Phân tích các tác động đến tỷ lệ nhiễm HIV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng huyện thái thụy bằng phương pháp thống kê (Trang 52 - 67)

2 Phân tích tình hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng huyện Thá

2.3 Một số kết quả phân tích

2.3.6 Phân tích các tác động đến tỷ lệ nhiễm HIV

Mơ hình nhiều mức với biến phụ thuộc “tlemachiv” xây dựng dưới đây với các quan sát ở mỗi năm là đơn vị mức 1, xã là đơn vị mức 2. Ta sẽ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến đến tỷ lệ nhiễm HIV.

Dựa vào Bảng 2.14a ta thấy các biến độc lập ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm HIV là “dsytsdan”, “tletp4m”, “tlepnde”, “tlepndeql”, “tlektdupnql” có xác suất ý nghĩa dưới 5% với hệ số hồi quy tương ứng lần lượt là -2,49; -2.89; 2.70; -5.12; -5.46. Điều đó cho thấy tỷ lệ phụ nữ đẻ có tác động làm tăng tỷ lệ người nhiểm HIV, tỷ lệ dược sĩ trên vạn dân, tỷ lệ tiêm phòng đủ 4 mũi, tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý, tỷ lệ kiểm tra đủ phụ nữ được quản lý có tác động làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV. Biến tác động làm giảm mạnh nhất là tỷ lệ kiểm tra dự phòng phụ nữ được quản lý, biến này tăng 1%

sẽ có tác động làm giảm 5,46 tỷ lệ mắc bệnh HIV.

Bảng 2.14a: Mơ hình phân tích các tác động đến tỷ lệ mắc bệnh HIV

Biến độc lập Hs hồi quy Xs ý nghĩa Biến độc lập Hs hồi quy Xs ý nghĩa tyssinh 0.33 0.745 tletpvgand24 0.06 0.952 ybsytsdan 0.89 0.375 tletpvgant24 1.67 0.095 dsytsdan -2.49 0.013 tletpdu9 1.86 0.063 hstsdan -1.44 0.150 tletpmnao 0.25 0.804 lgytsdan -0.03 0.977 tletpta -0.95 0.341 ngsachtsdan -0.65 0.515 tlepnde 2.70 0.007 tletiemp -0.80 0.426 tlepndeql -5.12 0.000 tletpbcg 0.27 0.787 slanktpnql 0.78 0.435 tletp4m -2.89 0.004 tlektdupnql -5.46 0.000 tletpsoi -0.43 0.666 tlescont3 -0.25 0.800 _cons 6.28 0.000

Bảng 2.14b: Phân tích hiệu quả ngẫu nhiên mơ hình dự báo tỷ lệ mắc HIV

Hiệu quả ngẫu nhiên ƯL tham số Sai số chuẩn Khoảng tin cậy sd(_cons) 9.334757 .9791024 (7.600153 ; 11.46525) sd(Residual) 0.7499289 0.1026473 (0.5734704 ; 0.9806842) Kết quả phân tích trong Bảng 2.14b cho thấy độ lệch tiêu chuẩn của hệ số chặn và độ lệch tiêu chuẩn của phần dư đều thực sự khác 0 một cách có ý nghĩa. Khoảng tin cậy các ước lượng của chúng tách biệt so với 0 vì vậy cho phép khẳng định có sự biến động đáng kể về tỷ lệ mắc HIV giữa các xã với nhau.

2.3.7 Phân tích các tác động ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy

Mơ hình nhiều mức với biến phụ thuộc “tletieuchay” xây dựng dưới đây với các quan sát ở mỗi năm là đơn vị mức 1, xã là đơn vị mức 2. Ta sẽ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.

