3.3 Đặc điểm địa hóa
3.3.1 Đặc điểm nguyên tố chính
Dựa vào biểu đồ AFM (Irvine và Baragar 1971) hình 3.5, các đá mafic-siêu mafic khối Khuổi Giàng hầu hết thuộc loạt tholeit và có 2 mẫu thuộc loạt kiềm vôi trong khi đó tất cả các mẫu đá mafic-siêu mafic khối Suối Củn đều thuộc vào loạt tholeiit. Trên biểu đồ phân loại TAS (Cox và nnk, 1979), các mẫu trong khối Khuổi
Giàng từ mafic đến siêu mafic nằm trong cả 2 trƣờng kiềm và siêu kiềm/tholeiit trong khi đó các đá khối siêu mafic Suối Củn nằm trong trƣờng siêu kiềm/ tholeiit (hình 3.6). Dựa vào biều đồ Middlemost (1985), các đá khối Khuổi Giàng nằm trong cả trong trƣờng peridotit và trƣờng gabbronorit còn các đá khối Suối Củn nằm trong trƣờng peridotit (hình 3.7). Tuy nhiên, dựa vào biểu đồ phân loại các đá xâm nhập của R1-R2 (De la Roche và nnk, 1980) thì các đá khối Suối Củn nằm trong trƣờng siêu mafic, còn các đá khối Khuổi Giàng lại nằm trong trƣờng gabbro và gabbronorit (hình 3.8).
Các đá siêu mafic có hàm lƣợng TiO2 nằm trong khoảng 0,34-0,62%tl, hàm lƣợng MgO 22,54 - 28,79%tl, hàm lƣợng nhôm (Al2O3=5,09-8,76%tl), hàm lƣợng FeOt từ 12,48-16,59%tl và hàm lƣợng tổng kiềm Na2O+K2O từ 0,37-1,10 %tl. Trong
khi đó hàm lƣợng TiO2, MgO, Al2O3, FeOt và tổng kiềm trong các đá mafic lần lƣợt là: 0,90-1,36% tl; 11,3-15,01% tl; 14,5- 15,01% tl; 8,51-10,94% tl và 1,18-4,22% tl. Đặc trƣng của các đá mafic-siêu mafic ở khu vực nghiên cứu là cao magie, thấp titan, tƣơng đối thấp nhôm và thấp kiềm (bảng 3.11).
Biểu đồ Harker tƣơng quan giữa MgO và các ngun tố chính (hình 3.9) cho thấy: MgO có tƣơng quan nghịch với TiO2, Al2O3, CaO, Na2O, K2O, P2O5 và tƣơng quan thuận với FeOt. Tƣơng quan Na2O/K2O trong các đá nghiên cứu khá biến đổi do có mặt một lƣợng đáng kế phlogopit. Tuy nhiên, so với các xâm nhập siêu mafic và á siêu mafic thuộc các khối gabbro-peridotit phân lớp ở miền Bắc Việt Nam (phức hệ Núi Chúa), các đá siêu mafic và á siêu mafic trong khối nghiên cứu thuộc loại cao titan, cao nhôm và cao kiềm hơn, đặc biệt là kiềm kali khá ổn định (K2O=0,23- 1,68%tl). Trong lherzolit và gabbronorit olivin phức hệ Núi Chúa, hàm lƣợng K2O trung bình chỉ dao động từ 0,1 đến 0,3%tl (Polyakov G. V. và nnk, 1996), còn trong
các đá siêu mafic thuộc tổ hợp ophiolit PZ Sông Mã , hàm lƣợng K2O còn thấp hơn nhiều K2O=0,00-0,08%tl (Ngô Thị Phượng và nnk., 1999).
Hình 3.5: Biểu đồ AFM phân loại các đá mafic-siêu mafic khối Khuổi Giàng (theo Irvine và Baragar 1971) (theo Irvine và Baragar 1971)
Hình 3.6: Biểu đồ TAS phân loại các đá mafic-siêu mafic khối Khuổi Giàng (1979). Ký hiệu như hình 3.5. (1979). Ký hiệu như hình 3.5. Chú giải • Khuổi Giàng ▲ Suối Củn SiO2 Na 2 O+K 2 O
Hình 3.7: Biểu đồ Middlemost phân loại các đá mafic-siêu mafic khối Khuổi Giàng Ký hiệu như hình 3.5.
Hình 3.8: Biểu đồ R1-R2 phân loại các đá mafic-siêu mafic khối Khuổi Giàng (theo De la Roche và nnk 1980). Ký hiệu như hình 3.5. (theo De la Roche và nnk 1980). Ký hiệu như hình 3.5.
SiO2 Na 2 O+K 2 O R1=4Si-11(Na+K)-2(Fe-Ti) R2 =6Ca+2Mg+A l
Hình 3.9: Biểu đồ Harker tương quan MgO với các nguyên tố chính của các đá mafic-siêu mafic khối Khuổi Giàng. Ký hiệu như hình 3.5.