Đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động và đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện thạch thất thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 73 - 74)

Cơ cấu sử dụng đất

Với tổng diện tích tự nhiên huyện Thạch Thất là 18.459,05 ha, có tới 94,7% diện tích đã đƣợc khai thác sử dụng cho các mục đích kinh tế, đây là tỷ lệ cao đối với một huyện bán sơn địa. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng của 4 nhóm đất nhƣ đã đánh giá ở trên trong những năm gần đây cho thấy việc sử dụng đất có xu hƣớng ngày càng tích cực và hợp lý hơn.

Việc tính tốn thƣơng số vị trí LQ đối với các loại hình sử dụng đất cho thấy giá trị LQ đối với nhóm đất phi nơng nghiệp cịn rất thấp (thấp nhất là 0,242 tại xã Yên Trung), các giá trị LQ của các xã có sự chênh lệch lớn và không đồng đều theo từng khu vực. Mặt khác, khi nghiên cứu thực trạng sử dụng đất tại huyện Thạch Thất cho thấy nhóm đất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng diện tích tự nhiên tồn huyện (48,8%, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 33,9%). Đất phi nông nghiệp chiếm 45,9 % trong đó đất sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp mới chỉ có 12,1%. Là một huyện ngoại thành đang diễn ra quá trình đơ thị hố mạnh, với chủ trƣơng đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố thì tỷ lệ đất sản xuất kinh doanh còn thấp. Mặt khác cũng thể hiện đất sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề hiện nay chủ yếu còn nằm rải rác trong các khu dân cƣ, chƣa có sự tập trung.

Định hƣớng sử dụng đất trong những năm tới nên tăng diện tích đất phi nơng nghiệp, trong đó bố trí diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp hợp lý. Quỹ đất để đáp ứng cho các mục đích phi nơng nghiệp chủ yếu khai thác từ đất chuyên trồng lúa, ngoài ra còn từ đất trồng cây hàng năm khác, đất sản xuất lâm nghiệp... Do

đó cần tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hố, bền vững.

Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Trên cơ sở lập phiếu điều tra khảo sát tình hình sử dụng đất đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội thƣc hiện tại 23 xã trên địa bàn huyện Thạch Thất, cho thấy: Sau khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất, nhìn chung các ngành, các lĩnh vực đều sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích và đem lại hiệu quả, giải quyết đƣợc lao động thất nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện thu hồi đất. Mặt khác đối với cơ cấu sử dụng đất, các cấp chính quyền và ngành tài ngun và mơi trƣờng đã kịp thời có sự điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất để dần tiến đến sự cân bằng, tập trung. Tuy nhiên, để đáp ứng thời kỳ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đang diễn ra mạnh ở địa phƣơng nên việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phải phù hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng hiện có, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất cho các ngành, các lĩnh vƣc, tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn huyện để sử dụng có hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động và đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện thạch thất thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 73 - 74)