Bảng 2.15a: Mơ hình phân tích sự tác động đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy

Biến độc lập Hs hồi quy Xs ý nghĩa Biến độc lập Hs hồi quy Xs ý ngh ybsytsdan 1.67 0.095 soluotdtnoitru 0.29 0.770 dsytsdan -0.63 0.526 songaydtnoitru 1.08 0.281 ddtsdan 2.48 0.013 solandtngtru 1.29 0.198 hstsdan 0.46 0.647 solansieuam 0.32 0.750 lgytsdan -1.15 0.249 tlekhduphong 1.79 0.073 slankbtb 2.83 0.005 slankhduphong -2.45 0.014 solankbyht -0.58 0.565 _cons 1.59 0.112 Kết quả phân tích trong Bảng 2.15a cho ta thấy các biến độc lập “ddtsdan”, “slankbtb”, “slankhduphong” có tác động đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy có xác suất ý nghĩa dưới 5%. Hệ số hồi quy tương ứng lần lượt là 2.48, 2.83, -2.45. Điều này cho thấy tỷ lệ điều dưỡng và số lần khám bệnh trung bình tác động làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, số lần khám dự phòng tác động làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy. Điều đó cho thấy bệnh tiêu chảy là một trong những bệnh cần được chăm sóc kĩ lưỡng và được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế địa phương. Và nếu được khám dự phịng tốt sẽ góp phần làm giam tỷ lệ mắc bệnh này.

Bảng 2.15b: Phân tích hiệu quả ngẫu nhiên mơ hình dự báo tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy

Hiệu quả ngẫu nhiên Ước lượng tham số Sai số chuẩn Khoảng tin cậy sd(_cons) 17.95972 2.322888 (13.93818 ; 23.14157) sd(Residual) 8.611842 1.019504 (6.828534 ; 10.86087) Kết quả phân tích trong Bảng 2.15b cho thấy độ lệch tiêu chuẩn của hệ số

chặn và độ lệch tiêu chuẩn của phần dư đều thực sự khác 0 một cách có ý nghĩa. Khoảng tin cậy các ước lượng của chúng tách biệt so với 0 vì vậy cho phép khẳng định có sự biến động đáng kể về tỷ lệ mắc tiêu chảy giữa các xã với nhau.

2.3.8 Phân tích các tác động lên bệnh thơng thường

Do các bênh thông thường là khá nhiều nên để xem xét sự tác động của các yếu tố đến bệnh thơng thường, ta chọn mơ hình nhiều mức mà thành phần chính của bệnh thơng thường làm biến phụ thuộc. Với các quan sát trong từng năm là các biến ở mức 1, đơn vị mức 2 là xã. Mơ hình phân tích các tác động này cho kết quả được trình bày trong Bảng 2.16a

Bảng 2.16a: Mơ hình phân tích sự tác động của các yếu tố đến các bệnh thông thường

Biến độc lập Hs hồi quy Xs ý nghĩa Biến độc lập Hs hồi quy Xs ý nghĩa tyssinh 0.45 0.652 tletpvgand24 -1.46 0.144 ybsytsdan 1.65 0.098 tletpvgant24 -0.63 0.527 dsytsdan -2.13 0.034 tletpdu9 0.09 0.929 hstsdan -0.27 0.783 tletpmnao 1.09 0.275 lgytsdan -0.83 0.404 tletpta -0.56 0.574 ngsachtsdan -0.83 0.409 tlepnde 0.93 0.353 tletiemp -0.23 0.817 tlepndeql 0.83 0.407 tletpbcg -0.21 0.837 slanktpnql 0.88 0.379 tletp4m 1.43 0.154 tlektdupnql -1.62 0.105 tletpsoi -0.25 0.804 tlescont3 -0.74 0.458 _cons 0.52 0.605 Kết quả phân tích cho thấy biến độc lập “dsytsdan” có tác động đến bệnh thông thường với xác suất ý nghĩa dưới 5%. Hệ số hồi quy tương ứng là – 2,13. Điều đó cho thấy nếu tăng 1 dược sĩ trên một vạn dân sẽ giúp giảm

2,13%số người mắc các bệnh thông thường. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của dược sĩ tại các cơ sở địa phương trong việc phòng chống các bệnh thơng thường.

