Tổng quan về quận Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm BTEX trong không khí khu vực dân cư thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Chương 1 .TỔNG QUAN

1.9.Tổng quan về quận Hai Bà Trưng

1.9.1. Vị trí địa lý

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đơng Nam trung tâm Thành phố Hà Nội. Quận có vị trí địa lý như sau [8]:

- Phía Bắc giáp quận Hồn Kiếm;

(2.5)

(2.6)

- Phía Đơng giáp sơng Hồng (bên kia sơng là quận Long Biên); - Phía Nam giáp quận Hồng Mai;

- Phía Tây giáp quận Đống Đa và quận Thanh Xuân.

Tính đến hết quí 4 năm 2011, tổng diện tích tự nhiên của quận Hai Bà Trưng là 10,89km2, dân số là 311,2 vạn người, mật độ dân số 30842 người/km2. Quận có 20 đơn vị hành chính cấp phường, 102 đường phố.

Địa bàn quận cơ bản được chia làm hai khu vực khác nhau:

- Khu vực các phường phía Bắc: gồm 08 phường (Lê Đại Hành, Nguyễn Du, Bùi Thị Xn, Ngơ Thì Nhậm, Phố Huế, Đồng Nhân, Phạm Đình Hổ, Đống Mác) được tính từ đường vành đai I (Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân) vào trung tâm. Đây là khu vực các phường được hình thành từ các khu phố cũ từ thời Pháp thuộc. Khu vực này có hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, được đầu tư thường xuyên từ nhiều năm. Hệ thống hạ tầng xã hội, dịch vụ, thương mại phát triển mạnh.

- Khu vực các phường phía Nam: gồm 12 phường (Bạch Đằng. Thanh Lương, Thanh Nhàn, Bạch Mai, Cầu Dền, Quỳnh Mai, Quỳnh Lôi, Trương Định, Bách Khoa, Đồng Tâm, Minh Khai, Vĩnh Tuy): Khu vực này có một số ít tuyến phố cũ được hình thành từ thời Pháp thuộc như phố Bạch Mai, Đại La. Còn lại hầu hết là các khu vực làng xóm, khu dân cư cũ, được hình thành và phát triển qua q trình đơ thị hóa giai đoạn sau này. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn thiếu đồng bộ, nhất là tại các phường Trương Định, Vĩnh Tuy, Thanh Lương… Hệ thống hạ tầng xã hội đang được tập trung phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nhà ở phát triển manh mún chủ yếu trong các ngõ, ngách.

Trên địa bàn quận có các tuyến giao thông quan trọng với các trục giao thơng chính như sau: Đường Giải Phóng (trục QL1A) ở phía Tây, đường Trần Khánh Dư - Nguyễn Khối ở phía Đơng, đường Trương Định - Bạch Mai - Phố Huế; các tuyến đường trục ngang chính là Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt (vành đai I), đường Minh Khai - Đại La (vành đai II). Đây là những tuyến đầu mối giao thông quan trọng nối liền quận Hai Bà Trưng với các tỉnh phía Nam, các quận, huyện của thủ đơ Hà Nội. Với vị trí địa lý như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, chính trị, thương mại, dịch vụ xã hội và giao lưu

văn hoá với các quận, huyện khác của Thành phố Hà Nội nói riêng và các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung.

1.9.2. Địa hình

Quận Hai Bà Trưng thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sơng Hồng, địa hình bằng phẳng, có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Mức chênh lệch độ cao giữa các vùng không đáng kể, độ cao trung bình từ 4 - 10m so với mực nước biển,

Phần lớn diện tích đất trên địa bàn quận là đất phi nông nghiệp; đất nông nghiệp của quận chiếm tỷ lệ thấp (1,46% diện tích tự nhiên), chủ yếu là các ao hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản và trồng rau màu [8]..

1.9.3. Khí hậu

Quận Hai Bà Trưng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đơng khơ lạnh, mưa ít [8].

Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là Đơng Nam. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 10 và thường kết thúc vào tháng 4 năm sau, với đặc điểm là lạnh và khơ, ít mưa; hướng gió thịnh hành là Đơng Bắc. Tháng 4 và tháng 10 được coi như những tháng chuyển tiếp tạo cho địa bàn có 4 mùa: xn, hạ, thu, đơng.

Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 24oC, nhiệt độ tháng cao nhất là 28,8oC, nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) là 15,9oC, nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được là 40oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 4,5oC.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.700 mm, chủ yếu tập Trung vào các tháng 6,7,8 và tháng 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tháng cao nhất 335,29 mm (vào tháng 8), lượng mưa thấp nhất 17,8 mm (vào tháng 12).

Độ ẩm khơng khí hàng năm bình qn 85%, độ ẩm trung bình cao nhất 90% và độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 81%.

1.9.4. Đặc điểm giao thông

Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có ba nút giao thơng quan trọng, trong đó có nút giao thơng Đại La - Minh Khai, Trần Khát Trân - Lò Đúc và Đại Cồ Việt - Trần Khát Trân. Trên dọc các con đường chính thuộc ba nút giao nói trên ln ln có một lượng lớn xe ô tô, xe máy qua lại. Đặc biệt các con đường này

là các tuyến đường phân làn xe ơ tơ cỡ lớn đi từ phía Nam thành phố sang phía Bắc Hà Nội, do vậy lượng xe tải rất lớn. Hơn nữa đây cũng là tuyến đường chính để người dân đi làm, học sinh đi học ở các vùng phía Nam, phía Đông thành phố đi vào trong nội thành làm việc và lượng lớn người dân đi làm, học sinh đi học trong nội thành đi ra ngoại thành làm việc. Với các lý do đó, ba nút giao thơng này thường xuyên tắc đường vào giờ cao điểm. Với mật độ giao thông lớn như vậy, về lý thuyết thì khơng khí tại nút giao thơng và khu vực quanh nút giao thông sẽ bị ơ nhiễm bởi khói bụi giao thông; cho đến nay ba nút giao thông đã nêu trên chưa thấy có các nghiên cứu đánh giá về ô nhiễm bụi và BTEX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm BTEX trong không khí khu vực dân cư thuộc quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 35 - 39)