đất nơng nghiệp. Duy trì ổn định đất sản xuất lương thực đảm bảo an toàn lương thực ở mức độ cần thiết; hình thành các vùng cây trồng, vật nuôi, thủy sản tập trung sản xuất hàng hóa. Mở rộng diện tích các cây cơng nghiệp dài ngày... Bảo vệ, quản lý tốt tài nguyên rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh ni tái sinh và trồng rừng để tăng diện tích đất rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Dành quỹ đất hợp lý cho mục đích chuyên dùng, phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh hình thành các khu dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, cụm cơng nghiệp... bố trí quỹ đất để mở rộng các đơ thị hiện có và hình thành các đơ thị mới.
- Sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội cần phải kết hợp đảm bảo quốc phịng an ninh, tơn trọng phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.
Từ các quan điểm, phương hướng sử dụng đất ở trên cho thấy xu thế biến động sử dụng đất của Khu đến năm 2020 là rất lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cũng như đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội của Khu và tỉnh Quảng Trị. Trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, tập trung đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật để nâng cấp Khe Sanh - Lao Bảo trở thành đơ thị động lực cấp 1, có kinh tế xã hội phát triển phù hợp với đặc điểm khu kinh tế cửa khẩu, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và cảnh quan mơi trường.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến và cung cấp thực phẩm cho Khu với diện tích khoảng 4.500 ha. Trong đó hình thành tiểu vùng nông lâm nghiệp và rừng bảo vệ sinh thái (vùng đồi núi phía Bắc khu kinh tế): chiếm tỷ lệ lớn diện tích, chủ yếu phát triển nơng lâm kết hợp với phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn,... Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, tăng giá trị sử dụng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, phát triển dịch vụ gia công hàng xuất khẩu.
Dự báo q trình đơ thị hóa đến năm 2020 sẽ diễn ra rất nhanh, tỷ lệ dân số thành thị của Khu KT - TM Lao Bảo đạt 59,5% năm 2015 và 64,9% năm 2020, vì vậy diện tích cần khoảng 150,00 ha, phấn đấu đến năm 2020 Lao Bảo trở thành trung tâm kinh tế tổng hợp thì nhu cầu sử dụng đất đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Khu đòi hỏi Khu KT - TM Lao Bảo hình thành các khu vực đơ thị và thị trấn:
- Khu vực thị trấn Lao Bảo và phụ cận: bao gồm thị trấn Lao Bảo và khu công thương mại và dịch vụ Lao Bảo diện tích khoảng 500 ha, nâng cấp tồn khu trở thành đơ thị loại 3 trước năm 2020 và trở thành đô thị động lực cấp 1. Đảm nhận chức năng trung tâm thương mại-dịch vụ tỉnh, vùng, cả nước và quốc tế.
- Khu vực thị trấn Khe Sanh và phụ cận: bao gồm thị trấn Khe Sanh và phụ cận với diện tích khoảng 750 ha, nâng cấp tồn khu trở thành đô thị loại 3 trước năm 2020 và trở thành đô thị động lực cấp 1. Đảm nhận chức năng trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện, thị xã và thành phố sau nay.
- Khu vực các trung tâm cụm xã trên hành lang kết nối Đông-Tây (hành lang QL9 đi qua khu vực): các trung tâm cụm xã nằm dọc khu vực hành lang đường 9 chạy qua 5 xã với diện tích khoảng 250 ha. Khu vực này sẽ trở thành hạt nhân phát triển hiện đại hóa nơng nghiệp-nơng thơn và tạo sự kết nối giữa Khe Sanh và Lao Bảo theo hành lang quốc lộ 9. Nâng cấp các rung tâm cụm xã thành đô thị loại V gắn kết giữa Khe Sanh và Lao Bảo.
- Khu vực nông thơn các xã: khu vực này nằm ngồi quốc ộ 9 với diện tích lớn. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn khang trang sạch đẹp, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của cộng đồng dân cư nơng thơn.
Với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực thương mại dịch vụ 75,2% và công nghiệp xây dựng 22,8%. Sự hình thành các cụm cơng nghiệp với diện tích khoảng 135,94 ha. Khai thác hiệu
53
quả hành lang kinh tế Đông-Tây. Xây dựng các khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch trọng điểm mang tính động lực ở Lao Bảo và Khe Sanh và các khu du lịch trên địa bàn Khu. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của Khu để hình thành và phát triển các tiểu vùng như:
- Khu vực thị trấn Lao Bảo và phụ cận: tiểu vùng phát triển đơ thị-cơng thương mại dịch vụ phía Tây khu kinh tế. Hướng phát triển chủ yếu gồm các dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; trung tâm thương mại; phát triển một số ngành công nghiệp...
- Khu vực thị trấn Khe Sanh và phụ cận: tiểu vùng phát triển đơ thị- hành chính, dịch vụ, du lịch phía Đơng khu kinh tế. Hướng phát triển chủ yếu gồm dịch vụ tài chính, ngân hàng; xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng; xây dựng các cơng trình y tế và giáo dục quan trọng có ý nghĩa của một vùng trong tỉnh.
- Khu vực các trung tâm cụm xã trên hành lang kết nối Đông-Tây: tiểu vùng trung chuyển dịch vụ vận tải quá cảnh. Tiểu vùng phát triển tại các khu vực các xã Tân Long-Tân Lập (bao gồm khu vực Làng Vây) với chức năng dịch vụ-du lịch; công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả... Các cơng trình vận tải giao thơng q cảnh tại khu vực Làng Vây [43].
3.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển
3.3.1. Quan điểm
- Đặt sự phát triển của Khu trong thế liên kết, hợp tác với các nước và các tỉnh trong hành lang kinh tế Đông - Tây.
- Xây dựng và phát triển Khu trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa và tỉnh Quảng Trị; gắn kết với các trọng điểm kinh tế của tỉnh và vùng như khu kinh tế cửa khẩu La Lay, thành phố Đông Hà, khu kinh tế ven biển Đông Nam của tỉnh; khu kinh tế Đensavẳn của Lào, tuyến đô thị dọc quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và tuyến hành lang biên giới của tỉnh.
- Phát triển Khu gắn với sự phát triển của kinh tế vùng biên, mở rộng ngành dịch vụ, tạo việc làm,… thúc đẩy sự phát triển hàng hóa và phân bố lại dân cư, lao động khu vực biên giới.
- Đảm bảo an ninh quốc phịng, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội vùng biên giới.
3.3.2. Mục tiêu