Bảng 2.16b: Phân tích hiệu quả ngẫu nhiên mơ hình dự báo tỷ lệ mắc bệnh thơng thường

Hiệu quả ngẫu nhiên ƯL tham số Sai số chuẩn Khoảng tin cậy sd(_cons) 0.8572119 0.1104256 (0.6659427 ; 1.103417) sd(Residual) 0.4077217 0.0532315 (0.3156693 ; 0.5266176) Kết quả phân tích trong Bảng 2.16b cho thấy độ lệch tiêu chuẩn của hệ số chặn và độ lệch tiêu chuẩn của phần dư đều thực sự khác 0 một cách có ý nghĩa. Khoảng tin cậy các ước lượng của chúng tách biệt so với 0 vì vậy cho phép khẳng định có sự biến động đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh thông thường giữa các xã với nhau.

2.4 Bàn luận và kiến nghị

Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng tình trạng cân nặng của trẻ khi sinh ra có tác động đến tỷ lệ chết của trẻ dưới 1 tuổi, cụ thể là trẻ em sinh thiếu cân tác động làm tăng tỷ lệ chết của trẻ dưới 1 tuổi. Như vậy chăm sóc trẻ trong bào thai có ý nghĩa rất quan trọng đến sức khỏe trẻ khi sinh ra, nếu trẻ được chăm sóc đầy đủ trong bào thai thì khi sinh ra trẻ sẽ thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi. Ngược lại, nếu trẻ sinh ra thiếu cân do khơng được chăm sóc đầy đủ trong bào thai hoặc trẻ sinh ra sớm hơn so với quy định thì khi sinh ra sức đề kháng của trẻ yếu, trẻ thích nghi với cuộc sống tự nhiên kém hơn so với những đứa trẻ sinh ra đủ cân, dẫn đến khả năng trẻ chết dưới 1 tuổi cũng cao hơn.

Kết quả phân tích cịn cho ta thấy yếu tố sinh con thứ 3 tác động làm giảm tỷ lệ trẻ chết dưới 1 tuổi, điều đó cho thấy yếu tố kinh nghiệm chăm sóc trẻ em có tác động quan trọng đến sức khỏe của trẻ khi sinh ra. Cac bà mẹ sinh nhiều con sẽ có những phương pháp chăm sóc trẻ từ trong bào thai và khi sinh ra tốt hơn. Họ cũng có kinh nghiệm phát hiện bệnh và điều trị khi trẻ có những triệu chứng mắc bệnh. Điều đó giúp bảo vệ trẻ tốt hơn trong môi trường sống, trẻ được chữa trị sớm khi có triệu chứng mắc bệnh. Điều đó tác động làm giảm tỷ lệ chết ở trẻ dưới 1 tuổi.

Các biện pháp tránh thái có tác động làm giảm tỷ lệ chết ở trẻ dưới 1 tuổi một cách có ý nghĩa. Tỷ lệ người dân áp dụng các biện pháp tránh thai sẽ phản ánh thái độ, ý thức và trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe thai sản và sức khỏe trẻ sơ sinh. Những xã có tỷ lê sử dụng biện pháp tránh thai cao giúp nguy cơ sinh con thứ 3, sinh dày con giảm xuống, việc chăm sóc trẻ cũng có nhiều thuận lợi hơn và đó có thể là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi.

