Chương 1 : Một số lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần
3.2.4. Các giải pháp khác
Nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực
Thứ nhất: Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp cần đầu tư thỏa đáng để phát triển quy mô bồi dưỡng và đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức có chất lượng cao trong các doanh nghiệp. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị cơng nghệ tiên tiến,…
Thứ hai: Đặc biệt là cán bộ quản trị, giám đốc phải được tuyển chọn kỹ càng, có trình độ hiểu biết cao. Giám đốc là nhà lãnh đạo kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên giám đốc phải có kiến thức về cơng nghệ, khoa học, về giao tiếp xã hội, về tâm lý, kinh tế,… tổng hợp những tri thức của cuộc sống và phải biết vận dụng kiến thức vào tổ chức, ra quyết định những công việc trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.Công ty nên áp dụng những biện pháp dưới đây:
- Tập trung công tác tuyển chọn và mở lớp tập huấn, đào tạo tại chỗ, mời giảng viên bên ngoài kết hợp với kỹ sư trong doanh nghiệp giảng dạy. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí vừa gắn với hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Thường xuyên tập huấn cho đội ngũ nhân viên về nội quy của doanh nghiệp, quy định về an tồn lao động, kiến thức về chun mơn...
Thứ ba: Xây dựng quy chế cụ thể về phân phối tiền lương, thưởng, phúc lợi (nghỉ mát, nghỉ bệnh, khám sức khỏe…), bảo hiểm (xã hội, y tế) nhằm kích thích nhân viên tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đây là giải pháp tạo động lực rất lớn để động viên người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình trong cơng việc.
Thứ tư: Về cơng tác quản trị nhân sự, doanh nghiệp phải hình thành nên cơ cấu lao động tối ưu, phải bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân cơng và bố trí lao động hợp lý, sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Trước khi phân cơng bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra tay nghề. Khi giao việc cần xác định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm. Đặc biệt cơng tác trả lương, thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng.
Thứ năm: Động lực tập thể và cá nhân người lao động là yếu tố quyết định tới hiệu quả kinh tế. Động lực cũng là yếu tố để tập hợp, kết nối người lao động lại. Trong doanh
nghiệp, động lực cho tập thể và cá nhân người lao động chính là lợi ích, là lợi nhuận thu được từ kinh doanh có hiệu quả. Các doanh nghiệp cần phân phối lợi nhuận thỏa đáng, đảm bảo công bằng, hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với những nhân viên giỏi, trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, có sáng kiến,… Đồng thời cũng cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm.
Đổi
mới và hiện đại hóa cơng nghệ, thiết bị
Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại là công việc thường xuyên và lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Phát triển công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại trong tất cả các ngành công nghiệp là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hội nhập ngày nay. Các doanh nghiệp cần đầu tư các loại máy móc thiết bị, cơng nghệ mới với giá cả phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp để kinh doanh đạt lợi nhuận cao. Công ty nên vận dụng những biện pháp như:
Một là: Đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại với giá cả phù hợp với tiềm lực tài chính của Cơng ty (thời gian khấu hao ngắn, chi phí duy tu, bảo dưỡng thấp) để nhanh chóng đi vào ổn định đạt hiệu quả cao phục vụ cho việc thi cơng được các cơng trình lớn, khó.
Hai là: Nâng cao chất lượng cơng tác duy tu, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng như các tài sản cố định khác nhằm tăng tuổi thọ, độ tin cậy của máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những gián đoạn trong q trình thi cơng cơng trình.
Tính cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
Ngày nay, công nghệ thơng tin giữ vai trị rất quan trọng trong phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh xây dựng phần cứng (kỹ thuật), các doanh nghiệp cần quan tâm đến hoàn thiện phần mềm (nội dung) của trang Web nhằm đảm bảo thông tin trên mạng được đầy đủ, kịp thời và chính xác. Đồng thời, các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng mạng Internet phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh thông qua việc thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của thị trường, khách hàng trên mạng để kịp thời đề ra những chính sách thích hợp. Cơng ty cần tiến hành những biện pháp sau:
Thứ nhất: Chủ động thiết lập mạng thương mại điện tử để giải quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh trong q trình sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, Cơng ty nên áp dụng mạnh mẽ mạng lưới Internet thông qua việc cập nhật thường xuyên những thông tin liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty.
Thứ hai: Tổ chức tốt hệ thống thông tin nội bộ của Công ty, xây dựng các ngân hàng dữ liệu phục vụ hoạt động kinh doanh, mua bán... Cơng việc này địi hỏi sự thiết kế tổng thể bao gồm từ các biểu mẫu báo cáo, cách thức lưu trữ, truy cập và xử lý thông tin đến các phương tiện lưu giữ và truyền tải thông tin.