Tỷ lệ tiêm phịng tránh thai có tác động làm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3. Điều này cho thấy rõ tác dụng tích cực của biện pháp tiêm phòng tránh thai trong việc hạn chế nguy cơ sinh con thứ 3 một cách có ý nghĩa. Qua đây tác giả cũng mạnh dạn kiến nghị với cán bộ dân số và y tế là việc áp dụng biện pháp tiêm phòng tránh thai là một biện pháp cần được mở rộng tích cực để góp phần làm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 vì sự nghiệp xây dựng ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 có tác động làm giảm với tỷ lệ phá thai. Kết quả này giúp chúng ta có thể khẳng định việc không muốn sinh con thứ 3 là nguyên nhân dẫn đến việc phá thai. Những địa phương nào có tỷ lệ phá thai cao thì tỷ lệ sinh con thứ 3 lại thấp. Ngược lại tỷ lệ phá thai thấp thì tỷ lệ sinh con thứ 3 sẽ cao. Điều đó cho thấy việc phá thai là một trong những biện pháp mà người dân đang áp dụng để tránh nguy cơ sinh con thứ 3.

Tỷ lệ người dân dùng bao cao tránh thai có tác động làm giảm tỷ lệ phá thai. Chúng ta nhận thấy việc phá thai nguyên nhân chính là do mang thai ngồi ý muốn do khơng muốn sinh con thứ 3 hoặc khơng muốn sinh dày con, lựa chọn giới tính. Việc sử dụng bao cao su giúp cho nguy cơ mang thai ngồi ý muốn giảm xuống góp phần làm giảm tỷ lệ phá thai. Qua đây chúng ta cần cố gắng tích cực làm tăng tỷ lệ dùng bao cao su cho người dân bằng nhiều biện pháp như tư vấn, khuyến khích hay phát bao cao su miễn phí. Những biện pháp như vậy sẽ giúp chúng ta giảm tỷ

lệ mang thai ngồi ý muốn và góp phần giữ gìn sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Số lượt khám bệnh trung bình có tác động làm giảm tỷ lệ người dân mắc bệnh viêm phổi. Ta thấy rằng số lượt khám bệnh trung bình đo số lần trung bình người dân đi khám bệnh trong một năm. Khi đi khám bệnh thì bệnh nhân sẽ được cán bộ y tế khám, chữa trị và tư vấn cũng như trang bị cho người dân kiến thức để phòng tránh bệnh viêm phổi. Người bệnh có thể được phát hiện và điều trị ngay khi có triệu chứng mắc bệnh. Ngồi ra tỷ lệ này nó cịn phản ánh thái độ, trách nhiệm của người dân với bệnh tật của họ. Người dân đi khám bệnh thường xuyên hơn cũng cho thấy ý thức phòng chống bệnh của họ cũng cao hơn. Điều đó chính là ngun nhân góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi.

Tỷ lệ tiêm phòng viêm gan trên 24 tuổi và tiêm phịng BCG có tác động làm tăng tỷ lệ xét nghiệm sốt rét. Điều này có thể được lý giải như sau: ở những địa phương có tỷ lệ xét nghiệm sốt rét cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng lớn hơn. Người dân cũng lo lắng và quan tâm nhiều hơn trong đó việc tiêm phịng BCG và tiêm phòng viêm gan được họ chú ý hơn.

Tỷ lệ phụ nữ đẻ tác động làm tăng tỷ lệ nhiễm HIV nhưng tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý và tỷ lệ kiểm tra dự phịng phụ nữ được quản lý lại có tác động làm giảm tỷ lệ người dân nhiễm HIV. Điều đó cho nếu tỷ lệ phụ nữ đẻ cao làm nguy cơ nhiễm HIV tăng lên, điều này không loại trừ khả năng lây nhiểm HIV từ mẹ sang con. Ngồi ra, chúng ta có thể thấy những nơi có tỷ lẹ phụ nữ đẻ cao thường có dân trí thấp, điều có cũng có những tác động đến ý thức phịng chống các nguy cơ nhiềm HIV. Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý và tỷ lệ phụ nữ kiểm tra dự phòng lại tác động ngược chiều lên tỷ lệ nhiễm HIV. Việc quản lý phụ nữ đẻ thể hiện vai trò của hệ thống y tế cấp xã và ý thức và sự quan tâm của gia đình đến trẻ nhỏ, chính điều đó đã góp phần tác động làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV. Từ đây chúng ta có thể dự đốn một phần nguyên nhân lây nhiễm HIV xuất phát từ sự quan tâm của người dân, gia đình đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.

Tỷ lệ khám bệnh dự phịng có tác động làm giảm tỷ lệ người dân mắc bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy là bệnh có ngun nhân chính từ việc ăn uống khơng hợp vệ sinh, thực phẩm bị nhiễm chất độc hại gây ra. Việc khám bệnh dự phòng sẽ giúp người dân tránh được nhiều nguy cơ mắc bệnh và có những biện pháp xử lý bệnh ngay khi trong giai đoạn đầu khi mà vi khuẩn chưa tấn cơng sâu vào hệ thống tiêu hóa gây những tác hại nghiêm trọng cho bệnh nhân. Từ đây chúng ta cần khuyến khích người dân tích cực khám bệnh dự phịng để tránh các nguy cơ mắc bệnh như bệnh tiêu chảy.

Tỷ lệ dược sĩ trên một vạn dân có tác động làm giảm các bệnh thơng thường. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của dược sỹ trong việc ngăn ngừa và phịng các bệnh thơng thường. Ở các xã có dược sĩ cơng tác trong trạm y tế hoặc tỷ lệ dược sĩ trên số dân cao thì nơi đó người dân sẽ được cấp thuốc, tư vấn việc sử dụng thuốc cho hiệu quả. Từ đó tỷ lệ mắc các bệnh thơng thường có xu hướng giảm xuống. Như vậy việc song song với điều trị các bệnh thơng thường chúng ta cần có các biện pháp phịng tránh, điều đó sẽ giúp ta tiết kiệm một phần chi phí để chữa trị, quan trọng hơn là bao vệ sức khỏe của người dân, bằng cách quan tâm đến việc bổ sung và tăng cường chất cũng như lượng các cán bộ là dược sĩ về cơng tác ở địa phương.

Kết luận

Phương pháp phân tích nhiều mức cho thấy những ưu điểm khi nghiên cứu các khối dữ liệu có cấu trúc lồng nhóm. Mơ hình phân tích này được ứng dụng rộng rãi hơn do khơng địi hỏi các giả thiết tương đối ngặt nghèo như trong mơ hình hồi quy cổ điển. Việc sử dụng phương pháp phân tích nhiều mức trong nghiên cứu này cũng đã thu được một số kết quả khả quan để mô tả một số hiện tượng trong cơng tác chăm sóc sức khỏe ở huyện Thái Thụy. Từ đó ta thấy nghiên cứu này có thể coi là bằng chứng khoa học xác đáng hỗ trợ cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách quản lý y tế của huyện Thái Thụy nói riêng và việc xây dựng chiến lược của ngành Y tế nói chung. Nghiên cứu cũng góp phần khẳng định vai trị của những người nghiên cứu ứng dụng của toán trong việc xây dựng và phát triển xã hội.

Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ là sự thử nghiệm phương pháp phân tích thống kê để nghiên cứu thực tế, nó khơng tránh khỏi những nhược điểm. Số liệu trong nghiên cứu này chỉ được thu thập trong hai năm 2011 và 2012 nên chưa phản ánh được quy luật chung cho một thời gian dài. Vì vậy muốn có các kết quả phản ánh gần với thực tế hơn thì cần nghiên cứu trong diện rộng và thời gian dài hơn. Hơn nữa trình độ nghiên cứu của tác giả trong luận văn cịn nhiều hạn chế nên khơng tránh được nhiều thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ, các nhà nghiên cứu để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo

[1] Đào Hữu Hồ, Nguyễn Văn Hữu, Nguyễn Hữu Dư, Thống kê toán học, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, (2004).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng huyện thái thụy bằng phương pháp thống kê (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)